Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPTQG năm 2018 môn Vật lý - THPT Thuận Thành 1 - Bắc Ninh

13/07/2022 - Lượt xem: 23
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 277394

Sóng ngang có tần số f truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài, với tốc độ 3 m/s. Xét hai điểm M và N nằm trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau một khoảng x. Đồ thị biểu diễn li độ sóng của M và N cùng theo thời gian t như hình vẽ. Biết t1= 0,05 s. Tại thời điểm t2, khoảng cách giữa hai phần tử chất lỏng tại M và N có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây? 

  • A. \(\sqrt {19} \,cm\)
  • B. \(\sqrt {21} \,cm\)
  • C. \(\sqrt {20} \,cm\)
  • D. \(\sqrt {18} \,cm\)
Câu 2
Mã câu hỏi: 277395

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng, cuộn thứ cấp của máy được nối với biến trở R bằng dây dẫn có điện trở không đổi R0. Gọi cường độ dòng điện qua cuộn sơ cấp là I, điện áp hiệu dụng ở hai đầu biến trở là U. Khi giá trị R tăng thì

  • A. I tăng, U tăng.
  • B.  I giảm, U tăng.
  • C. I giảm, U giảm. 
  • D.  I tăng, U giảm
Câu 3
Mã câu hỏi: 277396

Hai nguồn kết hợp A,B cách nhau 16 cm đang cùng dao động vuông góc với mặt nước theo phương trình:x = acos (50πt) cm. Tốc độ sóng trên mặt nước là 1 m/s. Trên đường thẳng xx’ song song với AB, cách AB một khoảng 8 cm, gọi C là giao điểm của xx’ với đường trung trực của AB. Khoảng cách ngắn nhất từ C đến điểm dao động với biên độ cực tiểu nằm trên xx’ có giá trị gần nhất là

  • A. 1,50 cm. 
  • B.  1,42 cm. 
  • C. 2,15 cm.  
  • D. 2,25 cm.
Câu 4
Mã câu hỏi: 277397

Một điểm sáng S đặt trên trục chính của một thấu kính có tiêu cự 20 cm, cách màn ảnh M một khoảng không đổi 90 cm. Dịch chuyển thấu kính dọc theo trục chính, trong khoảng giữa S và M sao cho trên M thu được vùng sáng tròn có diện tích nhỏ nhất, khi đó khoảng cách từ S đến thấu kính là

  • A. 30 cm.    
  • B. 60 cm.            
  • C. 10 cm.    
  • D. 20 cm.
Câu 5
Mã câu hỏi: 277398

Một vật dao động điều hoà với phương trình \(x = 8\cos \left( {2\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\,cm\) (t đo bằng giây). Quãng đường ngắn nhất mà vật đi được trong khoảng thời gian \(\Delta t = \frac{4}{3}s\) là

  • A. 8 cm.       
  • B. \(20\sqrt 3 \,cm\)
  • C. 40 cm.    
  • D. \(4\sqrt 3 \,cm\)
Câu 6
Mã câu hỏi: 277399

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng \(30\sqrt 2 \) vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp. Biết cuộn dây thuần cảm có độ cảm L thay đổi được. Khi điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây đạt cực đại thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện là 30 V. Điện áp hiệu dụng cực đại ở hai đầu cuộn dây có giá trị là

  • A. 60 V
  • B. 120 V.  
  • C. \(30\sqrt 2 \)
  • D. \(60\sqrt 2 \)
Câu 7
Mã câu hỏi: 277400

Đoạn mạch xoay chiều AB gồm: Đoạn mạch AM chứa điện trở thuần R = 90 Ω và tụ điện có điện dung \(C = \frac{1}{{9\pi }}mF\) mắc nối tiếp, đoạn mạch MB là hộp X chứa 2 trong 3 phần tử (điện trở thuần R0; cuộn cảm thuần có độ tự cảm L0, tụ điện có điện dung C0) mắc nối tiếp. Khi đặt vào hai đầu AB một điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz thì ta được đồ thị sự phụ thuộc của uAM và uMB thời gian như hình vẽ . Giá trị của các phần tử chứa trong hộp X là

Đoạn mạch xoay chiều AB

  • A. R0 = 60 Ω, L0 = 165 mH.
  • B. R0 = 30 Ω, L0 = 95,5 mH
  • C. R0 = 30 Ω, C0 = 106 μF.
  • D. R0 = 60 Ω, C0 = 61,3 μF.
Câu 8
Mã câu hỏi: 277401

Một vật có khối lượng 0,4 kg được treo vào lò xo có độ cứng 80 N/m. Vật được kéo theo phương thẳng đứng sao cho lò xo dãn 15 cm rồi thả cho dao động, cho g = π2 = 10 m/s2 . Tốc độ của vật khi qua vị trí cân bằng có giá trị gần nhất là

  • A. 0,8 m/s.   
  • B.  0,1 m/s.            
  • C. 1,4 m/s.    
  • D.  1 m/s.
Câu 9
Mã câu hỏi: 277402

Đặt điện áp \(u = {U_0}\cos \left( {\omega t + \frac{\pi }{3}} \right)\,V\) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C, cường độ dòng điện trong mạch là \(i = {I_0}\cos \left( {\omega t + \frac{\pi }{2}} \right)A\) . Hệ thức nào dưới đây là đúng?

  • A. \(R = \sqrt 3 \omega C\)
  • B. \(3R = \sqrt 3 \omega C\)
  • C. \(3\omega RC = \sqrt 3 \)
  • D. \(\omega RC = \sqrt 3 \)
Câu 10
Mã câu hỏi: 277403

Một vật có khối lượng m1 = 1,25 kg mắc vào lò xo nhẹ có độ cứng k = 200 N/m, đầu kia của lò xo gắn chặt vào tường. Vật và lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang có ma sát không đáng kể. Đặt vật thứ hai có khối lượng m2 = 3,75 kg sát với vật thứ nhất rồi đẩy chậm cả hai vật sao cho lò xo nén lại 8 cm. Khi thả nhẹ chúng ra, lò xo đẩy hai vật chuyển động về một phía. Lấy π2 = 10, khi lò xo dãn cực đại lần đầu tiên thì hai vật cách xa nhau một đoạn là

  • A. 2,28 cm.    
  • B. 4,56 cm.  
  • C. 16 cm.     
  • D. 8,56 cm.
Câu 11
Mã câu hỏi: 277404

Điện năng được truyền từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ bằng đường dây dẫn có điện trở tổng cộng là 40 Ω. Công suất truyền đi là 196 kW với hiệu suất truyền tải là 98%. Điện áp ở hai đầu đường dây tải có giá trị nhỏ nhất vào khoảng

  • A. 40 kV. 
  • B. 10 kV.         
  • C. 20 kV.       
  • D. 30 kV.
Câu 12
Mã câu hỏi: 277405

Các đại lượng nào sau đây là đặc trưng sinh lý của âm?

  • A. Độ cao, âm sắc, cường độ âm.         
  • B. Độ cao, âm sắc, năng lượng sóng âm.
  • C. Tần số, cường độ âm, đồ thị dao động âm
  • D. Độ cao, âm sắc, độ to.
Câu 13
Mã câu hỏi: 277406

Một con lắc đơn gồm một dây treo dài 0,5 m, vật nhỏ có khối lượng 40 g mang điện tích \(q =  - {8.10^{ - 5}}C\) dao động trong điện trường đều có phương thẳng đứng có chiều hướng lên và có cường độ E = 40 V/cm , tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,79 m/s2.Chu kì dao động của con lắc là

  • A. 1,05 s.             
  • B. 2,01 s.       
  • C. 1,50 s.       
  • D. 1,60 s.
Câu 14
Mã câu hỏi: 277407

Một nguồn phát sóng cơ dao động theo phương trình \(u = 4\cos \left( {4\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)\) . Biết dao động tại hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng cách nhau 0,5 m có độ lệch pha là 600. Tốc độ truyền của sóng đó là

  • A.  2,0 m/s.     
  • B. 6,0 m/s.   
  • C. 1,0 m/s        
  • D. 1,5 m/s.
Câu 15
Mã câu hỏi: 277408

Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q = 5.10-9 C, tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng 10 cm có độ lớn là

  • A. E = 0,450 V/m.
  • B. E = 4500 V/m.  
  • C. E = 2250 V/m.    
  • D. E = 0,225 V/m.
Câu 16
Mã câu hỏi: 277409

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng là 200 V, tần số 50 Hz vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thì giá trị cực đại của cường độ dòng điện trong mạch bằng 2A . Độ tự cảm của cuộn cảm là

  • A. 0,45 H.   
  • B. 0,26 H.          
  • C. 0,32 H.  
  • D. 0,64 H.
Câu 17
Mã câu hỏi: 277410

Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số thay đổi được. Ban đầu tần số của điện áp là f0 thì trong mạch có cộng hưởng điện, nếu sau đó tăng tần số của điện áp thì kết luận nào dưới đây khôngđúng?

  • A. Điện áp hiệu dụng trên điện trở giảm.    
  • B. Hệ số công suất của đoạn mạch giảm.
  • C. Cường độ hiệu dụng của dòng điện giảm.
  • D. Điện áp hiệu dụng trên tụ điện tăng.
Câu 18
Mã câu hỏi: 277411

Dao động của con lắc đồng hồ (đồng hồ quả lắc) là

  • A. sự cộng hưởng dao động.  
  • B. dao động cưỡng bức.
  • C. dao động tắt dần.        
  • D. dao động duy trì.
Câu 19
Mã câu hỏi: 277412

Đặt một vật phẳng nhỏ vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì có tiêu cự 60 cm, trước thấu kính và cách thấu kính 60 cm. Ảnh của vật nằm

  • A. sau thấu kính, cách thấu kính 15 cm.   
  • B. sau thấu kính, cách thấu kính 30 cm.
  • C. trước thấu kính, cách thấu kính 15 cm.  
  • D.  trước thấu kính, cách thấu kính 30 cm.
Câu 20
Mã câu hỏi: 277413

Cho một sóng ngang truyền trên một sợi dây có phương trình \(u = 5\cos \left( {25\pi t - \frac{{\pi x}}{{10}}} \right)\)  trong đó x đo bằng cm, t đo bằng giây. Tốc độ truyền sóng trên sợi dây là

  • A. 1,5 m/s.      
  • B. 2,5 m/s.         
  • C. 3,6 m/s.         
  • D. 0,8 m/s.
Câu 21
Mã câu hỏi: 277414

Hai nguồn kết hợp A,B cách nhau 16 cm đang cùng dao động vuông góc với mặt nước theo phương trình: \(x = a\cos \left( {50\pi t} \right)\,cm\)  C là một điểm trên mặt nước thuộc vân giao thoa cực tiểu, giữa C và trung trực của AB có một vân giao thoa cực đại. Biết AC = 17,2 cm. BC = 13,6 cm. Số vân giao thoa cực đại đi qua cạnh AC là

  • A. 5
  • B. 6
  • C. 7
  • D. 8
Câu 22
Mã câu hỏi: 277415

Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 12 cm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = uB = 4cos50πt, (u tính bằng mm, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 60 cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Xét điểm M ở mặt chất lỏng, nằm trên đường trung trực của AB mà phần tử chất lỏng tại đó dao động cùng pha với nguồn A, khoảng cách MA nhỏ nhất là

  • A.  7,2 cm.  
  • B. 9,6 cm.           
  • C. 4,8 cm.     
  • D.  6,4 cm.
Câu 23
Mã câu hỏi: 277416

Một vật dao động điều hòa với tốc độ ban đầu là 1 m/s và gia tốc là \( - 10\sqrt 3 \,m/{s^2}\) .  Khi đi qua vị trí cân bằng thì vật có tốc độ là 2 m/s. Phương trình dao động của vật là

  • A. \(x = 10\cos \left( {20t - \frac{\pi }{3}} \right)\,cm\)
  • B. \(x = 20\cos \left( {20t - \frac{\pi }{3}} \right)\,cm\)
  • C. \(x = 20\cos \left( {10t - \frac{\pi }{6}} \right)\,cm\)
  • D. \(x = 10\cos \left( {10t - \frac{\pi }{6}} \right)\,cm\)
Câu 24
Mã câu hỏi: 277417

Một chất điểm dao động trên trục 0x có phương trình dao động là: x = 4cos(10t + φ)cm. Tại thời điểm t = 0 thì chất điểm có li độ –2 cm và đi theo chiều dương của trục toạ độ, φ có giá trị là

  • A. \(\frac{{ - 2\pi }}{3}ra{\rm{d}}\)
  • B. \(\frac{{5\pi }}{6}ra{\rm{d}}\)
  • C. \(\frac{{7\pi }}{6}ra{\rm{d}}\)
  • D. \( - \frac{\pi }{6}rad\)
Câu 25
Mã câu hỏi: 277418

Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì hai quả cầu

  • A. không tương tác với nhau.    
  • B. đẩy nhau.
  • C. trao đổi điện tích cho nhau.        
  • D. hút nhau.
Câu 26
Mã câu hỏi: 277419

Phát biểu nào dưới đây không đúng? Con lắc lò xo dao động điều hòa có chu kì

  • A. phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng gắn vào đầu lò xo.
  • B. không phụ thuộc vào cách kích thích dao động.
  • C. phụ thuộc vào hệ số đàn hồi của lò xo.
  • D. phụ thuộc vào gia tốc trọng trường tại nơi treo lò xo.
Câu 27
Mã câu hỏi: 277420

Cho mạch điện AB gồm AM là cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(\frac{4}{\pi }H\) , MN là biến trở R và NB là tụ có điện dung \(\frac{1}{{10\pi }}mF\) . Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều ổn định có biểu thức u = U0cos100πt V. Để điện áp uAN lệch pha 0,5π so với uMB thì R có giá trị là

  • A. \(R = 100\sqrt 2 \Omega \)
  • B. R = 200Ω
  • C. R = 100Ω
  • D. R = 300Ω
Câu 28
Mã câu hỏi: 277421

Pha ban đầu của vật dao động điều hòa phụ thuộc vào

  • A. gốc thời gian và chiều dương của hệ tọa độ.       
  • B. biên độ dao động của vật.
  • C. cách kích thích để vật dao động. 
  • D. đặc tính của hệ dao động
Câu 29
Mã câu hỏi: 277422

Nếu đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn dây thuần cảm thì

  • A. điện áp ở hai đầu mạch trễ pha hơn dòng điện qua mạch một lượng 0,5π.
  • B. cường độ dòng điện hiệu dụng tỉ lệ thuận với độ tự cảm của mạch.
  • C. công suất tiêu thụ và hệ số công suất của mạch đều bằng 0.
  • D.  cảm kháng của mạch tỉ lệ thuận với điện áp ở hai đầu đoạn mạch.
Câu 30
Mã câu hỏi: 277423

Hai dòng điện cường độ I1 = 6 A, I2 = 9 A chạy trong hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn có chiều ngược nhau, được đặt trong chân không cách nhau một khoảng a = 10 cm. Cảm ứng từ tại điểm M cách I1 6 cm và cách I2 4 cm có độ lớn bằng

  • A. 5.10-5 T.       
  • B. 6.10-5 T.        
  • C. 6,5.10-5 T.                 
  • D. 8.10-5 T.
Câu 31
Mã câu hỏi: 277424

Trong dao động điều hòa của một con lắc đơn dao động nhỏ thì

  • A. tại vị trí biên lực căng nhỏ nhất, gia tốc lớn nhất.
  • B. tại vị trí cân bằng lực căng nhỏ nhất, gia tốc lớn nhất.
  • C. tại vị trí cân bằng lực căng nhỏ nhất, gia tốc nhỏ nhất.
  • D. tại vị trí biên lực căng nhỏ nhất, gia tốc nhỏ nhất.
Câu 32
Mã câu hỏi: 277425

Hai cuộn dây nối tiếp với nhau trong một mạch điện xoay chiều. Cuộn 1 có điện trở thuần r1 lớn gấp \(\sqrt 3 \)  lần cảm kháng ZL1 của nó, điện áp trên cuộn 1 và 2 có cùng giá trị hiệu dụng nhưng lệch pha nhau 300. Tỷ số độ tự cảm L1/L2 của 2 cuộn dây là

  • A. \(\frac{1}{{\sqrt 3 }}\)
  • B. \(\frac{2}{{\sqrt 3 }}\)
  • C. \(\frac{1}{2}\)
  • D. \(\frac{2}{3}\)
Câu 33
Mã câu hỏi: 277426

Một vật dao động điều hoà xung quanh vị trí cân bằng O. Ban đầu vật đi qua O theo chiều dương. Tại thời điểm \({t_1} = \frac{\pi }{{15}}s\) vật chưa đổi chiều chuyển động và tốc độ giảm một nửa so với tốc độ ban đầu. Tại thời điểm \({t_2} = \frac{{3\pi }}{{10}}s\) vật đã đi được 12 cm. Vận tốc ban đầu của vật là

  • A. 20 cm/s. 
  • B. 30 cm/s.  
  • C. 40 cm/s. 
  • D. 25 cm/s.
Câu 34
Mã câu hỏi: 277427

Đặt điện áp: \(u = 220\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{{5\pi }}{{12}}} \right)V\) vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp thì dòng điện qua mạch có biểu thức \(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{{12}}} \right)A\) .  Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là

  • A. 880 W.       
  • B. 440 W. 
  • C. 220 W.       
  • D. \(220\sqrt 2 W\)
Câu 35
Mã câu hỏi: 277428

Để phân biết sóng ngang hay sóng dọc người ta dựa vào

  • A. chu kỳ sóng và biên độ sóng.    
  • B.  phương truyền sóng và phương dao động.
  • C. tốc độ truyền sóng và phương truyền sóng
  • D. phương truyền sóng và chu kỳ sóng.
Câu 36
Mã câu hỏi: 277429

Một khung dây hình vuông mỗi cạnh 5 cm được đặt vuông góc với từ trường có cảm ứng từ 0,08 T. Nếu từ trường giảm đều đến 0 trong thời gian 0,2 s, thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong thời gian trên bằng

  • A. 8 V.    
  • B. 0,5 mV.               
  • C. 1 mV.      
  • D. 0,04 V.
Câu 37
Mã câu hỏi: 277430

Đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp có cuộn dây thuần cảm. Đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế xoay chiều \(u = 220\sqrt 2 \cos \left( {\omega t} \right)V\) với ω có thể thay đổi được. Khi ω = ω1 = 100π rad/s thì cường độ dòng điện trong mạch sớm pha 300 so với điện áp ở hai đầu mạch và giá trị hiệu dụng là . Khi ω = ω2 = 3ω1 thì dòng điện trong mạch cũng có giá trị hiệu dụng là 1A . Hệ số tự cảm của cuộn dây là

  • A. \(\frac{3}{{2\pi }}H\)
  • B. \(\frac{2}{\pi }H\)
  • C. \(\frac{1}{{2\pi }}H\)
  • D. \(\frac{1}{\pi }H\)
Câu 38
Mã câu hỏi: 277431

Câu phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Mắt cận khi không điều tiết thì chùm sáng song song tới sẽ hội tụ trước võng mạc.
  • B. Mắt cận phải đeo kính phân kì để sửa tật.
  • C. Mắt cận có khoảng cách từ mắt tới điểm cực viễn là hữu hạn.
  • D. Mắt cận có điểm cực cận xa mắt hơn so với mắt không tật.
Câu 39
Mã câu hỏi: 277432

Một chất điểm tham gia hai dao động điều hòa cùng phương \({x_1} = 5\sqrt 3 \cos \left( {10t + \frac{\pi }{2}} \right)\,cm\) và \({x_2} = 5\cos \left( {10t + \pi } \right)\,cm\). Tốc độ lớn nhất của chất điểm là

  • A. \(100\sqrt 2 \,cm/s\)
  • B. 100π cm/s.
  • C. 100 cm/s.
  • D. \(100\sqrt 3 \,cm/s\)
Câu 40
Mã câu hỏi: 277433

Tốc độ truyền sóng cơ trong môi trường

  • A. phụ thuộc vào chu kỳ sóng
  • B. phụ thuộc vào tần số sóng.
  • C. phụ thuộc vào bước sóng.
  • D. bản chất môi trường truyền sóng.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ