Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Hóa năm 2020 Trường THPT Thanh Miện

13/07/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 281344

Hỗn hợp X gồm 0,1 mol một α -amino axit no, mạch hở A chứa 1 nhóm -NH2, 1 nhóm -COOH và 0,025 mol pentapeptit mạch hở cấu tạo từ A. Đốt cháy hỗn hợp X cần a mol O2,sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 1 lít dung dịch NaOH 1,2M thu được dung dịch Y. Rót từ từ dung dịch chứa 0,8a mol HCl vào dung dịch Y thu được 14,448 lít CO2 (đktc). Đốt 0,01a mol đipeptit mạch hở cấu tạo từ A cần V lít O2 (đktc). Giá trị của V là:

  • A. 2,5760.   
  • B. 2,7783.   
  • C. 2,2491.  
  • D. 2,3520.
Câu 2
Mã câu hỏi: 281345

Điện phân dung dịch chứa AgNO3 với điện cực trơ trong thời gian t (s), cường độ dòng điện 2A thu được dung dịch X. Cho m gam bột Mg vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,336 gam hỗn hợp kim loại, 0,112 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO và N2O có tỉ khối đối với H2 là 19,2 và dung dịch Y chứa 3,04 gam muối. Cho toàn bộ hỗn hợp bột kim loại trên tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,112 lít khí H2 (đktc). Giá trị của t là:

  • A. 2267,75.   
  • B. 2895,10.   
  • C. 2316,00.    
  • D. 2219,40.
Câu 3
Mã câu hỏi: 281346

Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320 ml dung dịch KHSO1M. Sau phản ứng, thu được dung dịch Y chứa 59,04 gam muối trung hòa và 896 ml NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Y vừa phản ứng vừa đủ với 0,44 mol NaOH. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A. 73.     
  • B. 18.    
  • C. 63. 
  • D. 20.
Câu 4
Mã câu hỏi: 281347

Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH (dư) thì có tối đa 2,80 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 6,62 gam hỗn hợp ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là

  • A. 3,14 gam.    
  • B. 3,90 gam.   
  • C. 3,84 gam.  
  • D. 2,72 gam.
Câu 5
Mã câu hỏi: 281348

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

  • A. CrO3 có tính oxi hóa. 
  • B. CrO có tính lưỡng tính.
  • C. H2CrO4 là chất rắn, màu vàng.   
  • D. CrO3 không tan trong nước.
Câu 6
Mã câu hỏi: 281349

Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO3/NH3, giả sử hiệu suất phản ứng là 75% thấy Ag kim loại tách ra. Khối lượng Ag kim loại thu được là:

  • A. 16,2 gam    
  • B. 21,6 gam.   
  • C. 24,3 gam         
  • D. 32,4 gam
Câu 7
Mã câu hỏi: 281350

Cho 20 gam  hỗn hợp 3 amin: Metyl amin, etyl amin, propyl amin tác dụng  vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch  thu được 31,68 g muối khan. Giá trị của V là:

  • A. 240 ml         
  • B. 320 ml
  • C. 120 ml    
  • D. 160 ml
Câu 8
Mã câu hỏi: 281351

Thủy phân a gam hỗn hợp A gồm 1 tetrapeptit X và 1 pentapeptit Y (XY đều hở chứa đồng thời Glyxin và Alanin trong phân tử) bằng 1 lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sản phẩm cho (a + 31,6) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng 1 lượng oxi vừa đủ, thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi B gồm CO2, H2O và N2. Dẫn B đi qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 112,08 gam so với ban đầu và có 9,856 lít khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp A là

  • A. 46,94%.      
  • B. 58,92%.     
  • C. 35,37%.    
  • D. 50,92%.
Câu 9
Mã câu hỏi: 281352

Hỗn hợp X khối lượng 36,6 gam gồm CuO, FeO và kim loại M (trong đó số mol của M bằng tổng số mol của hai oxit). Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 dư thấy có 2,44 mol HNO3 tham gia phản ứng thu được 162,12 gam muối và 6,272 lít (đktc) khí NO duy nhất. % khối lượng của M trong X gần với giá trị nào sau đây nhất?

  • A. 28%        
  • B. 26%    
  • C. 325       
  • D. 39%
Câu 10
Mã câu hỏi: 281353

Hỗn hợp E chứa Gly và một hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C4H12O4N2 tỷ lệ mol tương ứng là 2:1. Cho 3,02 gam E tác dụng (vừa đủ) với dung dịch chứa NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan gồm hỗn hợp 2 muối và một chất khí là chất hữu cơ có khả năng làm xanh giấy quỳ ẩm. Giá trị của m có thể là:

  • A. 3,59 hoặc 3,73    
  • B. 3,28    
  • C. 3,42 hoặc 3,59   
  • D. 3,42
Câu 11
Mã câu hỏi: 281354

Thủy phân 51,3 gam saccarozơ trong 100 ml dung dịch HCl 1M với hiệu suất 60%. Trung hòa lượng axit bằng NaOH vừa đủ rồi cho AgNO3/NH3 (vừa đủ) vào, sau khi các phản ứng hoàn toàn thấy xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là:

  • A. 38,88      
  • B. 53,23      
  • C. 32,40     
  • D. 25,92
Câu 12
Mã câu hỏi: 281355

Cho m gam hỗn X gồm Fe và Al tan hoàn toàn trong 1,2 lít dung dịch HCl 1M ( dư), thu được dung dịch Y và thoát ra 10,752 lít H2 ( đktc). Mặt khác cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 14,112 lít SO2 ( đktc, sản phẩm khử duy nhất của S+6). Thêm 0,1 mol NaNO3 vào dung dịch Y, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z và thoát ra V lít khí NO ( đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5). Khối lượng muối có trong Z là

  • A. 67,4 gam.   
  • B. 67,47 gam.  
  • C. 82,34 gam. 
  • D. 72,47 gam.
Câu 13
Mã câu hỏi: 281356

Hòa tan 5,73 gam hỗn hợp X gồm NaH2PO4, Na2HPO4 và Na3PO4 vào nước dư thu được dung dịch Y. Trung hòa hoàn toàn Y cần 75 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Z. Khối lượng kết tủa thu được khi cho Z tác dụng hết với dung dịch AgNO3 dư là

  • A. 12,57 gam. 
  • B. 16,776 gam. 
  • C. 18,855 gam.    
  • D. 18,385 gam.
Câu 14
Mã câu hỏi: 281357

Cho 102,96 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)3, Cu tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 1,2 mol H2SO4 (loãng) thì thu được khí NO sản phẩm khử duy nhất và dung dịch Y chỉ chứa 2 muối. Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m có thể là

  • A. 160 kg.   
  • B. 430 kg.    
  • C. 103,2 kg. 
  • D. 113,52 kg.
Câu 15
Mã câu hỏi: 281358

Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X có thể là:

  • A. (H2N)2C3H5COOH    
  • B. H2NC2H3(COOH)2
  • C. H2NC3H6COOH      
  • D. H2NC3H5(COOH)2
Câu 16
Mã câu hỏi: 281359

Cho 1,368 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng vừa hết với dung dịch HCl các phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thu được hỗn hợp 2 muối trong đó khối lượng của FeCl2 là 1,143 gam. Dung dịch Y có thể hòa tan được tối đa bao nhiêu gam Cu?

  • A. 0,216 gam     
  • B. 1,836 gam       
  • C. 0,288 gam    
  • D. 0,432 gam
Câu 17
Mã câu hỏi: 281360

Cho các chất và dung dịch sau: Zn, dung dịch Fe(NO3)3, Fe2O3, dung dịch HCl, dung dịch AgNO3. Trộn từng cặp chất và dung dịch với nhau từng đôi một, ở nhiệt độ thường. Số cặp xảy ra phản ứng oxi hóa khử là

  • A. 6
  • B. 5
  • C. 3
  • D. 4
Câu 18
Mã câu hỏi: 281361

Cho 5,1 gam hỗn hợp bột gồm Mg và Al có tỉ lệ mol 1:1 vào 450 ml dung dịch chứa AgNO3 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có m gam rắn xuất hiện. Giá trị của m là

  • A. 21,6          
  • B. 48,6     
  • C. 49,05       
  • D. 49,2
Câu 19
Mã câu hỏi: 281362

Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là

  • A. 0,65 mol         
  • B. 0,55 mol     
  • C. 0,50 mol    
  • D. 0,70 mol
Câu 20
Mã câu hỏi: 281363

Cho 18,5 gam chất hữu cơ X (có công thức phân tử C3H11N3O6) tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M tạo thành nước, một chất hữu cơ đa chức bậc một và m gam hỗn hợp các muối vô cơ. Giá trị của m là:

  • A. 23,10         
  • B. 24,45     
  • C. 21,15   
  • D. 19,10
Câu 21
Mã câu hỏi: 281364

Thí nghiệm hóa học nào sau đây không sinh ra chất khí?

  • A. Cho kim loại Ba vào dung dịch H2O.
  • B. Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaOH và đun nóng. 
  • C. Cho Cu vào dung dịch HCl.
  • D. Cho Na2CO3 vào lượng dư dung dịch H2SO4.
Câu 22
Mã câu hỏi: 281365

Tiến hành các thí nghiệm sau:

a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.

b) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng dư.

c) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH dư.

d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch K2SO4.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là

  • A. 2
  • B. 1
  • C. 3
  • D. 4
Câu 23
Mã câu hỏi: 281366

Dẫn hỗn hợp khí CO2, qua dung dịch KOH dư, thu được dung dịch X, số chất tan có trong dung dịch X là

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 1
  • D. 4
Câu 24
Mã câu hỏi: 281367

Thực hiện các thí nghiệm sau: 

(1) Cho kim loại Mg vào dung dịch FeCl2.

(2) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.

(3) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.

(4) Cho khí H2 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng.

(5) Cho khí CO đi qua ống đựng bột Al2O3 nung nóng.

Các thí nghiệm thu được kim loại khi kết thúc các phản ứng là

  • A. (1), (2), (3), (4).     
  • B. (1), (3), (4).     
  • C. (2), (5).    
  • D. (1), (3), (4), (5).
Câu 25
Mã câu hỏi: 281368

Cho 22,05g axit glutamic (H2NC3H5(COOH)2) vào 175ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được là:

  • A. 25,80gam      
  • B. 49,125gam     
  • C. 34,125gam      
  • D. 20,475gam
Câu 26
Mã câu hỏi: 281369

Cho m gam Al tan hoàn toàn vào dung dịch chứa y mol HCl thu được dung dịch Z chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Z thì đồ thị biểu diễn lượng kết tủa phụ thuộc vào lượng OH- như sau:

Giá trị của m là

  • A. 20,25.         
  • B. 32,4.       
  • C. 26,1.   
  • D. 27,0.
Câu 27
Mã câu hỏi: 281370

Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48g muối khan của các amino axit đều có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2 trong phân tử. Giá trị của m là:

  • A. 54,30g       
  • B. 66,00g     
  • C. 51,72g     
  • D. 44,48g
Câu 28
Mã câu hỏi: 281371

Hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị x, y tương ứng là

  • A. 8 và 1,0     
  • B. 8 và 1,5     
  • C. 7 và 1,5   
  • D. 7 và 1,0
Câu 29
Mã câu hỏi: 281372

Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic 2 chức, no, mạch hở ; hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một đieste tạo bởi axit và hai ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn 4,84g X thu được 7,26g CO2 và 2,70g H2O. Mặt khác, đun nóng 4,84g X trên với 80 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thêm vừa đủ 10 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng NaOH dư thì thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được m gam muối khan, đồng thời thu được 896 ml hỗn hợp ancol (đktc) có tỷ khối hơi so với H2 là 19,5. Giá trị của m là:

  • A. 4,595   
  • B. 4,995    
  • C. 5,180   
  • D. 5,765
Câu 30
Mã câu hỏi: 281373

Cho 6 hợp chất (nếu là chất hữu cơ thì có cấu tạo mạch hở) ứng với công thức phân tử lần lượt là: CH4O, CH2O, CH2O2, C2H7NO2 (muối của amin), CH5NO3, CH8N2O3. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH, đun nóng là

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 3
  • D. 6
Câu 31
Mã câu hỏi: 281374

Hấp thụ hoàn toàn 0,336 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

  • A. 2,31 gam   
  • B. 2,44 gam   
  • C. 2,58 gam   
  • D. 2,22 gam
Câu 32
Mã câu hỏi: 281375

Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Kim loại có độ cứng lớn nhất là Cr.
  • B. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.
  • C. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.
  • D. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.
Câu 33
Mã câu hỏi: 281376

Thực hiện các thí nghiệm sau:

a) Cho Al vào dung dịch HCl

b) Cho Cu vào dung dịch AgNO3

c) Cho Ba vào H2O

d) Cho Au vào dung dịch HNO3 đặc, nóng.

Trong các thí nghiệm trên số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:

  • A. 1
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 2
Câu 34
Mã câu hỏi: 281377

Xà phòng hóa hoàn toàn 7,4 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là?

  • A. 4,8.     
  • B. 3,2    
  • C. 6,8         
  • D. 5,2
Câu 35
Mã câu hỏi: 281378

Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là

  • A. 8,96 lít   
  • B. 17,92 lít        
  • C. 6,72 lít        
  • D. 11,2 lít
Câu 36
Mã câu hỏi: 281379

Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni, số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 4
Câu 37
Mã câu hỏi: 281380

Dung dịch X gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ mol. Lấy một lượng hỗn hợp gồm 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe cho vào 100 ml dung dịch X ; phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y chứa 3 kim loại. Cho Y vào HCl dư thu được 0,07g khí. Nồng độ của 2 muối là

  • A. 0,42M        
  • B. 0,4M    
  • C. 0,45M   
  • D. 0,3M
Câu 38
Mã câu hỏi: 281381

Hòa tan hết 4,6 gam Natri trong 100 ml dung dịch HCl 0,5M thu được H2 và dung dịch X. Cô cạn X được số gam chất rắn là

  • A. 8,925 gam    
  • B. 10,2 gam  
  • C. 11,7 gam 
  • D. 8 gam
Câu 39
Mã câu hỏi: 281382

Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ trong 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X (bằng NaOH), thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa . Giá trị của m là

  • A. 43,20.    
  • B. 46,07.   
  • C. 21,60. 
  • D. 24,47.
Câu 40
Mã câu hỏi: 281383

Lên men 90 kg glucozơ thu được V lít ancol etylic (D = 0,8 g/ml) với hiệu suất của quá trình lên men là 80%. Giá trị của V là

  • A. 23,0  
  • B. 46,0      
  • C. 71,9     
  • D. 57.5

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ