Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG 2018 môn Sinh học THPT Quang Trung- Đống Đa

15/04/2022 - Lượt xem: 21
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 192771

Điều nào chưa chính xác với mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường? 

  • A. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen.
  • B. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.
  • C. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
  • D. Trong quá trình biểu hiện kiểu hình, kiểu gen chịu nhiều tác động của môi trường bên ngoài.
Câu 2
Mã câu hỏi: 192772

Một loài thực vật có 12 nhóm gen liên kết. Do đột biến ở một quần thể của loài này đã xuất hiện 2 thể đột biến khác nhau là thể một và thể tam bội. Số lượng nhiễm sắc thể có trong quần thể một và thể tam bội lần lượt là: 

  • A. 12 và 36.  
  • B. 23 và 36.       
  • C. 24 và 36.               
  • D.  11 và 25.
Câu 3
Mã câu hỏi: 192773

Khi cho lai cặp thỏ lông trắng , dài thu được kết quả sau:

56,25% lông trắng, dài : 18,75% lông trắng, ngắn : 18,75% lông đen, dài : 6,25% lông xám, ngắn. Biết gen quy định tính trạng nằm trên NST thường. Quy luật di truyền chi phối. 

  • A. Có hoán vị gen xảy ra giữa gen quy định màu lông và chiều dài lông.
  • B. Tính trạng màu lông do một gen quy định, chiều dài lông do hai gen quy định.
  • C. Gen quy định chiều dài lông liên kết với một trong hai gen chi phối màu lông.
  • D. Mỗi cặp gen quy định một tính trạng và nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
Câu 4
Mã câu hỏi: 192774

Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có 2 alen ( A và a) người ta thấy số cá thể đồng hợp tử trội nhiều gấp 9 lần số cá thể đồng hợp lặn. Tỉ lệ phần trăm số cá thể dị hợp tử trong quần thể này là 

  • A. 3,75%.               
  • B. 37,5%.      
  • C.  18,75%.     
  • D. 56,25%.
Câu 5
Mã câu hỏi: 192775

Trường hợp cơ thể sinh vật có một cặp NST trong bộ nhiễm sắc thể tăng thêm một chiếc được gọi là: 

  • A. Thể ba.           
  • B. Thể một.              
  • C. Thể tam bội.     
  • D. Thể lệch bội.
Câu 6
Mã câu hỏi: 192776

Đặc điểm nào chưa chính xác khi nói về mã di truyền?

(1) mã di truyền được đọc theo từng bộ ba.

(2) Tất cả các loài đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.

(3) Một bộ ba có thể mã hóa cho nhiều axit amin.

(4) Nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin. 

  • A. 4,1.  
  • B. 2,3.   
  • C. 3,4.      
  • D. 1,3.
Câu 7
Mã câu hỏi: 192777

Ở người, gen B: quy định da bình thường, b: Bệnh bạch tạng. nằm trên NST thường. Trong một gia đình bố, mẹ bình thường ( cho rằng họ có kiểu gen dị hợp tử). Xác suất họ sinh 2 con ( 1 con gái và 1 con trai) bị bệnh là: 

  • A. 6,25%.          
  • B. 3,125%.              
  • C. 28,125%.   
  • D. 1,5625%.
Câu 8
Mã câu hỏi: 192778

Khi 2 alen trội thuộc 2 hay nhiều lôcut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình là kiểu di truyền: 

  • A. Phân li độc lập.     
  • B. Tương tác gen.        
  • C. Tương tác cộng gộp.         
  • D. Tương tác bổ sung.
Câu 9
Mã câu hỏi: 192779

Nói về sinh vật chuyển gen nhận định nào sai

  • A. Một gen của sinh vật đó bị biến đổi.
  • B. Đưa thêm một gen lạ ( của loài khác vào hệ gen).
  • C. Đã bị loại bỏ hoặc bất hoạt một gen nào đó.
  • D. Sinh vật đã chuyển gen sang sinh vật khác.
Câu 10
Mã câu hỏi: 192780

Phương pháp nào có hiệu quả tốt nhất trong việc duy trì ưu thế lai ở một giống cây trồng? 

  • A. Cho tự thụ phấn bắt buộc.     
  • B.  Nhân giống vô tính bằng cành giâm.
  • C. Nuôi cấy mô.                              
  • D. Trồng cây bằng hạt đã qua chọn lọc.
Câu 11
Mã câu hỏi: 192781

Enzim giới hạn trong kỹ thuật chuyển gen có tác dụng: 

  • A. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
  • B. Nối đoạn gen vào plasmit.
  • C. Cắt và nối ADN của plasmits ở những điểm xác định.
  • D. Mở vòng plasmit và cắt phân tử ADN ở những điểm xác định.
Câu 12
Mã câu hỏi: 192782

Ở mỗi loài thực vật, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn cho cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ F1 thu được toàn cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ thu được đời con có số cây thân thấp hoa trắng chiếm tỉ lệ 2%. Với trường hợp không xảy ra đột biến, theo lý thuyết ở đời con, số cây dị hợp tử về cả hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ: 

  • A. 10%.         
  • B. 25%.          
  • C. 5%.             
  • D. 50%.
Câu 13
Mã câu hỏi: 192783

Gen liên kết được định nghĩa là: 

  • A. các gen được di truyền cùng nhau.
  • B. các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
  • C.  các nhóm gen khác nhau trên cùng một NST.
  • D. các gen không alen cùng nằm trên một NST.
Câu 14
Mã câu hỏi: 192784

Ở cừu, gen A quy định lông dài trội hoàn toàn so với gen a quy định lông ngắn. Quần thể ban đầu có thành phần kiểu gen 0,4 AA : 0,4 Aa : 0,2 aa. Vì nhu cầu lấy lông người ta đã giết thịt toàn bộ cừu lông ngắn. Qua ngẫu phối, thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ sau được dự đoán: 

  • A. 0,625 AA : 0,25 Aa : 0,125 aa.    
  • B.  0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa.
  • C. 0,5625 AA : 0,375 Aa : 0,0625 aa.       
  • D. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.
Câu 15
Mã câu hỏi: 192785

Một phân tử ARN dài 2040 Ă tỉ lệ các loại nuclêôtit A,U,G,X lần lượt là: 20%, 15%, 40% và 25%. Tính số nuclêôtit của đoạn ADN đã tổng hợp nên phân tử ARN đó: 

  • A. G = X = 240, A = T = 360.        
  • B.  A = T = 210, G = X = 390.
  • C. A = T = 320, G = X = 280.      
  • D.  G = X = 360, A = T = 240.
Câu 16
Mã câu hỏi: 192786

Loại ARN nào đóng vai trò như " một người phiên dịch" tham gia dịch mã trên mARN thành trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit? 

  • A.  rARN.      
  • B. Cả tARN và rARN.
  • C. mARN.     
  • D. tARN.
Câu 17
Mã câu hỏi: 192787

Gen qui định nhóm máu có 3 alen IA, IB, IO có thể tạo tối đa bao nhiêu cặp alen quy định nhóm máu? 

  • A. 6.        
  • B. 8.        
  • C. 3.                
  • D.  10.
Câu 18
Mã câu hỏi: 192788

Dạng đột biến gen có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc phân tử prôtêin do gen đó chỉ huy tổng hợp là: 

  • A. Mất một cặp ở bộ ba mã hóa thứ 10.
  • B. Thay thế một cặp ở bộ ba mã hóa cuối.
  • C. Đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit ở 2 bộ ba mã hóa cuối.
  • D. Thêm một cặp ở bộ ba mã hóa thứ 10.
Câu 19
Mã câu hỏi: 192789

Giả sử có 2 cây khác loài có kiểu gen AaBB và DDEe người ta sử dụng công nghệ tế bào để tạo ra các cây con từ 2 cây này. Theo lý thuyết, trong các phát biểu sau về các cây con có bao nhiêu phát biểu đúng?

1. các cây con được tạo ra do nuôi cấy tế bào sinh dưỡng của từng cây có kiểu gen AaBB hoặc DDEe.

2. nuôi hạt phấn của từng cây sau đó lưỡng bội hóa thu được 8 dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.

3. các cây con được tạo ra từ nuôi dưỡng hạt phấn từng cây và lưỡng bội hóa có kiểu gen AABB, aaBB, DDEE, DDee.

4. Các cây con tạo ra từ lai tế bào sinh dưỡng của 2 cây với nhau có kiểu gen AaBBDDEe. 

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 20
Mã câu hỏi: 192790

Trong quần thể tự thụ phấn và giao phối gần, yếu tố nào duy trì không đổi qua các thế hệ? 

  • A. Số lượng các cá thể.     
  • B. Số lượng các alen. 
  • C. Tần số các kiểu gen. 
  • D. Tần số các alen.
Câu 21
Mã câu hỏi: 192791

Ở tằm, tính trạng màu sắc trứng do một gen có 2 alen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen A quy định màu sáng trội hoàn toàn so với alen a quy định màu trứng sẫm. Người ta có thể dựa vào kết quả của phép lai nào sau đây để phân biệt tằm đực và tằm cái ngay từ giai đoạn trứng? 

  • A. XAXa x XaY.          
  • B. XAXA x XaY.        
  • C. XaXa x XAY.      
  • D. XAXa x XAY.
Câu 22
Mã câu hỏi: 192792

Theo định luật Hacđi - Vanbec, có bao nhiêu quần thể sinh vật ngẫu phối sau đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

(1). 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa.                   (2).0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa.

(3). 0,2 AA : 0,6 Aa : 0,2 aa.                       (4). 0,75 AA : 0,25 aa.

(5). 100% AA.                                            (6). 100% Aa. 

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 5
  • D. 3
Câu 23
Mã câu hỏi: 192793

Trong chọn giống người ta thường sử dụng phương pháp giao phối gần hay tự thụ phấn với mục đích gì? 

  • A. Tạo dòng thuần mang các đặc tính di truyền.
  • B. Tổng hợp các đặc điểm quí từ các dòng bố mẹ.
  • C. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp.
  • D. Tạo ưu thế lai so với bố mẹ.
Câu 24
Mã câu hỏi: 192794

Di truyền ngoài nhân có đặc điểm:

1. Không tuân theo quy luật di truyền một cách chặt chẽ.

2. Phép lai thuận và lai nghịch có kết quả khác nhau.

3. Cơ thể mang cặp NST giới tính XX có vai trò quyết định.

4. Không liên quan đến nhân và NST trong nhân.

Các phương án đúng: 

  • A. 1,2,4.          
  • B. 1,2,3.             
  • C. 1,3,4.                
  • D. 2,3,4.
Câu 25
Mã câu hỏi: 192795

Kỹ thuật chia cắt một phôi ở động vật thành nhiều phôi, cho phát triển trong cơ thể nhiều con khác tạo ra nhiều con có kiểu hình giống nhau là: 

  • A. Kỹ thuật cấy truyền phôi.                     
  • B. Kỹ thuật cấy truyền hợp tử.
  • C. Công nghệ sinh học tế bào.             
  • D. Công nghệ nhân bản vô tính ở động vật.
Câu 26
Mã câu hỏi: 192796

Khi nói về mức phản ứng của kiểu gen có bao nhiêu nhận định nào sau đây là đúng?

1. Tính trạng có mức phản ứng rộng thường là tính trạng chất lượng.

2. Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen, đưa các sinh vật theo dõi ở các môi trường khác nhau.

3. Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen cần tao ra các sinh vật cùng một kiểu gen.

4. Tính trạng có mức phản ứng rộng thường là tính trạng số lượng. 

  • A. 2
  • B. 4
  • C. 1
  • D. 3
Câu 27
Mã câu hỏi: 192797

Trong kĩ thuật lai tế bào, các tế bào trần là: 

  • A. Các tế bào xôma tự do tách ra từ tế bào sinh dưỡng.
  • B. Các tế bào khác loài hòa nhập thành tế bào lai.
  • C. Các tế bào được xử lý làm tan màng sinh chất.
  • D. Các tế bào được xử lý làm tan thành tế bào.
Câu 28
Mã câu hỏi: 192798

Một quần thể thực vật tự thụ phấn có 2 alen A quy định hoa đỏ và a quy định hoa trắng. Quần thể P gồm 80% số cây có kiểu gen dị hợp tử. Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng về quần thể này?

(1). F3 có tỉ lệ cây hoa trắng tăng 35% so với tỉ lệ cây hoa trắng ở P.

(2). Tần số kiểu gen A và a không đổi qua các thế hệ.

(3). Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F3 luôn nhỏ hơn tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở P.

(4). Hiệu số giữa hai loại kiểu gen đồng hợp ở mỗi thế hệ luôn không đổi. 

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 2
Câu 29
Mã câu hỏi: 192799

Phép lai nào sau đây cho nhiều kiểu gen nhất? giả sử không có đột biến xảy ra. 

  • A. AB/ab x AB/ab.                 
  • B. XA XABb x XaYbb. 
  • C. AaBb x AaBb.                 
  • D. AB/ab DD x Ab/ab dd.
Câu 30
Mã câu hỏi: 192800

Ở một loài côn trùng hai cặp alen Aa và Bb quy định hai cặp tính trạng thường là màu sắc thân và độ dài chân. Cho P thuần chủng khác nhau hai cặp alen, F1 chỉ xuất hiện thân đen, chân dài. Đem F1 giao phối với thân nâu, chân ngắn thu được 35% tân đen, chân dài: 35% thân nâu, chân ngắn: 15% thân nâu, chân dài: 15% thân đen chân ngắn.
Đáp án nào sau đây là đúng? 

  • A. Kiểu gen F1 là AB/ab, tần số hoán vị gen là 30%.
  • B. Kiểu gen Flà AB/ab không xảy ra hoán vị gen.
  • C.  Kiểu gen của Flà: Ab/aB, tần số hoán vị gen 15%.
  • D.  Kiểu gen của F1 là AaBb.
Câu 31
Mã câu hỏi: 192801

Người ta cho 2 dòng bí quả tròn thuần chủng lai với nhau được F1 là bí quả dẹt. Cho F1 tự thụ phấn F2 có tỉ lệ 9 quả dẹt : 7 quả tròn. Quy luật di truyền chi phối phép lai trên: 

  • A. Phân li độc lập.    
  • B. Tương tác bổ sung. 
  • C. Tương tác cộng gộp.
  • D. Tương tác gen.
Câu 32
Mã câu hỏi: 192802

Thành phần kiểu gen của một quần thể là: 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa. Tần số các alen trong quần thể là: 

  • A.  p = 0,9; q = 0,1.   
  • B. p = 0,15; q = 0,85.
  • C. p = 0,3; q = 0,7.  
  • D. p = 0,7; q = 0,3.
Câu 33
Mã câu hỏi: 192803

Trong một quần thể người, tỉ lệ nhóm máu O là 48,35%, nhóm máu B là 27,94%, nhóm máu A là 19,46%, còn lại là nhóm máu B. Tần số các alen quy định nhóm máu A, B, O trong quần thể này là: 

  • A. IA = 0,69; IB = 0,13; IO = 0,18.     
  • B. IA = 0,13; IB = 0,18; IO = 0,69.
  • C. IA = 0,17; IB = 0,26; IO = 0,57.              
  • D. IA = 0,18; IB = 0,13; IO = 0,69.
Câu 34
Mã câu hỏi: 192804

Trong mức cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào có đường kính 30 nm: 

  • A. sợi chất nhiễm sắc. 
  • B. Crômatit.        
  • C.  sợi cơ bản.          
  • D.  siêu xoắn.
Câu 35
Mã câu hỏi: 192805

Những thành tựu nào ứng dụng công nghệ gen trong các thành tựu công nghệ sinh học sau:

1. Người bệnh tiểu đường được điều trị bởi hooc môn insulin được tổng hợp nhờ vi khuẩn Ecoli.

2. Cây tomato có quả cà chua và củ khoai tây nhờ lai tế bào sinh dưỡng.

3. Chuột chứa gen tổng hợp hemôglôbin của thỏ.

4. Cừu Đôly được tạo từ kỹ thuật nhân bản vô tính.

5. Cừu cho sữa có prôtêin huyết tương của người. 

  • A. 1,3,5.          
  • B.  2,3,4.         
  • C. 1,2,3.        
  • D. 3,4,5.
Câu 36
Mã câu hỏi: 192806

Phát biểu nào sau đây sai khi nói về quần thể ngẫu phối? 

  • A. Quần thể ngẫu phối đảm bảo được sự đa dạng di truyền.
  • B. Trong quần thể ngẫu phối các cá thể giao phối một cách ngẫu nhiên.
  • C. Qua các thế hệ quần thể ngẫu phối có tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm.
  • D. Trong điều kiện nhất định, quần thể ngẫu phối có tỉ lệ kiểu gen không đổi.
Câu 37
Mã câu hỏi: 192807

ADN tái tổ hợp tạo ra trong kỹ thuật chuyển gen, sau đó phải được đưa vào trong tế bào vi khuẩn Ecoli nhằm: 

  • A. để ADN tái tổ hợp kết hợp với ADN của vi khuẩn.
  • B. làm tăng hoạt tính của gen chứa trong ADN tái tổ hợp.
  • C. dựa vào khả năng sinh sản nhanh của E.coli để làm tăng nhanh số lượng gen mong muốn.
  • D. để kiểm tra hoạt động của ADN tái tổ hợp.
Câu 38
Mã câu hỏi: 192808

Ở cà chua A quy định quả tròn, a quả bầu dục. B quả ngọt, b quả chua, mỗi cặp gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể. Trong phép lai P : AaBb x aaBb. Loại quả bầu dục, vị chua xuất hiện ở F1 với tỉ lệ nào? 

  • A. 12,5%.  
  • B. 25%.     
  • C. 37,5%.           
  • D. 50%.
Câu 39
Mã câu hỏi: 192809

Trong quần thể ngẫu phối đã cân bằng di truyền thì từ tần số cá thể có kiểu hình lặn có thể suy ra: 

  • A. Thành phần các gen alen đặc trưng của quần thể.
  • B. Tính ổn định của quần thể.
  • C. Tần số các alen và tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể.
  • D. Vốn gen của quần thể.
Câu 40
Mã câu hỏi: 192810

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng? 

  • A. Phần lớn đột biến điểm là đột biến mất một cặp nuclêôtit.
  • B. Đột biến gen có thể có hại, có lợi hoặc trung tính.
  • C. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN.
  • D. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ