Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2018 - Lịch Sử THPT Liễn Sơn Vĩnh Phúc

08/07/2022 - Lượt xem: 21
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 258776

Sự kiện nào dưới đây chứng minh xu thế hòa hoãn Đông-Tây đã xuất hiện?

  • A. Sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu
  • B. Hai siêu cường Xô - Mĩ thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược
  • C. Sự ra đời của Tổ chức NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava
  • D. Hai nhà cấp cao của Mĩ và Liên Xô gặp gỡ tại đảo Manta (Địa Trung Hải).
Câu 2
Mã câu hỏi: 258777

Chọn đáp án đúng để điền vào chỗ trống hoàn thiện đoạn tư liệu nói về mặt tiêu cực của toàn cầu hóa: “Toàn cầu hóa làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người kém an toàn (từ kém an toàn về kinh tế, tài chính đến kém an toàn về chính trị), hoặc tạo ra nguy cơ đánh mất (a) và xâm phạm đến (b) của các quốc gia... ”

  • A. bản sắc dân tộc, nền độc lập tự chủ
  • B. bản sắc dân tộc, an ninh quốc gia
  • C. truyền thống văn hóa, nền độc lập tự chủ
  • D. truyền thống văn hóa, toàn vẹn lãnh thổ
Câu 3
Mã câu hỏi: 258778

Nguyên nhân khác nhau giữa Nhật Bản và các nước Tây Âu trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển
  • B. Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật
  • C. Sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước
  • D. Chi phí cho quốc phòng thấp
Câu 4
Mã câu hỏi: 258779

Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ tự phát sang tự giác?

  • A. Bãi công ở nhà máy xi măng Hải Phòng (1928)
  • B. Phong trào “vô sản hóa” (1928)
  • C. Bãi công ở đồn điền cao su Phú Riềng (1929)
  • D. Bãi công Ba Sơn (8-1925)
Câu 5
Mã câu hỏi: 258780

Ý nào không phải là nguyên nhân các nhà yêu nước đầu thế kỉ XX lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản?

  • A. Triều đình phong kiến Việt Nam ngả theo hướng quân chủ lập hiến
  • B. Do bế tắc về đường lối nên họ tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài
  • C. Họ thấy được tính ưu việt của cách mạng dân chủ tư sản
  • D. Có sự xuất hiện của tầng lớp tư sản
Câu 6
Mã câu hỏi: 258781

Ý nào sau đây phản ánh không đúng về khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?

  • A. Các cơ sở công nghiệp của ta chưa kịp phục hồi sản xuất
  • B. Ngân sách nhà nước lúc này hầu như trống rỗng
  • C. Nhân dân mới giành được chính quyền
  • D. Trên cả nước ta còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp
Câu 7
Mã câu hỏi: 258782

Nội dung nào trong Hiệp định Giơ - ne - vơ 1954 thể hiện thắng lợi lớn nhất của ta?

  • A. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương
  • B. Các bên thực hiện ngừng bắn
  • C. Các bên thực hiện tập kết, chuyển giao khu vực
  • D. Việt Nam tiến tới thống nhất bằng một cuộc Tổng tuyển cử tự do
Câu 8
Mã câu hỏi: 258783

Để thực hiện nền chuyên chính độc tài, ở trong nước Chính phủ Hitle đã thực hiện chính sách chủ yếu nào?

  • A. Thực hiện chính sách bài xích người Do Thái
  • B. Công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ
  • C. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân
  • D. Hạn chế các quyền tự do dân chủ tối thiểu của người dân
Câu 9
Mã câu hỏi: 258784

Trong những năm 1919-1929, Pháp đã thực hiện chính sách chủ yếu nào dưới đây ở Việt Nam?

  • A. Cải lương hương chính
  • B. Khai thác thuộc địa lần thứ nhất
  • C. Khai thác thuộc địa lần thứ hai
  • D. Phát triển giáo dục
Câu 10
Mã câu hỏi: 258785

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đế quốc do Mĩ cầm đầu đã thực hiện âm mưu cơ bản gì để chống lại Liên Xô?

  • A. Bao vây kinh tế
  • B. Phát động “chiến tranh lạnh”
  • C. Đẩy mạnh chiến tranh tổ lực
  • D. Lôi kéo các nước đồng minh chống lại Liên Xô
Câu 11
Mã câu hỏi: 258786

Đế quốc Pháp - Mỹ thực hiện kế hoạch Na - va trong 18 tháng nhằm mục tiêu lớn nhất là

  • A. xoay chuyển cục diện chiến tranh
  • B. kết thúc chiến tranh trong danh dự
  • C. đẩy quân ta vào tình thế đối phó bị động
  • D. dọn đường cho Mỹ từng bước thay thế quân Pháp
Câu 12
Mã câu hỏi: 258787

Kết quả phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi và Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Đều đã giành được độc lập
  • B. Lật đổ chủ nghĩa thực dân cũ
  • C. Thành lập các nước cộng hòa
  • D. Lật đổ chủ nghĩa thực dân mới
Câu 13
Mã câu hỏi: 258788

Quyết định quan trọng nào dưới đây không phải của Hội nghị Ianta (2/1945)?

  • A. Thảo thuận việc giải giáp quân đội phát xít Nhật ở Đông Dương
  • B. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản
  • C. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới
  • D. Thỏa thuận việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á
Câu 14
Mã câu hỏi: 258789

Trước chiến tranh thế giới thứ hai, trừ Nhật Bản, các nước Đông Bắc Á đều

  • A. là thuộc địa của Pháp
  • B. là các nước phát triển mạnh mẽ về kinh tế
  • C. giành được độc lập
  • D. bị chủ nghĩa thực dân nô dịch
Câu 15
Mã câu hỏi: 258790

Điểm giống nhau nổi bật về kết quả trong hai chiến thắng tại cầu Giấy lần thứ nhất và lần thứ hai là

  • A. quân Pháp hoang mang
  • B. làm nức lòng quân dân ta
  • C. triều đình nhà Nguyễn phải nhân nhượng
  • D. cả hai tướng giặc đều bị thiệt mạng
Câu 16
Mã câu hỏi: 258791

Sự kiện nào chứng tỏ Đảng Cộng sản Đông Dương đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam?

  • A. Đại hội quốc dân Tân Trào (16-18/8/1945).
  • B. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (tháng 11/1939).
  • C. Hội nghị Trung ương lần 8 (tháng 5/1941).
  • D. Hội nghị toàn quốc (13-15/8/1945).
Câu 17
Mã câu hỏi: 258792

Sau thất bại của chiến dịch Biên giới thu đông 1950, để tiếp tục theo đuổi chiến tranh, thực dân Pháp đã thực hiện kế hoạch

  • A. Kế hoạch xây dụng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
  • B. Kế hoạch Na- va
  • C. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi
  • D. Kế hoạch Rơ - ve
Câu 18
Mã câu hỏi: 258793

Bài học quan trọng nào Việt Nam có thể rút ra được từ sự phát triển của phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc?

  • A. Phải tranh thủ sự ủng hộ của các dân tộc bị áp bức
  • B. Phải nhanh chóng thành lập đảng vô sản để lãnh đạo cách mạng
  • C. Phải kết hợp các hình thức đấu tranh chống thực dân
  • D. Phải xây dựng khối đoàn kết công nông vững chắc
Câu 19
Mã câu hỏi: 258794

Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại do nguyên nhân khách quan nào duới đây?

  • A. Đế quốc Pháp còn mạnh
  • B. Khởi nghĩa nổ ra bị động
  • C. Giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo
  • D. Tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng còn non yếu
Câu 20
Mã câu hỏi: 258795

Chính sách đối ngoại chủ yếu của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

  • A. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc thế giới
  • B. khống chế, chi phối các nuớc tư bản đồng minh
  • C. ngăn chặn tiến tói xóa bỏ CNXH trên thế giới
  • D. triển khai “chiến lược toàn cầu”
Câu 21
Mã câu hỏi: 258796

Nguyên nhân khách quan quan trọng nhất dẫn đến nền kinh tế Tây Âu nhanh chóng phục hồi sau chiến tranh thế giới thứ hai là

  • A. Dựa vào nguồn viện trợ của Mĩ thông qua kế hoạch Mácsan
  • B. Nhờ vào thực lực của nhân dân Tây Âu
  • C. Thu lợi nhuận từ chính sách khai thác thuộc địa
  • D. Tây Âu giàu tài nguyên thiên nhiên
Câu 22
Mã câu hỏi: 258797

Để đẩy nhanh sự phát triển “thần kì”, Nhật Bản rất coi trọng yếu tố nào dưới đây?

  • A. Thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài
  • B. Bán các bằng phát minh, sáng chế
  • C. Giáo dục và khoa học - kĩ thuật
  • D. Đầu tư ra nước ngoài
Câu 23
Mã câu hỏi: 258798

Việc giải giáp quân đội Nhật Bản ở Đông Dương theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam được giao cho quân đội nước nào?

  • A. Quân đội Anh và quân đội Pháp
  • B. Quân đội Pháp và quân Trung Hoa Dân Quốc
  • C. Quân đội Anh và quân đội Mĩ
  • D. Quân đội Anh và quân Trung Hoa Dân Quốc
Câu 24
Mã câu hỏi: 258799

Đế quốc nào là đế quốc già?

  • A. Đức, Mĩ
  • B. Italia, Anh
  • C. Anh, Pháp
  • D. Mỹ, Pháp
Câu 25
Mã câu hỏi: 258800

Ở Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược các nước

  • A. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia
  • B. Lào, Cam-pu-chia, Miến Điện
  • C. Miến Điện, Mã Lai, Lào
  • D. Việt Nam, Miến Điện, Mã Lai
Câu 26
Mã câu hỏi: 258801

Cuộc chiến tranh thuốc phiện năm 1840 - 1842 đã

  • A. tạo điều kiện cho các nước tư bản phương Tây được tự do buôn bán ở Trung Quốc
  • B. biến Trung Quốc trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây
  • C. thể hiện sự bạc nhược của triều Mãn Thanh trong bảo vệ đất nước
  • D. đánh dấu mốc mở đầu quá trình biến Trung Quốc từ một nước độc lập thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến
Câu 27
Mã câu hỏi: 258802

Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935) đã xác định mục tiêu đấu tranh của phong trào cách mạng thế giới là

  • A. chống phát xít, chống chiến tranh
  • B. tự do, dân sinh dân chủ, cơm áo và hòa bình
  • C. giành dân chủ, bảo vệ hòa bình
  • D. giành độc lập, tự do
Câu 28
Mã câu hỏi: 258803

Ai là vị lãnh đạo Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

  • A. Xtalin
  • B. Ănghen
  • C. Lênin
  • D. Các Mác
Câu 29
Mã câu hỏi: 258804

Sự khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị của Đảng năm 1930 là xác định

  • A. đường lối, nhiệm vụ cách mạng
  • B. nhiệm vụ, lực lượng cách mạng
  • C. lực lượng, lãnh đạo cách mạng
  • D. lãnh đạo, mối quan hệ của cách mạng
Câu 30
Mã câu hỏi: 258805

Nét nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong những năm 1929 - 1933 là

  • A. ổn định
  • B. phát triển nhanh
  • C. suy thoái, khủng hoảng
  • D. có bước phát triển mới
Câu 31
Mã câu hỏi: 258806

Vai trò của nhà nước được thể hiện như thế nào trong Chính sách kinh tế mới của Liên Xô?

  • A. Lũng đoạn, chi phối nền kinh tế quốc dân
  • B. Nhà nước có vai trò kiểm soát nền kinh tế nhiều thành phần
  • C. Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt trong nền kinh tế nhiều thành phần
  • D. Thả nồi nền kinh tế cho tư nhân
Câu 32
Mã câu hỏi: 258807

Điểm khác biệt căn bản của phong trào cách mạng 1930 - 1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930 là

  • A. hình thức đấu tranh quyết liệt và triệt để hơn
  • B. quy mô phong trào rộng lớn trên cả nước
  • C. lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia
  • D. đây là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo
Câu 33
Mã câu hỏi: 258808

Sự kiện nào đánh dấu bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Đức tham gia hội nghị Muy-ních
  • B. Đức tấn công Ba Lan 01/9/1939
  • C. Đức tấn công Liên Xô
  • D. Đức tấn công Tiệp Khắc
Câu 34
Mã câu hỏi: 258809

Nhận định nào sau đây không đúng về tác động của sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945 đến cách mạng nước ta?

  • A. Cuộc đảo chính đã tạo nên thời cơ chín muồi
  • B. Điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi
  • C. Phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương
  • D. Đánh đuổi phát xít Nhật là nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân Đông Dương
Câu 35
Mã câu hỏi: 258810

Hội nghị cấp cao ASEAN VI được tổ chức tháng 12/1998 tại thủ đô của quốc gia nào?

  • A. Viêng Chăn (Lào)
  • B. Băng Cốc (Thái Lan)
  • C. Giacácta (Inđônêxia)
  • D. Hà Nội (Việt Nam)
Câu 36
Mã câu hỏi: 258811

Nội dung nào không phản ánh các mâu thuẫn sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A. mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản thắng trận
  • B. mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa với nhau
  • C. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước bại trận
  • D. mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với các nước thuộc địa
Câu 37
Mã câu hỏi: 258812

Thắng lợi trong chiến dịch nào giúp quân dân ta giành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ?

  • A. Chiến dịch Việt Bắc 1947
  • B. Chiến dịch Biên Giới 1950
  • C. Chiến cuộc đông - xuân 1953 - 1954
  • D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
Câu 38
Mã câu hỏi: 258813

Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo đúng trình tự thời gian

1. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.

2. Trên bán đảo Triều Tiên ra đời hai nhà nước.

3. Nội chiến giữa Quốc Dân đảng và Đảng Cộng sản

4. Trung Quốc thu hồi Hồng Công và Ma Cao

  • A. 3,2,1,4
  • B. 3,2,4,1
  • C. 3,1,2,4 
  • D. 4,2,3,1
Câu 39
Mã câu hỏi: 258814

Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt nam đang trong tình trạng

  • A. có nền công thương nghiệp phát triển
  • B. ổn định
  • C. có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng
  • D. phát triển nhanh chóng
Câu 40
Mã câu hỏi: 258815

Cơ sở quan trọng nhất để Liên Xô có thể tiến hành cuộc chạy đua vũ trang với Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là?

  • A. Nền kinh tế hồi phục và phát triển nhanh
  • B. Chế tạo thành công bom nguyên tử
  • C. Đạt thành tựu to lớn về khoa học kĩ thuật
  • D. Có nhiều nước đồng minh

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ