Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Địa Lí - Trường THPT Lê Lợi

15/04/2022 - Lượt xem: 29
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 202857

Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH CAO SU CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ THẾ GIỚI

(Đơn vị: Triệu ha )

Năm

1985

1995

2005

2013

Đông Nam Á

3,4

4,9

6,4

9,0

Thế giới

4,2

6,3

9,0

12,0

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014, NXB Thống kê , 2015) 
Nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi diện tích cao su của các nước Đông Nam Á và thế giới giai đoạn 1985 - 2013?
  • A.

    Diện tích cao su của Đông Nam Á tăng nhanh hơn của thế giới.

  • B.

    Diện tích cao su của thế giới tăng mạnh.

  • C.

    Tốc độ tăng diện tích cao su của Đông Nam Á chậm hơn của thế giới.

  • D.

    Diện tích cao su Đông Nam Á tăng liên tục

Câu 2
Mã câu hỏi: 202858

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ không có bộ phận địa hình nào dưới đây?

  • A. Vùng đội chuyển tiếp nhỏ hẹp
  • B.

    Vùng núi cao đồ sộ nhất cả nước

  • C. Các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi.
  • D. Đồng bằng hạ lưu sông mở rộng, màu mỡ.
Câu 3
Mã câu hỏi: 202859

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Sài Gòn thuộc lưu vực sông nào sau đây?

  • A. Sông Đồng Nai
  • B. Sông Mê Công
  • C. Sông Ba (Đà Rằng).
  • D. Sông Thu Bồn
Câu 4
Mã câu hỏi: 202860

Hậu quả của việc tăng nhanh dân số ở nước ta là?

  • A. đẩy nhanh quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
  • B.

    quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.

  • C.

    nguồn lao động dồi dào thuận lợi cho phát triển kinh tế.

  • D.

    sức ép đối với phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

Câu 5
Mã câu hỏi: 202861

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về chế độ nhiệt nước ta?

  • A.

    Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam.

  • B.

    Nhiệt độ trung bình năm có sự phân hóa theo không gian.

  • C.

    Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C (trừ các vùng núi cao).

  • D.

    Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.

Câu 6
Mã câu hỏi: 202862

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp tăng nhanh và ngày càng trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á là?

  • A. các ngành tiểu thủ công nghiệp.
  • B.

    lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử.

  • C. dệt may, da dày
  • D. khai thác than và khoáng sản kim loại.
Câu 7
Mã câu hỏi: 202863

Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của khu vực đồng bằng?

  • A.

    Là điều kiện thuận lợi để tập trung các khu công nghiệp, thành phố.

  • B.

    Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp dài ngày.

  • C.

    Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.

  • D.

    Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản.

Câu 8
Mã câu hỏi: 202864

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết sếu đầu đỏ là loài động vật đặc hữu của vườn quốc gia nào sau đây?

  • A. Bạch Mã.
  • B. Vũ Quang.
  • C. Tràm Chim.
  • D. Cát Tiên.
Câu 9
Mã câu hỏi: 202865

Vùng cực Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lý tưởng vì?

  • A.

    không có bão, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc

  • B.

    có thêm lục địa kéo dài.

  • C.

    có nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển.

  • D.

    có những hệ núi cao lan ra sát biển nên bờ biển khúc khuỷu.

Câu 10
Mã câu hỏi: 202866

Cho biểu đồ:

CƠ CẤU GDP PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 – 2014

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016)

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng với sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 - 2014?

  • A.

    Tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng, nông - lâm - ngư nghiệp giảm.

  • B.

    Tỉ trọng dịch vụ tăng nhanh nhất, công nghiệp - xây dựng xếp thứ 2 con nông - lâm - ngư nghiệp giảm.

  • C.

    Tỉ trọng công nghiệp - xây dựng tăng, dịch vụ và nông - lâm - ngư nghiệp giảm.

  • D.

    Tỉ trọng dịch vụ tăng, công nghiệp - xây dựng và nông - lâm - ngư nghiệp giảm.

Câu 11
Mã câu hỏi: 202867

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây không có đường biên giới với Lào?

  • A. Quảng Trị.
  • B. Điện Biên.
  • C. Thanh Hóa
  • D. Lai Châu.
Câu 12
Mã câu hỏi: 202868

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biệt dãy Hoành Sơn là ranh giới giữa 2 tỉnh nào?

  • A. Hà Tĩnh và Quảng Bình.
  • B. Quảng Bình và Quảng Trị.
  • C. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng
  • D. Nghệ An và Hà Tĩnh.
Câu 13
Mã câu hỏi: 202869

Chất lượng lao động nước ta ngày càng được nâng cao lên, chủ yếu là do?

  • A.

    những thành tựu trong công tác hướng nghiệp, dạy nghề.

  • B.

    những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế.

  • C.

    xuất khẩu lao động ra nước ngoài.

  • D.

    thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 14
Mã câu hỏi: 202870

Sự màu mỡ của đất feralit ở miền đồi núi nước ta phụ thuộc chủ yếu vào?

  • A. điều kiện khí hậu ở các vùng núi.
  • B.

    quá trình xâm thực - bồi tụ.

  • C.  kĩ thuật canh tác của con người.
  • D. nguồn gốc đá mẹ khác nhau.
Câu 15
Mã câu hỏi: 202871

Giải thích nào sau đây không đúng với việc dân cư tập trung đông ở đồng bằng?

  • A.

    có điều kiện tự nhiên thuận lợi.

  • B.

    nghề trồng lúa nước cần nhiều lao động.

  • C.

    tập trung nhiều trung tâm công nghiệp.

  • D.

    thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 16
Mã câu hỏi: 202872

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đỉnh núi nào sau đây có độ cao lớn nhất ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

  • A. Ngọc Linh.
  • B. Bà Đen.
  • C. Kon Ka Kinh.
  • D. Chư Pha
Câu 17
Mã câu hỏi: 202873

Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?

  • A.

    Phía bắc Mianma, bắc Việt Nam có mùa đông lạnh.

  • B.

    Ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ của những con sông lớn như Mệ Công

  • C.

    Địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi chạy dài theo hướng đông bắc - tây nam hoặc đông - tây.

  • D.

    Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa

Câu 18
Mã câu hỏi: 202874

Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long là do?

  • A. mùa mưa kéo dài.
  • B. mưa lớn và triều cường.
  • C. có nhiều sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
  • D. mưa bão và nước biển dâng.
Câu 19
Mã câu hỏi: 202875

Giới hạn độ cao đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc hạ thấp hơn so với miền Nam là do?

  • A.

    tác động của gió mùa kết hợp với hướng núi.

  • B.

    ảnh hưởng của tín phong Đông Bắc

  • C.

    địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi.

  • D.

    hoạt động của gió mùa Đông Bắc

Câu 20
Mã câu hỏi: 202876

Cho biểu đồ:

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016, NXB Thống kê, 2017)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

  • A.

    Quy mô GDP/người của một số quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2010 - 2015.

  • B.

    Quy mô và cơ cấu GDP/người của một số quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2010 - 2015.

  • C.

    Cơ cấu GDP/người của một số quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2010 - 2015.

  • D.

    Tốc độ tăng trưởng GDP/người của một số quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2010 - 2015.

Câu 21
Mã câu hỏi: 202877

Vĩ độ phần đất liền nước ta theo chiều từ Bắc vào Nam nằm trong phạm vi?

  • A. 23°20'B - 8°34'  
  • B. 23°23'B -8°34'B
  • C. 23°34 B -8°23'
  • D.

    23°23'B -8°20'

Câu 22
Mã câu hỏi: 202878

Nước ta có thể mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới thuận lợi là do vị trí?

  • A.

    nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương.

  • B.

    nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế.

  • C.

    ở nơi giao thoa giữa nhiều vành đai sinh khoáng.

  • D.

    năm trong khu vực nhiệt đới gió mùa

Câu 23
Mã câu hỏi: 202879

Tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn ở thành thị là do?

  • A. chất lượng nguồn lao động nông thôn cao.
  • B.

    tính mùa vụ của lao động nông nghiệp.

  • C. kinh tế nông thôn phát triển mạnh.
  • D. cơ cấu ngành nghề ở nông thôn đa dạng.
Câu 24
Mã câu hỏi: 202880

Dạng địa hình nào sau đây ở ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản?

  • A. Các tam giác châu có bãi triều rộng.
  • B. Các rạn san hô.
  • C. Các đảo ven bờ.
  • D. Vịnh cửa sông.
Câu 25
Mã câu hỏi: 202881

Vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng tài nguyên nước hiện nay ở nước ta là?

  • A.

    lượng nước phân bố không đều giữa các mùa và các vùng.

  • B.

    lũ lụt trong mùa mưa và ô nhiễm nguồn nước sông.

  • C.

    thiếu nước trong mùa khô và ô nhiễm môi trường nước

  • D.

    nguồn nước ngầm có nguy cơ cạn kiệt.

Câu 26
Mã câu hỏi: 202882

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, khu vực đồi núi Tây Bắc theo lát cắt địa hình từ C đến D (C - D) có đặc điểm địa hình là?

  • A. cao dần từ đông sang tây, nhiều đỉnh núi thấp, cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn
  • B.

    thấp dần từ tây bắc về đông nam, có các thung lũng sông đan xen đồi núi cao.

  • C.

    cao ở tây bắc thấp dần về đông nam, có nhiều đỉnh núi cao, các cao nguyên xen các thung lũng sông.

  • D.

    cao ở đông bắc thấp dần về tây nam, có nhiều đỉnh núi cao, các cao nguyên xen các thung lũng sông.

Câu 27
Mã câu hỏi: 202883

Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông - Tây ở vùng đồi núi là do các?

  • A. sự phân hóa theo độ cao.
  • B.

    sự phân hóa theo độ cao và hướng núi.

  • C. tác động của gió mùa với hướng các dãy núi.
  • D. tác động của biển Đông.
Câu 28
Mã câu hỏi: 202884

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây có qui mô dân số dưới 500 nghìn người (năm 2007)?

  • A. Cần Thơ.
  • B. Biên Hòa
  • C. Hạ Long.
  • D. Đà Nẵng.
Câu 29
Mã câu hỏi: 202885

Vùng núi nào của nước ta nằm ở phía đông thung lũng sông Hồng?

  • A. Trường Sơn Nam
  • B. Đông Bắc
  • C. Trường Sơn Bắc
  • D. Tây Bắc
Câu 30
Mã câu hỏi: 202886

Vì sao ở nước ta tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng số người tăng hàng năm vẫn lớn?

  • A.

    Qui mô dân số nước ta lớn.

  • B.

    Ý thức chấp hành pháp lệnh dân số chưa tốt của người dân.

  • C. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình triển khai chưa đồng bộ.
  • D.

    Cơ cấu dân số thuộc loại trẻ.

Câu 31
Mã câu hỏi: 202887

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết mỏ vàng Bồng Miêu thuộc tỉnh (thành phố) nào dưới đây?

  • A. Bình Định
  • B. Quảng Ngãi.
  • C. Quảng Nam.
  • D. Đà Nẵng
Câu 32
Mã câu hỏi: 202888

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết phần lớn dân cư thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo tập trung ở vùng nào sau đây?

  • A. Đông Nam Bộ.
  • B.

    Tây Nguyên

  • C. Duyên hải Nam Trung Bộ
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 33
Mã câu hỏi: 202889

Rừng tự nhiên của nước ta được chia làm 3 loại là?

  • A.

    rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng tái sinh.

  • B.

    rừng khoanh nuối, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

  • C.

    rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

  • D.

    rừng phòng hộ, rừng ngập mặn, rừng khoanh nuôi.

Câu 34
Mã câu hỏi: 202890

Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp của nước ta đã làm cho?

  • A.

    tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của tự nhiên được bảo toàn.

  • B.

    địa hình có sự phân bậc rõ ràng.

  • C.

    địa hình ít hiểm trở.

  • D.

    thiên nhiên có sự phân hóa sâu sắc

Câu 35
Mã câu hỏi: 202891

Chế độ nước chảy sông ngòi của nước ta phụ thuộc chủ yếu vào?

  • A. hướng địa hình
  • B. độ dốc của địa hình
  • C. lớp phủ thực vật.
  • D. chế độ mưa
Câu 36
Mã câu hỏi: 202892

Đề phòng chống khô hạn ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là?

  • A. xây dựng các công trình thủy lợi.
  • B. thực hiện tốt công tác dự báo.
  • C. tạo ra các giống cây chịu hạn.
  • D. chuyển đổi cơ cấu mùa vụ.
Câu 37
Mã câu hỏi: 202893

Cho bảng số liệu:

TỔNG SỐ DÂN VÀ TỐC ĐỘ TĂNG DÂN SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2014

Năm

2005

2009

2012

2014

Tổng số dân (triệu người)

83,4

84,6

88,8

90,7

- Dân thành thị

23,3

23,9

27,3

29,0

- Dân nông thôn

60,1

60,7

61,5

61,7

Tốc độ tăng dân số (%)

1,17

1,09

1,11

1,06

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016)

Để thể hiện số dân và tốc độ tăng dân số của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

  • A. Biểu đồ cột.
  • B. Biểu đồ miền
  • C. Biểu đồ đường
  • D. Biểu đồ kết hợp.
Câu 38
Mã câu hỏi: 202894

Để thể hiện số dân và tốc độ tăng dân số (2 đối tượng có đơn vị khác nhau) của nước ta trong giai đoạn 2005 – 2014 (4 mốc thời gian). Biểu đồ kết hợp là thích hợp nhất?

  • A.

    nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa

  • B.

    nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyển.

  • C.

    nước ta nằm tiếp giáp với biển Đông.

  • D.

    đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ.

Câu 39
Mã câu hỏi: 202895

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng rõ nét nhất nước ta là khu vực nào sau đây?

  • A. Tây Bắc.
  • B.

    Bắc Trung Bộ.

  • C. Đồng bằng sông Hồng
  • D. Duyên hải Nam Trung Bộ
Câu 40
Mã câu hỏi: 202896

Lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ Mặt trời lớn là do?

  • A. nằm ở rìa động của bán đảo Đông Dương.
  • B.

    hình thể kéo dài theo chiều vĩ tuyến.

  • C. năm trong vùng nội chí tuyến.
  • D. đồi núi chiếm phần lớn diện tích.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ