Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG năm 2020 môn Sinh học - Trường THPT Lê Lợi

15/04/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 188020

Mạch rây được cấu tạo từ những thành phần nào sau đây?

  • A. Các quản bào và ống rây. 
  • B. Mạch gỗ và tế bào kèm.
  • C. Ống rây và mạch gỗ.
  • D. Ống rây và tế bào kèm.
Câu 2
Mã câu hỏi: 188021

Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức nào sau đây?

  • A. Tiêu hoá nội bào.
  • B. Tiêu hoá ngoại bào.
  • C. Tiêu hoá ngoại bào và nội bào.
  • D. Túi tiêu hoá.
Câu 3
Mã câu hỏi: 188022

Nucleotit không phải là đơn phân cấu trúc nên loại phân tử nào sau đây?

  • A. ADN.
  • B. mARN.
  • C. tARN. 
  • D. protein.
Câu 4
Mã câu hỏi: 188023

Loại phân tử nào sau đây không có liên kết hidro?

  • A. ADN.
  • B. mARN. 
  • C. tARN.
  • D. rARN.
Câu 5
Mã câu hỏi: 188024

Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào?

  • A. Đột biến gen.
  • B. Đột biến đa bội. 
  • C. Đột biến đảo đoạn.
  • D. Đột biến lặp đoạn.
Câu 6
Mã câu hỏi: 188025

Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Thể một của loài này có bao nhiêu NST?

  • A. 25
  • B. 12
  • C. 23
  • D. 36
Câu 7
Mã câu hỏi: 188026

Sự phân li của cặp gen Aa diễn ra vào kì nào của quá trình giảm phân?

  • A. Kì đầu của giảm phân 1.
  • B. Kì cuối của giảm phân 2.
  • C. Kì đầu của giảm phân 2.
  • D. Kì sau của giảm phân 1.
Câu 8
Mã câu hỏi: 188027

Phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1:2:1?

  • A. \(\frac{{\underline {{\rm{AB}}} }}{{{\rm{Ab}}}} \times \frac{{\underline {{\rm{AB}}} }}{{{\rm{Ab}}}}\)
  • B. \(\frac{{\underline {{\rm{Ab}}} }}{{{\rm{aB}}}} \times \frac{{\underline {{\rm{AB}}} }}{{{\rm{ab}}}}\)
  • C. \(\frac{{\underline {{\rm{AB}}} }}{{{\rm{Ab}}}} \times \frac{{\underline {{\rm{Ab}}} }}{{{\rm{Ab}}}}\)
  • D. \(\frac{{\underline {{\rm{AB}}} }}{{{\rm{ab}}}} \times \frac{{\underline {{\rm{aB}}} }}{{{\rm{ab}}}}\)
Câu 9
Mã câu hỏi: 188028

Thường biến có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Làm biến đổi kiểu hình mà không làm biến đổi kiểu gen.
  • B. Làm biến đổi kiểu gen mà không làm biến đổi kiểu hình.
  • C. Làm biến đổi kiểu gen dẫn tới làm biến đổi kiểu hình.
  • D. Là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
Câu 10
Mã câu hỏi: 188029

Biết không xảy ra đột biến, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, ở đời con của phép lai nào sau đây có tỷ lệ kiểu hình của giới đực khác với tỉ lệ kiểu hình của giới cái?

  • A. XAXA × XAY. 
  • B. XAXa × XaY. 
  • C. XaXa × XaY.
  • D. XaXa × XAY.
Câu 11
Mã câu hỏi: 188030

Một quần thể có tỉ lệ kiểu gen: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. Tần số alen A là;

  • A. 0,5.
  • B. 0,3.
  • C. 0,4.
  • D. 0,6.
Câu 12
Mã câu hỏi: 188031

Phép lai nào sau đây được sử dụng để tạo ra những cơ thể lai có nguồn gen rất khác xa nhau?

  • A. Dung hợp tế bào trần khác loài.
  • B. Lai phân tích.
  • C. Lai thuận nghịch.
  • D. Lai khác dòng.
Câu 13
Mã câu hỏi: 188032

Trong tự nhiên, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài sinh sản hữu tính là;

  • A. Địa lí – sinh thái. 
  • B. Hình thái.
  • C. Sinh lí – hóa sinh.
  • D. Cách li sinh sản.
Câu 14
Mã câu hỏi: 188033

Trong lịch sử phát triển của sự sống trên Trái Đất, bò sát cổ ngự trị ở kỉ nào sau đây?

  • A. Kỉ Jura.
  • B. Kỉ Krêta.
  • C. Kỉ Pecmi.
  • D. Kỉ Cacbon.
Câu 15
Mã câu hỏi: 188034

Trong quần thể, kiểu phân bố thường hay gặp nhất là;

  • A. phân bố ngẫu nhiên.
  • B. phân bố theo nhóm.
  • C. phân bố đồng đều.
  • D. phân tầng.
Câu 16
Mã câu hỏi: 188035

Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào thường có sự phân tầng mạnh nhất?

  • A. Quần xã rừng lá rộng ôn đới. 
  • B. Quần xã đồng rêu hàn đới.
  • C. Quần xã đồng cỏ.
  • D. Quần xã đồng ruộng có nhiều loài cây.
Câu 17
Mã câu hỏi: 188036

Các chất hữu cơ trong cây chủ yếu đuợc tạo nên từ chất nào sau đây?

  • A. H2O và CO2
  • B. Nitơ phân tử (N2).
  • C. Chất khoáng.
  • D. Ôxi từ không khí.
Câu 18
Mã câu hỏi: 188037

Tại sao phổi của chim bồ câu có kích thước rất nhỏ so với phổi của chuột nhưng hiệu quả trao đổi khí của bồ câu lại cao hơn hiệu quả trao đổi khí của chuột?

  • A. Vì chim có đời sống bay lượn nên lấy được các khí ở trên cao sạch và có nhiều oxi hơn.
  • B. Vì chim có đời sống bay lượn nên cử động cánh chim giúp phổi chim co giãn tốt hơn.
  • C. Vì phổi chim có hệ thống ống khí trao đổi khí trực tiếp với các tế bào phổi còn phổi chuột có các phế nang phải trao đổi khí qua hệ thống mao mạch nên trao đổi khí chậm hơn.
  • D. Vì hệ thống hô hấp của chim gồm phổi và hệ thống túi khí, hô hấp kép và không có khí cặn.
Câu 19
Mã câu hỏi: 188038

Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên nhiễm sắc thể?

  • A. Đột biến mất đoạn. 
  • B. Đột biến gen.
  • C. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ.
  • D. Đột biến đảo đoạn ngoài tâm động.
Câu 20
Mã câu hỏi: 188039

Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Trên mỗi phân tử ADN của sinh vật nhân thực chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi ADN.
  • B. Enzym ADN pôlimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.
  • C. ADN của ti thể và ADN ở trong nhân tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau.
  • D. Tính theo chiều tháo xoắn, mạch mới bổ sung với mạch khuôn có chiều 5’ – 3’ được tổng hợp gián đoạn.
Câu 21
Mã câu hỏi: 188040

Một loài động vật, tiến hành lai thuận và lai nghịch cho kết quả như sau:

Lai thuận: ♂ Mắt đỏ × ♀ Mắt trắng → F1 có 100% cá thể mắt trắng.

Lai nghịch: ♂ Mắt trắng × ♀ Mắt đỏ → F1 có 100% cá thể mắt đỏ.

Nếu cho con đực F1 ở phép lai nghịch giao phối với con cái F1 ở phép lai thuận, thu được F2. Theo lí thuyết, số cá thể mắt trắng ở F2 chiếm tỉ lệ:

  • A. 0%.
  • B. 25%. 
  • C. 50%.
  • D. 100%.
Câu 22
Mã câu hỏi: 188041

Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Là phương thức hình thành loài chủ yếu gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật.
  • B. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật.
  • C. Quá trình hình thành loài thường trải qua một quá trình lịch sử lâu dài.
  • D. Loài mới và loài gốc thường sống ở cùng một khu vực địa lí.
Câu 23
Mã câu hỏi: 188042

Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Tất cả các nhân tố của môi trường có ảnh hưởng đến sinh vật thì đều được gọi là nhân tố hữu sinh.
  • B. Chỉ có mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác thì mới được gọi là nhân tố hữu sinh.
  • C. Nhân tố hữu sinh bao gồm mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và thế giới hữu cơ của môi trường.
  • D. Những nhân tố vật lý, hóa học có ảnh hưởng đến sinh vật thì cũng được xếp vào nhân tố hữu sinh.
Câu 24
Mã câu hỏi: 188043

Diễn thế nguyên sinh có bao nhiêu đặc điểm sau đây?

I. Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.

II. Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.

III. Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.

IV. Kết quả cuối cùng thường sẽ hình thành quần xã đỉnh cực.

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 4
Câu 25
Mã câu hỏi: 188044

Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện tái bản 3 lần liên tiếp tạo ra 60 phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 2 lần nữa. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Ban đầu có 20 phân tử ADN.
  • B. Số mạch polinucleotit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 500.
  • C. Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 180.
  • D. Số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 140.
Câu 26
Mã câu hỏi: 188045

Một loài thực vật, cặp nhiễm sắc thể số 1 chứa cặp gen Aa; cặp nhiễm sắc thể số 2 chứa cặp gen Bb. Giả sử trong quá trình giảm phân, ở một số tế bào có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân 1, giảm phân 2 diễn ra bình thường thì cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử có kiểu gen:

  • A. Aab, AaB, AB, Ab, aB, ab, B, b.
  • B. AAB, aaB, AAb, aab, B, b.
  • C. ABb, aBb, A, a.
  • D. ABB, Abb, aBB, abb, A, a.
Câu 27
Mã câu hỏi: 188046

Một cơ thể đực có kiểu gen AaBb tiến hành giảm phân tạo giao tử. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Nếu chỉ có 3 tế bào giảm phân thì tối thiểu sẽ cho 4 loại giao tử.
  • B. Nếu chỉ có 1 tế bào giảm phân không thì chỉ sinh ra 2 loại giao tử.
  • C. Nếu chỉ có 3 tế bào giảm phân thì có thể sẽ sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1.
  • D. Nếu chỉ có 5 tế bào giảm phân tạo ra 4 loại giao tử thì các loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau.
Câu 28
Mã câu hỏi: 188047

Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, không phát sinh đột biến. Tiến hành phép lai ♂AaBbDd ×♀aaBbDD, thu được F1. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Đời F1 có 32 kiểu tổ hợp giao tử.
  • B. Ở F1, kiểu hình trội về tất cả các tính trạng chiếm tỉ lệ 3/8.
  • C. F1 có 8 loại kiểu hình và 12 kiểu gen.
  • D. Có 6 kiểu gen quy định kiểu hình trội về cả 3 tính trạng.
Câu 29
Mã câu hỏi: 188048

Khi nói về vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi (quần thể thích nghi), có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chọn lọc tự nhiên có vai trò hình thành các kiểu gen thích nghi, qua đó tạo ra các kiểu hình thích nghi.

II. Chọn lọc tự nhiên có vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi đã có sẵn trong quần thể.

III. Chọn lọc tự nhiên có vai trò tạo ra tổ hợp gen thích nghi, sàng lọc và loại bỏ cá thể có kiểu hình không thích nghi.

IV. Chọn lọc tự nhiên có vai trò làm tăng sức sống và tăng khả năng sinh sản của những cá thể có kiểu hình thích nghi.

  • A. 3
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 4
Câu 30
Mã câu hỏi: 188049

Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài đều dẫn tới làm hại cho loài.

II. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản.

III. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

IV. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp gây ra sự chọn lọc tự nhiên.

V. Khi mật độ cao và nguồn sống khan hiếm, các cá thể cùng loài có khuynh hướng cạnh tranh nhau để giành thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản.

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 2
Câu 31
Mã câu hỏi: 188050

Có bao nhiêu ví dụ sau đây phản ánh mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm?

I. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm, chim ăn cá.

II. Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ.

III. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của các sinh vật xung quanh.

IV. Cú và chồn cùng sống trong rừng, cùng bắt chuột làm thức ăn.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 32
Mã câu hỏi: 188051

Giả sử một quần xã có lưới thức ăn gồm 7 loài được kí hiệu là: A, B, C, D, E, G, H. Trong đó loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn này?

I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 bậc dinh dưỡng.

II. Có tổng số 11 chuỗi thức ăn.

III. Nếu loại bỏ bớt cá thể của loài A thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể.

IV. Nếu loài A bị nhiễm độc ở nồng độ thấp thì loài H sẽ bị nhiễm độc ở nồng độ cao hơn so với loài A.

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 2
Câu 33
Mã câu hỏi: 188052

Ở một loài thực vật, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Khi ở trạng thái dị hợp, alen đột biến có thể được biểu hiện thành kiểu hình.

II. Đột biến gen có thể được phát sinh khi ADN nhân đôi hoặc khi gen phiên mã.

III. Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì đột biến gen làm thay đổi vật chất di truyền của tế bào.

IV. Trong cùng một tế bào, khi có tác nhân đột biến thì tất cả các gen đều có tần số đột biến như nhau.

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 1
Câu 34
Mã câu hỏi: 188053

Một loài có bộ NST 2n = 22. Giả sử có một thể đột biến ở 4 cặp NST, trong đó cặp số 1 bị đột biến mất đoạn ở 1 NST, cặp số 3 bị đột biến đảo đoạn ở 1 NST; cặp số 5 có 1 NST được chuyển đoạn sang 1 NST của cặp số 7. Nếu quá trình giảm phân diễn ra bình thường thì có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Giao tử không bị đột biến chiếm tỉ lệ 1/16.

II. Giao tử đột biến chiếm tỉ lệ 15/16.

III. Loại giao tử bị đột biến ở 1 NST chiếm 1/4.

IV. Loại giao tử bị đột biến ở 3 NST chiếm 1/4.

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 2
  • D. 1
Câu 35
Mã câu hỏi: 188054

Một loài thực vật, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây đời P giao phấn thu được F1 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có 4 loại kiểu hình, trong đó có 16% cây thân cao, hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến xảy ra hoán vị gen ở cả đực và cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu cho F1 lai phân tích thì sẽ thu được Fa có 20% số cây thân cao, hoa trắng.

II. Trong quá trình phát sinh giao tử của cơ thể F1 đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.

III. Lấy ngẫu nhiên một cây thân thấp, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 1/3.

IV. Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa đỏ ở F2, xác suất thu được cây thuần chủng là 2/7.

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 1
Câu 36
Mã câu hỏi: 188055

Ở một loài thú, cho con đực mắt đỏ, đuôi ngắn giao phối với con cái mắt đỏ, đuôi ngắn (P), thu F1 được có tỷ lệ kiểu hình: 20 con cái mắt đỏ, đuôi ngắn : 9 con đực mắt đỏ, đuôi dài : 9 con đực mắt trắng, đuôi ngắn : 1 con đực mắt đỏ, đuôi ngắn : 1 con đực mắt trắng, đuôi dài. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Màu sắc mắt di truyền liên kết với giới tính, hai tính trạng trên di truyền độc lập.

II. Kiểu gen của P là XABXab × XABY.

III. Ở F1, con cái dị hợp 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 0,025

IV. Lấy ngẫu nhiên một con cái F1, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 5%.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 37
Mã câu hỏi: 188056

Xét một cơ thể đực có kiểu gen \(\frac{{{\rm{AbDeGH}}}}{{{\rm{aBdEGH}}}}\) tiến hành giảm phân tạo giao tử. Giả sử trong quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng ở tất cả các tế bào đều có hoán vị gen. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có 2 tế bào giảm phân tạo ra tối đa 6 loại giao tử.

II. Có 9 tế bào giảm phân tạo ra tối đa 16 loại giao tử.

III. Có 2 tế bào giảm phân và mỗi tế bào chỉ có trao đổi chéo tại 1 điểm thì tạo ra tối đa 6 loại giao tử.

IV. Có 9 tế bào giảm phân và mỗi tế bào chỉ có trao đổi chéo tại 1 điểm thì tạo ra tối đa 8 loại giao tử.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 38
Mã câu hỏi: 188057

Ở một loài động vật, khi cho 2 cá thể đều có thân cao, lông đen nhưng có kiểu gen khác nhau giao phối với nhau, thu được F1 có 4 kiểu hình, trong đó có 4% cá thể thân cao, lông đen thuần chủng. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen nằm trên NST thường, không xảy ra đột biến nhưng có hoán vị gen ở hai giới với tần số bằng nhau. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Lấy ngẫu nhiên một cá thể thân cao, lông trắng ở F1, xác suất thu được cá thể dị hợp là 9/16.

II. Lấy ngẫu nhiên một cá thể thân cao, lông đen ở F1, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 2/27.

III. Lấy ngẫu nhiên một cá thể thân cao, lông đen ở F1, xác suất thu được cá thể dị hợp 2 cặp gen là 8/27.

IV. Lấy ngẫu nhiên một thân cao, lông đen ở F1, xác suất thu được cá thể dị hợp 1 cặp gen là 36/59.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 39
Mã câu hỏi: 188058

Ở một loài ngẫu phối, xét gen A nằm trên NST thường có 4 alen (A1, A2, A3, A4). Tần số alen A1 là 0,625, các alen còn lại có tần số bằng nhau. Biết rằng quần thể đang cân bằng di truyền, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tần số alen A3 = 0,125.

II. Quần thể có tối đa 6 kiểu gen dị hợp về gen A

III. Các kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 43,75%.

IV. Các kiểu gen dị hợp về gen A1 chiếm tỉ lệ 46,875%.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 40
Mã câu hỏi: 188059

Phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền phân li độc lập với nhau, mỗi bệnh do một gen quy định. Biết không xảy ra đột biến ở tất cả mọi người trong phả hệ.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có thể xác định được kiểu gen của 9 người.

II. Xác suất để cặp vợ chồng 15-16 sinh con đầu lòng bị cả hai bệnh là 1/36.

III. Xác suất để cặp vợ chồng 15-16 sinh con đầu lòng chỉ bị một bệnh là 5/18.

IV. Xác suất để cặp vợ chồng 15-16 sinh con đầu lòng là gái và không bị bệnh là 25/72.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ