Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí - Trường THPT Quang Trung

15/04/2022 - Lượt xem: 27
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 200017

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết những nước nào sau đây không tiếp giáp với vùng biển nước ta?

  • A. Mianma, Đông Timo
  • B. Inđônêxia, Xingapo
  • C. Thái Lan, Campuchia 
  • D. Malaysia, Philippin
Câu 2
Mã câu hỏi: 200018

Căn cứ theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết những dân tộc nào sau đây thuộc thuộc ngữ hệ Nam Đảo?

  • A. Giarai, Ê đê, Chăm
  • B. Khơ me, Ba na, Mnông
  • C. Hoa, Hà Nhì, Phù Lá
  • D. Mường, Thổ, Chứt
Câu 3
Mã câu hỏi: 200019

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng nào sau đây chịu tác động mạnh nhất của bão?

  • A. Đông Nam Bộ
  • B. Đồng bằng sông Hồng
  • C. Bắc Trung Bộ
  • D. Duyên hải nam Trung Bộ
Câu 4
Mã câu hỏi: 200020

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, thảm thực vật tiêu biểu của vườn quốc gia Bạch Mã là?

  • A. Rừng ôn đới núi cao
  • B. Rừng kín thường xanh
  • C. Rừng trên núi đá vôi   
  • D. Trảng cỏ, cây bụi. 
Câu 5
Mã câu hỏi: 200021

Căn cứ theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, khoáng sản titan phân bố chủ yếu ở?

  • A. Trung du và miền núi Bắc Bộ
  • B. Dọc ven biển miền Trung
  • C. Đông Nam Bộ
  • D. Đồng bằng sông Hồng 
Câu 6
Mã câu hỏi: 200022

Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết các đô thị nào sau đây có quy mô dân số từ 200 001 – 500 000 người?

  • A. Nam Định, Huế, Quy Nhơn
  • B. Đà Nẵng, Biên Hòa, Cần Thơ
  • C. Hải Phòng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh
  • D. Việt Trì, Vĩnh Yên, Ninh Bình
Câu 7
Mã câu hỏi: 200023

Căn cứ theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết những trạm khí hậu nào sau đây có hai cực đại trong tiến trình nhiệt? 

  • A. Thanh Hoá, Đồng Hới
  • B. Đà Lạt, Cần Thơ
  • C. Lạng Sơn, Hà Nội
  • D. Đà Nẵng, Nha Trang
Câu 8
Mã câu hỏi: 200024

Qua Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết loại đất nào sau đây không có ở Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Đất feralit trên đá badan
  • B. Đất phù sa song
  • C. Đất khác và núi đá 
  • D. Đất xám trên phù sa cổ
Câu 9
Mã câu hỏi: 200025

Qua Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết những hệ thống sông nào sau đây nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước ta?

  • A. Kì Cùng - Bằng Giang
  • B. Hồng, Cả 
  • C. Mê Công, Mã 
  • D. Thu Bồn, Đồng Nai
Câu 10
Mã câu hỏi: 200026

Qua Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, cho biết những dãy núi nào sau đây thuộc vùng núi Tây Bắc?

  • A. Pu Si Lung, Pu Trà, Phu Luông, Pu Huổi Long
  • B. Ngọc Linh, Vọng Phu, Chư Yang Sin, Bi Doup
  • C. Pu Xai Lai Leng, Phu Hoạt, Động Ngài, Bạch Mã 
  • D. Tây Côn Lĩnh, Kiều Liêu Ti, Pu Tha Ca, Yên Tử
Câu 11
Mã câu hỏi: 200027

Ở nước ta, từ độ cao 600 - 700m đến 1600 - 1700m, hệ sinh thái rừng không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Rêu, địa y phủ kín thân cành cây, xuất hiện chim di cư
  • B. Rừng cận nhiệt đới lá rộng, lá kim phát triển
  • C. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú phương Bắc 
  • D. Các loài thú có lông dày như gấu, sóc, cầy, cáo
Câu 12
Mã câu hỏi: 200028

Đường biên giới trên đất liền giữa nước ta với các nước không được xác định theo dạng địa hình đặc trưng nào sau đây?

  • A. Các khe sông, suối
  • B. Các đoạn bờ biển
  • C. Các đường chia nước 
  • D. Các đỉnh núi
Câu 13
Mã câu hỏi: 200029

Giải pháp nào sau đây để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của nước ta?

  • A. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi
  • B. Đưa xuất khẩu lao động thành chương trình lớn
  • C. Phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước 
  • D. Chuyển dịch dân số nông thôn và thành thị
Câu 14
Mã câu hỏi: 200030

Phát biểu nào sau đây đúng với tác động của gió mùa Đông Bắc ở nước ta?

  • A. Gây hiệu ứng phơn cho đồng bằng ven biển Trung Bộ
  • B. Mang đến những ngày nắng ấm ở miền Bắc 
  • C. Gây mưa phùn ở vùng ven biển, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
  • D. Tạo nên mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên 
Câu 15
Mã câu hỏi: 200031

Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho đất feralit ở vùng đồi núi nước ta chua?

  • A. Nhiệt ẩm cao quá trình phong hóa mạnh
  • B. Có sự tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm
  • C. Tầng đất dày, vi sinh vật hoạt động mạnh 
  • D. Mưa nhiều rửa trôi các chất bazơ dễ tan
Câu 16
Mã câu hỏi: 200032

Cấu trúc địa hình nổi bật của vùng núi Trường Sơn Bắc nước ta là?

  • A. Các đỉnh núi cao ở phía bắc, vùng đồi núi thấp ở trung tâm
  • B. Địa hình chia làm 3 dải theo hướng tây bắc - đông nam
  • C. Gồm các dãy núi chạy song song và so le nhau 
  • D. Gồm các khối núi cổ và các cao nguyên badan
Câu 17
Mã câu hỏi: 200033

Hiện nay, ở nước ta quá trình chính trong sự hình thành và làm biến đổi địa hình là?

  • A. Mài mòn - bồi lấp
  • B. Nâng lên - hạ xuống
  • C. Xâm thực - bồi tụ
  • D. Uốn nếp - đứt gẫy
Câu 18
Mã câu hỏi: 200034

“Gió mùa Đông Nam” hoạt động ở Bắc Bộ nước ta có nguồn gốc từ?

  • A. Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương
  • B. Áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam
  • C. Khối khí cực lục địa áp cao Xibia 
  • D. Áp cao cận chí tuyến bán cầu Bắc 
Câu 19
Mã câu hỏi: 200035

Đặc điểm địa hình khối núi cổ Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ của vùng núi Trường Sơn Nam nước ta là?

  • A. Bằng phẳng, nâng cao, dốc về phía tây nam
  • B. Nâng cao, đồ sộ, nghiêng về phía đông
  • C. Cao hai đầu, thấp ở giữa, nghiêng theo hướng bắc nam.
  • D. Mở rộng, hạ thấp, nghiêng về phía đông nam
Câu 20
Mã câu hỏi: 200036

Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm vùng đặc quyền kinh tế của nước ta?

  • A. Máy bay nước ngoài được tự do hoạt động theo Công ước 1982
  • B. Nhà nước có chủ quyền hoàn toàn về mặt kinh tế
  • C. Ranh giới là đường biên giới quốc gia trên biển
  • D. Rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở
Câu 21
Mã câu hỏi: 200037

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng ngập lụt gây hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất?

  • A. Đông xuân
  • B. Hè thu
  • C. Mùa 
  • D. Thu đông 
Câu 22
Mã câu hỏi: 200038

Phát biểu nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu nước ta?

  • A. Dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ
  • B. Mang lại lượng mưa và độ ẩm lớn
  • C. Tăng độ ẩm của các khối khí
  • D. Tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc
Câu 23
Mã câu hỏi: 200039

Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn chủ yếu là do?

  • A. Địa hình đồi núi thấp, lượng mưa lớn
  • B. Lượng mưa lớn trên sườn dốc, ít lớp phủ thực vật
  • C. Mưa lớn, nguồn nước từ bên ngoài lãnh thổ chảy vào
  • D. Diện tích rừng nhiều, độ che phủ thảm thực vật cao. 
Câu 24
Mã câu hỏi: 200040

Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường của nước ta biểu hiện ở?

  • A. Gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường
  • B. Chủ yếu là rừng nghèo, rừng mới phục hồi 
  • C. Suy giảm số lượng, thành phần loài sinh vật
  • D. Khí hậu, thời tiết biến đổi bất thường
Câu 25
Mã câu hỏi: 200041

Nước ta giao lưu thuận lợi với các nước trong khu vực và trên thế giới là do?

  • A. Nằm trong khu vực có nhiều nét tương đồng về văn hoá 
  • B. Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế
  • C. Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương 
  • D. Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa 
Câu 26
Mã câu hỏi: 200042

Địa hình ven biển nước ta đa dạng chủ yếu do tác động kết hợp của?

  • A. Các vùng núi giáp biển và vận động nâng lên, hạ xuống
  • B. Sóng biển, thuỷ triều, độ mặn của nước biển và thềm lục địa 
  • C. Thuỷ triều, độ mặn của nước biển và các dãy núi lan ra sát biển
  • D. Sóng biển, thuỷ triều, sông ngòi và hoạt động kiến tạo
Câu 27
Mã câu hỏi: 200043

Điểm khác biệt của vùng khí hậu Nam Bộ so với Nam Trung Bộ nước ta là?

  • A. Nóng quanh năm, mưa về mùa hạ 
  • B. Nhiệt độ cao, mưa lùi về mùa thu đông
  • C. Mùa mưa đến muộn, ít ảnh hưởng bão
  • D. Khí hậu phân thành hai mùa mưa - khô 
Câu 28
Mã câu hỏi: 200044

Mật độ dân số của Đồng bằng sông Hồng cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do?

  • A. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh
  • B. Có nhiều trung tâm công nghiệp quy mô lớn
  • C. Nguyên liệu cho sản xuất phong phú
  • D. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời
Câu 29
Mã câu hỏi: 200045

Biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ đất nông nghiệp ở đồng bằng nước ta là?

  • A. Sử dụng biện pháp nông - lâm kết hợp
  • B. Tổ chức định canh định cư cho người dân
  • C. Thực hiện kỹ thuật canh tác trên đất dốc 
  • D. Thâm canh, nâng cao hệ số sử dụng đất
Câu 30
Mã câu hỏi: 200046

Địa hình chủ yếu đồi núi thấp đã làm cho thiên nhiên nước ta có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Thiên nhiên phân hoá sâu sắc 
  • B. Bảo toàn tính chất nhiệt đới
  • C. Địa hình ít hiểm trở
  • D. Địa hình có tính phân bậc
Câu 31
Mã câu hỏi: 200047

Hướng địa hình của vùng núi Đông Bắc nước ta đã làm cho khí hậu có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Nhiệt độ thay đổi theo độ cao của địa hình
  • B. Khí hậu nhiệt đới thể hiện rõ, độ ẩm thay đổi tuỳ nơi
  • C. Mùa đông đến sớm, kết thúc muộn làm nền nhiệt hạ thấp 
  • D. Gió mùa đông bắc suy yếu, tính nhiệt đới tăng dần
Câu 32
Mã câu hỏi: 200048

Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho gió phơn Tây Nam có thể ảnh hưởng đến đồng bằng Bắc Bộ nước ta là?

  • A. Áp thấp vịnh Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh
  • B. Gió mùa Đông Nam hoạt động mạnh
  • C. Ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới đầu mùa hạ 
  • D. Gió mùa Tây Nam vượt dãy núi Trường Sơn
Câu 33
Mã câu hỏi: 200049

Hiện nay, rừng ngập mặn ở nước ta ngày càng bị thu hẹp nguyên nhân chủ yếu là do?

  • A. Mở rộng thành các khu du lịch sinh thái
  • B. Quá trình đô thị hóa nông thôn mạnh mẽ. 
  • C. Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường
  • D. Chuyển đổi thành diện tích nuôi tôm, cá 
Câu 34
Mã câu hỏi: 200050

Cho biểu đồ sau: 

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CHẾ ĐỘ MƯA VÀ CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY TRÊN LƯU VỰC SÔNG GIANH (trạm Đồng Tâm)

(Nguồn: SGK Địa lý 8, trang 124, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2015)

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên lưu vực sông 

Gianh nước ta? 

  • A. Chế độ dòng chảy theo sát chế độ mưa
  • B. Tháng 10 có lượng mưa lớn nhất
  • C. Mùa mưa lùi về thu đông
  • D. Tháng 9 có lưu lượng dòng chảy nhỏ nhất
Câu 35
Mã câu hỏi: 200051

Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho tháng mưa lớn nhất ở Nam Bộ đến muộn hơn so với Bắc Bộ nước ta? 

  • A. Vị trí gần xích đạo, sự thống trị của áp thấp
  • B. Gió mùa tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến sớm
  • C. Dải hội tụ nhiệt đới hoạt động kết thúc muộn
  • D. Đầu mùa hạ, chịu ảnh hưởng của phơn Tây Nam
Câu 36
Mã câu hỏi: 200052

Cho biểu đồ về tình hình sinh và tử của nước ta giai đoạn 1999 – 2019

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

  • A. Cơ cấu tỷ suất sinh và tỷ suất tử của nước ta 
  • B. Tỷ suất sinh và tỷ suất từ của nước ta 
  • C. Quy mô, cơ cấu tỷ suất sinh và tỷ suất tử của nước ta 
  • D. Tốc độ tăng trưởng tỷ suất sinh và tỷ suất tử của nước ta 
Câu 37
Mã câu hỏi: 200053

Cho bảng số liệu sau: 

DÂN SỐ CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2010 - 2018

(Đơn vị: Triệu người) 

Năm

2000

2005

2009

2014

2018

Tổng số dân

77,6

82,4

86,0

90,7

96,7

- Thành thị

18,7

22,3

25,6

30,0

33,0

- Nông thôn

58,9

60,1

60,4

60,7

63,7

 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, Nhà xuất bản thống kê 2019)

Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu dân số của nước ta phân theo thành thị và nông thôn, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

  • A. Cột chồng
  • B. Cột ghép
  • C. Miền
  • D. Tròn
Câu 38
Mã câu hỏi: 200054

Rừng cây họ Dầu ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta phát triển mạnh mẽ chủ yếu là do?

  • A. Khí hậu cận xích đạo, mùa khô rõ rệt 
  • B. Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn
  • C. Lượng mưa và độ ẩm không khí lớn 
  • D. Nắng nhiều, nhiệt độ quanh năm cao
Câu 39
Mã câu hỏi: 200055

Khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta là?

  • A. Địa hình thấp, ảnh hưởng mạnh của triều cường
  • B. Sự thất thường của nhịp điệu dòng chảy sông ngòi
  • C. Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô
  • D. Tính không ổn định của thời tiết, khí hậu
Câu 40
Mã câu hỏi: 200056

Cho bảng số liệu sau: 

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM CỦA NƯỚC TA

(Đơn vị: °C) 

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình 

tháng 1

Nhiệt độ trung bình 

tháng 7

Nhiệt độ trung bình 

năm

Hà Nội

16,4

28,9

23,5

Huế

19,7

29,4

25,1

TP. Hồ Chí Minh

25,8

27,1

26,9

 

(Nguồn: SGK Địa lý 12, Ban cơ bản, trang 44, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2015)

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về nhiệt độ trung bình của Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh?

  • A. TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ trung bình tháng 1 thấp nhất
  • B. Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam
  • C. Hà Nội có nhiệt độ trung bình tháng 7 cao nhất
  • D. Tháng 7 nhiệt độ trung bình ít chênh lệch giữa các địa điểm. 

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ