Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Lịch Sử Trường THPT Yên Lạc

08/07/2022 - Lượt xem: 28
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 255694

Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân khiến kinh tế Nhật phát triển thần kì những năm 60-70 của thế kỉ XX? 

  • A. Nguồn nhân lực nhập cư tài giỏi
  • B. Nhà nước điều tiết hiệu quả nền kinh tế
  • C. Các công ty Nhật có khả năng cạnh tranh cao
  • D. Ít đầu tư vốn cho hoạt động quân sự
Câu 2
Mã câu hỏi: 255695

Thời kì đầu sau khi giành độc lập nhóm năm nước sáng lập ASEAN đã thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nào sau đây? 

  • A. Hiện đại hoá đất nước
  • B. Kinh tế hướng nội
  • C. Kinh tế hướng ngoại
  • D. Toàn cầu hoá
Câu 3
Mã câu hỏi: 255696

Điểm giống trong các kế hoạch quân sự của Pháp ở Việt Nam từ cuối năm 1950 đến 1953 là gì? 

  • A. Ra đời trong thế bị động
  • B. Muốn cắt đứt liên lạc giữa ta với quốc tế
  • C. Ra đời trong thể chủ động
  • D. Không còn sự viện trợ của Mĩ
Câu 4
Mã câu hỏi: 255697

Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những thành tựu to lớn mà Mi đạt được là gì?  

  • A. Góp phần thu hẹp hệ thống xã hội chủ nghĩa
  • B. Đứng số 1 thế giới về công nghiệp vũ trụ
  • C. Vượt qua Liên Xô về quân sự trong chạy đua vũ trang
  • D. Mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Mĩ ở nhiều nơi
Câu 5
Mã câu hỏi: 255698

Sau khi kế hoạch Rove phá sản, tháng 12 năm 1950 Mĩ tiếp tục giúp Pháp thực hiện kế hoạch quân sự nào sau đây? 

  • A. Đánh nhanh thắng nhanh
  • B. Nava
  • C. Đánh lâu dài
  • D. Đờ Lát đơ Tatxinhi
Câu 6
Mã câu hỏi: 255699

Đâu không phải là bài học kinh nghiệm mà phong trào cách mạng 1930-1931 để lại cho thời kì sau?  

  • A. Xây dựng khối liên minh công nông
  • B. Tập dượt quần chúng đấu tranh công khai hợp pháp
  • C. Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh giành chính quyền
  • D. Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất
Câu 7
Mã câu hỏi: 255700

Vai trò của Cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 đối với sự phát triển của cách mạng cả nước là 

  • A. duy nhất
  • B. trực tiếp nhất
  • C. quyết định nhất
  • D. quan trọng nhất
Câu 8
Mã câu hỏi: 255701

Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã sử dụng sách lược nào sau đây để đối phó với kẻ thù khi chúng kí Hiệp ước Hoa - Pháp (2/1946)?  

  • A. Hòa với Trung Hoa Dân quốc để ngăn chặn Pháp
  • B. Hòa với Pháp để đánh trả Trung Hoa Dân quốc
  • C. Vũ trang đánh Pháp và Trung Hoa Dân quốc
  • D. Hòa với Pháp để đẩy Trung Hoa Dân quốc về nước
Câu 9
Mã câu hỏi: 255702

Phong trào "chấn hưng nội hóa", "bài trừ ngoại hóa" trong năm 1919 ở Việt Nam do lực | lượng nào dưới đây tổ chức và lãnh đạo? 

  • A. Tiểu tư sản
  • B. Nông dân
  • C. Tư sản dân tộc
  • D. Công nhân
Câu 10
Mã câu hỏi: 255703

Lực lượng nào sau đây giữ vai trò chủ lực trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968)?  

  • A. Quân viễn chinh Mĩ
  • B. Quân Đại Hàn Dân Quốc
  • C. Quân đội Sài Gòn
  • D. Quân đồng minh của Mĩ
Câu 11
Mã câu hỏi: 255704

Một trong những điểm khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ là gì?  

  • A. Quân đồng minh giữ vai trò quan trọng
  • B. Quân đội Sài Gòn là chủ yếu
  • C. Quân đánh thuê giữ vai trò quan trọng
  • D. Quân Mĩ giữ vai trò quan trọng
Câu 12
Mã câu hỏi: 255705

Sau "Chiến tranh lạnh", dưới tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật, hầu hết các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển với việc  

  • A. lấy quân sự làm trọng điểm
  • B. lấy văn hoá, giáo dục làm trọng điểm
  • C. lấy kinh tế làm trọng tâm
  • D. lấy chính trị làm trọng điểm
Câu 13
Mã câu hỏi: 255706

Quân đội Sài Gòn trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của Mĩ giữ vai trò nào sau đây?  

  • A. Hỗ trợ quân Mỹ trong các cuộc hành quân tìm diệt căn cứ cách mạng
  • B. Trực tiếp điều khiển pháo đài bay B52 phá hoại miền Bắc
  • C. Hỗ trợ quân đội Mĩ tiến hành xâm lược Lào và Campuchia
  • D. Lực lượng tham chiến chính trên chiến trường
Câu 14
Mã câu hỏi: 255707

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 được mở màn bằng chiến dịch quân sự nào 

  • A. Hồ Chí Minh
  • B. Đường 14-Phước Long
  • C. Tây Nguyên
  • D. Huế - Đà Nẵng
Câu 15
Mã câu hỏi: 255708

Theo nguyên tắc của Liên hợp quốc, các nước phải chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 

  • A. tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc
  • B. tất cả các nước trong phe Đồng minh
  • C. các nước lớn trong Hội đồng Bảo an
  • D. các nước thuộc phe tư bản chủ nghĩa
Câu 16
Mã câu hỏi: 255709

Ở Việt Nam, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, có thể vận động các giai tầng khác nào sau đây tham gia cách mạng? 

  • A. Tư sản mại bản, đại địa chủ, binh lính Việt trong quân đội Pháp
  • B. Tư sản mại bản, đại địa chủ tư sản Pháp
  • C. Tất cả tư sản và địa chủ Việt Nam
  • D. Tư sản dân tộc, phú nông, trung tiều địa chủ
Câu 17
Mã câu hỏi: 255710

Đảng Cộng sản Đông Dương xác định phương pháp đấu tranh của cách mạng Đông Dương 1936 - 1939 là 

  • A. chỉ tập trung đấu tranh công khai
  • B. chuyển sang bí mật, bất hợp pháp
  • C. kết hợp hợp pháp với bất hợp pháp
  • D. kết hợp bí mật với bất hợp pháp
Câu 18
Mã câu hỏi: 255711

Chiến dịch nào sau đây của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 1954) đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava?  

  • A. Chiến dịch Việt Bắc 1947
  • B. Chiến dịch Biên Giới 1950
  • C. Chiến dịch Đông Xuân 1953-1954
  • D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
Câu 19
Mã câu hỏi: 255712

Xu thế toàn cầu hoá là hệ quả của 

  • A. xu thế hoà hoãn giữa hai khối Đông-Tây
  • B. cuộc Cách mạng khoa học công nghệ
  • C. sự đối đầu giữa hai hệ thống xã hội đối lập
  • D. sự phát triển quan hệ thương mại quốc tế
Câu 20
Mã câu hỏi: 255713

Thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) là 

  • A. tiến hành phá hàng loạt ấp chiến lược ở nông thôn miền Nam
  • B. ồ ạt đưa quân Mỹ sang tiêu diệt lực lượng cách mạng Việt Nam
  • C. đưa quân đội Sài Gòn sang xâm lược Lào, Campuchia
  • D. thực hiện chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận”
Câu 21
Mã câu hỏi: 255714

Các chiến lược chiến tranh mà Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam từ 1961-1975 đều nhằm mục đích gì? 

  • A. Thực hiện bình định, chiếm đất giành dân
  • B. Dùng người Việt đánh người Việt
  • C. Biến miền Nam Việt Nam thành sân sau của Mĩ
  • D. Áp đảo ta mong giành lại thế chủ động
Câu 22
Mã câu hỏi: 255715

Nhận xét nào sau đây là phù hợp với đặc điểm của phong trào công nhân Việt Nam trong thời kì 1919-1925?  

  • A. Chỉ đòi một số quyền lợi về tự do dân chủ
  • B. Chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế, còn mang tính tự phát
  • C. Ý thức chính trị rõ rệt, chuyển mạnh sang tự giác
  • D. Chủ yếu đòi quyền lợi chính trị và kinh tế có ý thức
Câu 23
Mã câu hỏi: 255716

Động lực quan trọng nhất thúc đẩy các giai tầng ở Việt Nam chống lại ách thống trị của thực dân Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? 

  • A. Tinh thần dân tộc và chủ nghĩa yêu nước
  • B. Quốc tế cộng sản ra đời và lãnh đạo cách mạng
  • C. Quyền lợi kinh tế của các giai cấp trong xã hội
  • D. Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga
Câu 24
Mã câu hỏi: 255717

Âm mưu chủ yếu của Pháp khi mở cuộc tấn công lên Việt Bắc 1947 là gì? 

  • A. Tìm một lối thoát danh dự khỏi cuộc chiến tranh Đông Dương
  • B. Gây thanh thể để xoa dịu phong trào phản đối chiến tranh ở Pháp
  • C. Giành lại thể chủ động chiến lược tại địa bàn rừng núi
  • D. Nhanh chóng tiêu diệt cơ quan đầu não của ta, kết thúc chiến tranh
Câu 25
Mã câu hỏi: 255718

Lực lượng chính trị quần chúng trong Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam được tập hợp trong

  • A. Mặt trận Việt Nam độc lập ninh
  • B. Hội thanh niên cứu quốc
  • C. Đảng Dân chủ Việt Nam
  • D. Mặt trận dân chủ Đông Dương
Câu 26
Mã câu hỏi: 255719

Nhận xét nào sau đây là đúng về cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

  • A. Là cuộc cách mạng vô sản điển hình ở khu vực Đông Nam Á
  • B. Mở ra kỷ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập, thống nhất, đi lên Chủ nghĩa xã hội
  • C. Là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, mang tính dân tộc rõ nét
  • D. Mang tính chất dân chủ công khai từ nông thôn đến thành thị
Câu 27
Mã câu hỏi: 255720

Nhận xét nào sau đây phù hợp về những kẻ thù ngoại xâm có mặt ở nước ta sau Cách mạng Tháng Tám 1945? 

  • A. Chúng mâu thuẫn và tranh giành quyền lợi lẫn nhau
  • B. Nhiệm vụ chính của chúng vẫn là giải giáp phát xít
  • C. Có âm mưu trái ngược với nguyện vọng của nhân dân ta
  • D. Chỉ duy nhất có thực dân Pháp là kẻ thù nguy hiểm
Câu 28
Mã câu hỏi: 255721

Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam?  

  • A. Đọc được Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin (1920)
  • B. Đưa yêu sách đòi các quyền dân chủ đến Hội nghị Vécxai (1919)
  • C. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920)
  • D. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari (1921)
Câu 29
Mã câu hỏi: 255722

Hoạt động nào sau đây là của tiểu tư sản thành thị Việt Nam trong những năm 1919-1925? 

  • A. Tổ chức phong trào chấn hưng hàng nội hoá, bài trừ hàng ngoại hoá
  • B. Bao động vũ trang cướp chính quyền từ tay kẻ thù
  • C. Ra sức tuyên truyền lí luận giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản
  • D. Tổ chức các phong trào yêu nước dân chủ công khai
Câu 30
Mã câu hỏi: 255723

Trong những năm 50 đến những năm 70 của thế kỉ XX, nhân dân Châu Phi đấu tranh mạnh mẽ nhằm mục đích gì sau đây? 

  • A. Lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ
  • B. Xây dựng nền kinh tế tự chủ
  • C. Chống thực dân giải phóng dân tộc
  • D. Chống lại sự ảnh hưởng của các cường quốc
Câu 31
Mã câu hỏi: 255724

Để giải quyết nạn đói sau Cách mạng Tháng Tám 1945, biện pháp trước mắt của Chính phủ và Hồ Chủ tịch đề ra là  

  • A. kêu gọi đồng bào chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau
  • B. đẩy mạnh phát triển công thương nghiệp
  • C. điều hoà thóc gạo từ Đồng bằng Bắc Trung Bộ lên miền núi
  • D. đẩy mạnh trồng trọt, tăng gia sản xuất
Câu 32
Mã câu hỏi: 255725

Nội dung nào sau đây không được thông qua tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941)? 

  • A. Kẻ thù cách mạng là đế quốc Pháp và phát xít Nhật
  • B. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất
  • C. Triệt để đòi quyền lợi cho các giai cấp bị bóc lột
  • D. Nhiệm vụ chống đế quốc giải phóng dân tộc
Câu 33
Mã câu hỏi: 255726

Điểm tương đồng của các cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong năm 1945 Việt Nam là gì? 

  • A. Tiến hành khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận
  • B. Tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi cả nước
  • C. Lực lượng cách mạng đã được chuẩn bị chu đáo trước khi khởi nghĩa
  • D. Dưới sự lãnh đạo của Đảng quần chúng đánh Nhật và tay sai
Câu 34
Mã câu hỏi: 255727

Sự ra đời của tổ chức quân sự NATO (1949) và Hiệp ước Vácsava (1955) đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 

  • A. Xác lập cục diện hai cực, hai phe, Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới
  • B. Hình thành khuôn khổ của trật tự hại cực Ianta
  • C. Đánh dấu sự phát triển vượt bậc của hai cường quốc về quân sự
  • D. Chấm dứt mối quan hệ đồng minh giữa hai cường quốc
Câu 35
Mã câu hỏi: 255728

Âm mưu sâu xa của Pháp khi ký Hiệp ước Hoa-Pháp (2/1946) với quân Trung Hoa Dân quốc là 

  • A. giúp Trung Hoa Dân quốc tập trung đối phó với Đảng Cộng sản Trung Quốc
  • B. muốn có một số quyền lợi kinh tế, chính trị trên đất Trung Quốc
  • C. muốn hợp thức hóa việc đưa quân ra Bắc để thôn tính toàn bộ Việt Nam
  • D. đưa quân ra Bắc Việt Nam để làm nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật
Câu 36
Mã câu hỏi: 255729

Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố thuận lợi nào để nổi dậy giành độc lập? 

  • A. Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh
  • B. Nhật đảo chính Pháp, kẻ thù từ hai chỉ còn có một
  • C. Phát xít Đức đầu hàng lực lượng Đồng minh
  • D. Quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật Bản
Câu 37
Mã câu hỏi: 255730

Từ đầu năm 1979, quân dân Việt Nam đã chiến đấu chống lực lượng nào để bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc? 

  • A. Quân Pháp
  • B. Quân Trung Quốc
  • C. Quân Khơme đo
  • D. Quân Mĩ
Câu 38
Mã câu hỏi: 255731

Điềm kế thừa và phát triển của Hội nghị Trung ương Đảng lần VIII (5/1941) so Hội nghị Trung ương (11/1939) trước đó là gì?  

  • A. Đề cao nhiệm vụ giai cấp, giải quyết vấn đề giai cấp ở nêng Việt Nam
  • B. Đề cao giải phóng dân tộc, giải quyết vấn đề dân tộc ở từng nước Đông Dương
  • C. Đề cao giải phóng dân tộc, thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc trên toàn Đông Dương
  • D. Tạm gác nhiệm vụ dân tộc, chủ trương thành lập Mặt trận dân chủ trên toàn Đông Dương
Câu 39
Mã câu hỏi: 255732

Một trong những thành tựu mà Liên Xô đạt được từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là  

  • A. chỉ đứng sau Mĩ về công nghiệp điện hạt nhân
  • B. chủ nợ lớn nhất của thế giới
  • C. cân bằng với Mĩ về kinh tế, tài chính
  • D. phóng thành công vệ tinh nhân tạo
Câu 40
Mã câu hỏi: 255733

Điểm mới trong hình thức đấu tranh của phong trào dân chủ 1936-1939 so với phong trào cách mạng 1930-1931 là gì? 

  • A. Chỉ tập trung vào đấu tranh công khai và hợp pháp
  • B. Khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận
  • C. Đấu tranh bí mật bất hợp pháp, vũ trang cướp chính quyền từ tay địch
  • D. Kết hợp đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ