Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Lịch Sử Trường THPT Phú Xuân

08/07/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 255574

Tại Nam Phi, bản Hiến pháp tháng 11-1993 đã chính thức xóa bỏ 

  • A. chủ nghĩa quân phiệt
  • B. chế độ độc tài thân Mĩ
  • C. chủ nghĩa phát xít
  • D. chế độ phân biệt chủng tộc
Câu 2
Mã câu hỏi: 255575

Lực lượng xã hội nào sau đây giữ vai trò lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885-1896) ở Việt Nam? 

  • A. Nông dân
  • B. Sĩ phu yêu nước tiến bộ
  • C. Công nhân
  • D. Văn thân, sĩ phu yêu nước
Câu 3
Mã câu hỏi: 255576

Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975 xuất phát từ lí do nào sau đây? 

  • A. Tây Nguyên là nơi tập trung các cơ quan đầu não của địch
  • B. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng ở miền Nam
  • C. Hệ thống phòng ngự của địch ở Tây nguyên đã bị phá vỡ
  • D.  Lực lượng địch ở Tây Nguyên mạnh, bố phòng chặt chẽ
Câu 4
Mã câu hỏi: 255577

Trong những năm 1919-1925, tư sản Việt Nam không tổ chức hoạt động nào sau đây? 

  • A. Phát động khởi nghĩa Yên Bái
  • B. Tẩy chay tư sản Hoa kiều
  • C. Chống độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì
  • D. Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn
Câu 5
Mã câu hỏi: 255578

Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập trong năm 1945? 

  • A. Lào
  • B. Brunây
  • C. Xingapo
  • D. Thái Lan
Câu 6
Mã câu hỏi: 255579

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929), tư bản Pháp ở Việt Nam tập trung đầu tư vào lĩnh vực nào sau đây?

  • A. Viễn thông
  • B. Chế tạo máy 
  • C. Khai thác mỏ
  • D. Điện tử
Câu 7
Mã câu hỏi: 255580

Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), khu vực nào sau đây thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô? 

  • A. Đông Âu
  • B. Tây Đức
  • C. Tây Âu
  • D. Tây Béclin
Câu 8
Mã câu hỏi: 255581

Sự kiện Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương (9-3-1945) có tác động nào sau đây?

  • A. Đưa nhân dân Việt Nam bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước
  • B. Làm cho các lực lượng trung gian ngả hắn về phía cách mạng
  • C. Làm cho mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với Pháp trở nên gay gắt
  • D. Tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc ở Đông Dương
Câu 9
Mã câu hỏi: 255582

Tờ báo nào sau đây do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút trong thời gian hoạt động Pháp (1921-1923)? 

  • A. Người cùng khổ
  • B. Chuông rè
  • C. An Nam trẻ
  • D. Người nhà quê
Câu 10
Mã câu hỏi: 255583

Một trong những biện pháp trước mắt được nhân dân ta thực hiện để giải quyết nạn đói sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là 

  • A. phát hành tiền Việt Nam
  • B. đẩy mạnh công nghiệp hóa
  • C. đẩy mạnh hiện đại hóa
  • D. lập “Hũ gạo cứu đói”
Câu 11
Mã câu hỏi: 255584

Từ năm 1952-1973, kinh tế Nhật Bản có biểu hiện nào sau đây? 

  • A. Trì trệ
  • B. Suy thoái
  • C. Khủng hoảng
  • D. Phát triển
Câu 12
Mã câu hỏi: 255585

Thắng lợi của cách mạng Cuba (1959) có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nước Mĩ La tinh vì 

  • A. đã làm sụp đổ tổ chức Liên minh và tiến bộ do Mĩ thành lập
  • B. Cuba là nước đầu tiên trong khu vực lật đổ nền thống trị thực dân cũ
  • C. Cuba là nước đầu tiên trong khu vực đã lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ
  • D. đã làm phá sản âm mưu biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ
Câu 13
Mã câu hỏi: 255586

Năm 1949, quốc gia nào sau đây đã phá vỡ thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mỹ? 

  • A. Liên Xô
  • B. Đan Mạch
  • C. Phần Lan
  • D. Anh 
Câu 14
Mã câu hỏi: 255587

Thủ đoạn nào được coi là “xương sống” trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1961-1965)? 

  • A. “Trực thăng vận”
  • B. Thiết xa vận”
  • C. “Tìm diệt” và “bình định”
  • D. Dồn dân, lập “ấp chiến lược”
Câu 15
Mã câu hỏi: 255588

Sự sáp nhập và hợp nhất của các công ty thành những tập đoàn lớn (từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX) là biểu hiện của xu thế nào? 

  • A. Đa cực
  • B. Toàn cầu hóa
  • C. Đa phương hóa
  • D. Đơn cực
Câu 16
Mã câu hỏi: 255589

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) nhằm mục đích nào sau đây? 

  • A.  Tránh cuộc chiến đấu bất lợi với nhiều kẻ thù cùng một lúc
  • B. Ngăn cản thực dân Pháp đưa quân ra miền Bắc nước ta
  • C. Tập trung mọi lực lượng đối đầu với quân Trung Hoa dân quốc
  • D. Vừa kháng chiến, vừa hòa hoãn với thực dân Pháp trên cả nước
Câu 17
Mã câu hỏi: 255590

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954-1975) kết thúc với thắng lợi của chiến dịch nào sau đây? 

  • A. Chiến dịch Tây Nguyên
  • B.
  • C. Chiến dịch Huế-Đà Nẵng
  • D. Chiến dịch Hồ Chí Minh
Câu 18
Mã câu hỏi: 255591

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7- 1936) xác định kẻ thù trước mắt của cách mạng Đông Dương là

  • A. đế quốc Pháp-Nhật
  • B. bọn phản động thuộc địa
  • C. phát xít Nhật và tay sai
  • D. đế quốc Mĩ và tay sai
Câu 19
Mã câu hỏi: 255592

Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản do Nguyễn Ái Quốc chủ trì (đầu năm 1930) được triệu tập trong bối cảnh 

  • A. yêu cầu thành lập một Đảng Cộng sản trở nên cấp thiết
  • B. khuynh hướng dân chủ tư sản ngày càng thắng thế
  • C. khuynh hướng vô sản đã hoàn toàn thắng thế
  • D. liên minh công nông đã hình thành trên thực tế
Câu 20
Mã câu hỏi: 255593

Một trong những điều kiện thúc đẩy sự hình thành xu thế liên kết khu vực ở Tây Âu từ những năm 50 của thế kỉ XX là 

  • A. nhu cầu hợp tác giữa các nước để tăng khả năng cạnh tranh về kinh tế
  • B. tác động của xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới
  • C. nhu cầu hợp tác giữa các nước để thành lập một liên minh quân sự
  • D. tác động của Xu thế hòa hoãn Đông-Tây đang lan rộng ở châu Âu
Câu 21
Mã câu hỏi: 255594

Một trong ba phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở Việt Nam trong những năm 1951-1953 là 

  • A. “phục vụ khởi nghĩa”
  • B. “phục vụ đổi mới đất nước”
  • C.  “phục vụ kháng chiến”
  • D. “phục vụ hội nhập quốc tế”
Câu 22
Mã câu hỏi: 255595

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thực hiện chiến lược nào sau đây nhằm thực hiện tham vọng bá chủ thế giới? 

  • A. Chiến lược tiến công
  • B. Chiến lược phòng ngự
  • C. Chiến lược toàn cầu
  • D. Chiến lược tăng tốc
Câu 23
Mã câu hỏi: 255596

Trong thời kì 1945-1954, chiến thắng nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn có hoạch Nava của Pháp-Mỹ? 

  • A. Thượng Lào năm 1953
  • B. Điện Biên Phủ năm 1954
  • C. Biên giới thu-đông năm 1950
  • D. Việt Bắc thu-đông năm 1947
Câu 24
Mã câu hỏi: 255597

Trong những năm 1975-1976, nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nào sau đây? 

  • A. Thống nhất đất nước về lãnh thổ
  • B. Thống nhất đất nước về nhà nước
  • C. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền
  • D. Đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít
Câu 25
Mã câu hỏi: 255598

Hội Duy tân do Phan Bội Châu thành lập (1904) có chủ trương nào sau đây? 

  • A. Khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế
  • B. Phát động cuộc khởi nghĩa Yên Thế
  • C. Xuất dương, cầu viện Nhật Bản
  • D. Mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì
Câu 26
Mã câu hỏi: 255599

Sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông 

  • A. thị trường xuất khẩu duy nhất
  • B. thuộc địa kiểu mới
  • C. thuộc địa kiểu cũ
  • D. căn cứ quân sự duy nhất
Câu 27
Mã câu hỏi: 255600

Chiến thắng Vạn Tường (8-1965) chứng tỏ quân dân miền Nam Việt Nam có khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh nào sau đây của đế quốc Mĩ? 

  • A. “Việt Nam hóa chiến tranh”
  • B. “Chiến tranh đơn phương”
  • C. “Chiến tranh cục bộ”
  • D. “Đông Dương hóa chiến tranh”
Câu 28
Mã câu hỏi: 255601

Nguyên nhân quyết định để Đảng Cộng sản Việt Nam để ra đường lối đổi mới đất nước (tháng 12-1986) là 

  • A. yêu cầu hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trên cả nước
  • B. tác động từ chính sách cải cách, mở cửa của Trung Quốc
  • C. yêu cầu đưa đất nước vượt qua khủng hoảng về kinh tế-xã hội
  • D. tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại
Câu 29
Mã câu hỏi: 255602

Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam là 

  • A. tiểu tư sản
  • B. công nhân và nông dân
  • C. trung, tiểu địa chủ
  • D. tư sản dân tộc
Câu 30
Mã câu hỏi: 255603

Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào lĩnh vực 

  • A. quân sự
  • B. khoa học
  • C. kinh tế
  • D. chính trị
Câu 31
Mã câu hỏi: 255604

Phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 ở Việt Nam đều 

  • A. để lại bài học kinh nghiệm về giành chính quyền
  • B. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
  • C. dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng
  • D. để lại bài học kinh nghiệm về đấu tranh hợp pháp
Câu 32
Mã câu hỏi: 255605

Nội dung nào sau đây là điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?

  • A. Chú trọng truyền bá lí luận đấu tranh giai cấp vào phong trào công nhân
  • B. Xây dựng và phát triển lí luận giải phóng dân tộc từ lí luận đấu tranh giai cấp
  • C. Khẳng định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân lao động
  • D. Chú trọng trang bị vũ khí tư tưởng cho lực lượng vũ trang cách mạng
Câu 33
Mã câu hỏi: 255606

Nhận định nào sau đây là đúng về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam? 

  • A. Có sự kết hợp kháng chiến với kiến quốc, xây dựng chế độ mới trong chiến tranh
  • B. Là cuộc đấu tranh xóa bỏ ách thống trị thực dân cũ để thống nhất đất nước
  • C. Có sự kết hợp tổng công kích với tổng khởi nghĩa trong suốt cuộc chiến tranh
  • D. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và chiến tranh du kích
Câu 34
Mã câu hỏi: 255607

Nội dung nào sau đây thể hiện tính dân tộc của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam?

  • A. Sử dụng những hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp
  • B. Có sự tham gia của một bộ phận người Pháp tiến bộ
  • C. Thực hiện khẩu hiệu chống phát xít, chống chiến tranh
  • D. Chống lại một bộ phận thực dân Pháp ở Đông Dương
Câu 35
Mã câu hỏi: 255608

Một trong những đóng góp của tiểu tư sản Việt Nam trong phong trào dân tộc 1919 - 1930 là 

  • A. bắt đầu gắn vấn đề dân tộc với nâng cao dân trí, dân quyền
  • B. thúc đẩy quá trình hợp nhất của các tổ chức tiền cộng sản
  • C. làm xuất hiện phong trào dân tộc theo khuynh hướng tư sản
  • D. thúc đẩy sự chuyển biến về chất của phong trào yêu nước
Câu 36
Mã câu hỏi: 255609

So với trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX có điểm mới nào sau đây?

  • A. Giải quyết hài hòa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ
  • B. Các lực lượng xã hội mới vươn lên nắm quyền lãnh đạo
  • C. Sử dụng ngọn cờ tư sản làm vũ khí tập hợp nhân dân
  • D. Tập hợp nhân dân trong một mặt trận dân tộc thống nhất
Câu 37
Mã câu hỏi: 255610

Nhận xét nào sau đây là đúng về cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8 1945 ở Việt Nam? 

  • A. Diễn ra và giành thắng lợi nhanh chóng nhờ vai trò nòng cốt của lực lượng chính trị
  • B. Diễn ra nhanh chóng trong điều kiện hoàn toàn có lợi cho cách mạng Việt Nam
  • C. Diễn ra gấp rút để đẩy lùi những nguy cơ lớn đối với cách mạng Việt Nam
  • D. Diễn ra trên mọi địa bàn, khởi nghĩa ở nông thôn đóng vai trò quyết định thắng lợi
Câu 38
Mã câu hỏi: 255611

Thực tiễn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) ở Việt Nam cho thấy: Hậu phương của chiến tranh nhân dân 

  • A. là nơi xây dựng và dự trữ tiềm lực tổng hợp để kháng chiến lâu dài
  • B. được tạo ra từ sức mạnh tổng hợp, trong đó quân sự là yếu tố tiên quyết
  • C. bao gồm nhiều loại hình và địa bàn, không bao gồm vùng sau lưng địch
  • D. có ranh giới không gian rạch ròi với tiền tuyến và đối xứng với tiền tuyến
Câu 39
Mã câu hỏi: 255612

Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 và chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 có điểm tương đồng nào sau đây? 

  • A. Đánh bại hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp
  • B. Đánh bại các kế hoạch quân sự của Pháp có Mĩ phối hợp, giúp sức
  • C. Góp phần phát huy thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính
  • D. Có sự phối hợp giữa mặt trận chính diện và mặt trận sau lưng địch
Câu 40
Mã câu hỏi: 255613

So với Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam có điểm khác biệt nào sau đây? 

  • A. Quy định về việc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực
  • B. Tạo ra sự thay đổi về tương quan lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng
  • C. Tạo ra cơ sở pháp lý để nhân dân Việt Nam tiếp tục đấu tranh thống nhất đất nước
  • D. Được ký kết trong bối cảnh có sự hòa hoãn giữa các cường quốc

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ