Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG 2019 môn Ngữ văn lần 1 Trường THPT Trần Phú, Tỉnh Vĩnh Phúc

15/04/2022 - Lượt xem: 41
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (7 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 151325

Phần 1: Đọc - hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Đứng một mình không dễ. Không những nó có thể làm ta không được ưa thích, khi một mình, nhà văn Đan Mạch Dorthe Nors viết, chúng ta phải đối diện với cảm xúc của ta, quá khứ của ta, cuộc đời của ta, những vấp váp, sai lầm của ta, ta sẽ cảm thấy mình nhỏ bé. Cần lòng dũng cảm để không lẩn tránh chúng. Đổi lại, điều ta nhận được là một sự vững vàng mà không phải bám víu vào sự tung hô của người khác. Một mình nhưng không cô đơn. Triết gia thế kỷ 19 Henry David Thoreau viết: “Tôi không cô đơn hơn một cây mao nhị hay bồ công anh trên một đồng cỏ, hay một lá đậu, hay một cây chua me đất, hay một con mòng, hay một con ong nghệ. Tôi không cô đơn hơn ngôi sao Bắc Đẩu, hay một ngọn gió nam, hay một cơn mưa tháng tư, hay băng tan tháng giêng”.

Cuối cùng, một mình không có nghĩa là tách khỏi người khác một cách vật lí. Một mình là một quan điểm sống, một trạng thái tinh thần độc lập, nó không được đo bởi khoảng cách vật lí giữa một cá nhân với những người xung quanh. Các ẩn sĩ hiện đại không cần thiết phải lên núi. Họ vẫn ở trong xã hội, yên lặng, quan sát và tìm hiểu thế giới. Họ tự do trước những con sóng của đám đông để có thể quan tâm đến cộng đồng một cách sâu sắc hơn, đóng góp cho cộng đồng một cách hiểu biết hơn. Vẻ đẹp của người đứng một mình là vẻ đẹp tự tại, với một niềm vui tự thân. Niềm vui mà như nhà tu hành David Steindl – Rast diễn tả, không phụ thuộc vào những điều đang xảy ra.

(Đặng Hoàng Giang, Bức xúc không làm ta vô can, Nxb Hội Nhà văn, năm 2016, tr 79-80)

Câu 2
Mã câu hỏi: 151326

Tìm trong đoạn trích 03 lí do để thấy rằng “Đứng một mình không dễ”.

Xem đáp án
Câu 3
Mã câu hỏi: 151327

Các câu văn gạch chân trong đoạn trích trên liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào? Phân tích vai trò của từ “Họ” trong các câu văn đó.

Xem đáp án
Câu 4
Mã câu hỏi: 151328

Anh/chị hiểu “niềm vui tự thân” của người đứng một mình là như thế nào?

Xem đáp án
Câu 5
Mã câu hỏi: 151329

Anh/chị có đồng ý với quan điểm của tác giả: “Một mình nhưng không cô đơn” không? Vì sao?

Xem đáp án
Câu 6
Mã câu hỏi: 151330

Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)

(2.0 điểm)

“Đứng một mình” nên hay không nên? Viết đoạn văn ngắn bày tỏ ý kiến của anh/chị về vấn đề này.

Xem đáp án
Câu 7
Mã câu hỏi: 151331

Cảm nhận về thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn thơ sau:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một Nxb Giáo dục, năm 2017)

Liên hệ với khổ thơ sau trong bài Tràng giang của Huy Cận để thấy điểm tương đồng trong nghệ thuật tả cảnh của hai tác giả:

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vắng chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”

(Trích Tràng giang, Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, năm 2017)

(5.0 điểm)

Xem đáp án

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ