Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử HK1 môn Hóa 8 năm 2019-2020 Trường THCS Phúc Long

08/07/2022 - Lượt xem: 26
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 235361

Trong số các câu sau, câu nào đúng nhất khi nói về khoa học hoá học?

  • A. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất vật lí của chất.
  • B. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất hoá học của chất.
  • C. Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng.
  • D. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất và ứng dụng của chất.
Câu 2
Mã câu hỏi: 235362

Vật thể nào sau đây là vật thể nhân tạo?

  • A. Hoa đào.     
  • B. Cây cỏ.     
  • C. Quần áo.   
  • D. Núi đá vôi.
Câu 3
Mã câu hỏi: 235363

Dãy biểu diễn chất là:

  • A. Cốc thủy tinh, cốc nhựa, inox.   
  • B. Thủy tinh, nước, inox, nhựa.
  • C. Thủy tinh, inox, xoong nồi.    
  • D. Cơ thể người, nước, xoong nồi.
Câu 4
Mã câu hỏi: 235364

Vật thể nào dưới đây là vật thể tự nhiên?

  • A. Cái bàn.
  • B. Cái nhà.      
  • C. Quả chanh.   
  • D. Quả bóng.
Câu 5
Mã câu hỏi: 235365

Vật thể nào dưới đây là vật thể nhân tạo?

  • A. khí quyển.  
  • B. nước biển.  
  • C. Cây mía.  
  • D. Cây viết.
Câu 6
Mã câu hỏi: 235366

Vật thể nào sau đây là vật thể nhân tạo?   

  • A. Cây cối.   
  • B. Sông suối.   
  • C. Nhà cửa.     
  • D. Đất đá.
Câu 7
Mã câu hỏi: 235367

Vật thể tự nhiên là

  • A. Con bò.   
  • B. Điện thoại.   
  • C. Ti vi.      
  • D. Bàn là.
Câu 8
Mã câu hỏi: 235368

Dãy nào sau đây chỉ gồm các vật thể tự nhiên?

  • A. Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét.   
  • B. Xenlulozơ, kẽm, vàng.
  • C. Sông, suối, bút, vở, sách.    
  • D. Nước biển, ao, hồ, suối.    
Câu 9
Mã câu hỏi: 235369

Trạng thái hay thể (rắn, lỏng hay khí), màu, mùi, vị, tính tan hay không tan trong nước (hay trong một chất lỏng khác), nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng, tính dẫn nhiệt, dẫn điện,... là

  • A. tính chất tự nhiên.    
  • B. tính chất vật lý.
  • C. tính chất hóa học.    
  • D. tính chất khác.
Câu 10
Mã câu hỏi: 235370

Những chất nào dưới đây là chất tinh khiết?

(1) Natri clorua rắn (muối ăn);                               

(2) Dung dịch natri clorua;

(3) Sữa tươi;                                                          

(4) Nhôm;

(5) Nước cất;                                                         

(6) Nước chanh.

  • A. (3), (6).   
  • B. (1) ,(4) ,(5).  
  • C. (1),(3), (4) ,(5).   
  • D. (2), (3), (6).
Câu 11
Mã câu hỏi: 235371

Người ta có thể sản xuất phân đạm từ nitơ trong không khí. Coi không khí gồm nitơ và oxi. Nitơ sôi ở -196oC, còn oxi sôi ở -183oC. Để tách nitơ ra khỏi không khí, ta tiến hành như sau:

  • A. Dẫn không khí vào dụng cụ chiết, lắc thật kỹ sau đó tiến hành chiết sẽ thu được nitơ.
  • B. Dẫn không khí qua nước, nitơ sẽ bị giữ lại, sau đó đun sẽ thu được nitơ.
  • C. Hóa lỏng không khí bằng cách hạ nhiệt độ xuống dưới -196o Sau đó nâng nhiệt độ lên đúng -196oC, nitơ sẽ sôi và bay hơi.
  • D. Làm lạnh không khí, sau đó đun sôi thì nitơ bay hơi trước, oxi bay hơi sau.
Câu 12
Mã câu hỏi: 235372

Để tách muối ra khỏi hỗn hợp gồm muối, bột sắt và bột lưu huỳnh. Cách nhanh nhất là:

  • A. Dùng nam châm, hòa tan trong nước, lọc, bay hơi.
  • B. Hòa tan trong nước, lọc, bay hơi.    
  • C. Hòa tan trong nước, lọc, dùng nam châm, bay hơi.
  • D. Hòa tan trong nước, lọc, bay hơi, dùng nam châm.
Câu 13
Mã câu hỏi: 235373

Để tách muối ra khỏi hỗn hợp gồm muối, bột sắt và bột lưu huỳnh. Cách nhanh nhất là:

  • A. Dùng nam châm, hòa tan trong nước, lọc, bay hơi.
  • B. Hòa tan trong nước, lọc, bay hơi.    
  • C. Hòa tan trong nước, lọc, dùng nam châm, bay hơi.
  • D. Hòa tan trong nước, lọc, bay hơi, dùng nam châm.
Câu 14
Mã câu hỏi: 235374

Muối ăn (NaCl) là

  • A. hợp chất.  
  • B. đơn chất.    
  • C. nguyên tử.    
  • D. hỗn hợp.
Câu 15
Mã câu hỏi: 235375

Dãy chất chỉ gồm các đơn chất?

  • A. H2, O2, Na.  
  • B. CaO, CO2, ZnO.
  • C. HNO3, H2CO3, H2SO4.            
  • D. Na2SO4, K2SO4, CaCO3.
Câu 16
Mã câu hỏi: 235376

Dãy nào sau đây chỉ có các hợp chất?

  • A. CH4, K2SO4, Cl2, O2, NH3.    
  • B. O2, CO2, CaO, N2, H2O.
  • C. H2O, Ca(HCO3)2, Fe(OH)3, CuSO4.  
  • D. HBr, Br2, HNO3, NH3, CO2.
Câu 17
Mã câu hỏi: 235377

Tổng số hạt trong nguyên tử X là 28 và số hạt không mang điện chiếm 35,7% thì số electron của nguyên tử X là

  • A. 7
  • B. 8
  • C. 9
  • D. 10
Câu 18
Mã câu hỏi: 235378

Một nguyên tố R có tổng số hạt (proton, electron, nơtron) là 46. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Số hạt proton của R là

  • A. 14
  • B. 15
  • C. 16
  • D. 17
Câu 19
Mã câu hỏi: 235379

Cho nguyên tử X có tổng số hạt là 34, trong đó tổng số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. X là

  • A. Mg
  • B. Li
  • C. Al
  • D. Na
Câu 20
Mã câu hỏi: 235380

Hợp chất X được tạo bởi nguyên tử M với nguyên tử nitơ là M3N2 có tổng số hạt cơ bản là 156, trong đó tổng số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện là 44. Công thức phân tử của X là

  • A. Ca3N2.  
  • B. Mg3N2.   
  • C. Zn3N2.   
  • D. Cu3N2.
Câu 21
Mã câu hỏi: 235381

Tổng số hạt proton, nơtron , electron trong hai nguyên tử của nguyên tố X và Y là 96 trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 32. Số hạt mang điện của nguyên tử Y nhiều hơn của X là 16. X và Y lần lượt là

  • A. Be và Mg.     
     
  • B. Ca và Sr.   
  • C. Na và Ca.   
  • D. Mg và Ca.
Câu 22
Mã câu hỏi: 235382

Trong nước mía ép có chứa một loại đường có thành phần các nguyên tố là: 42,11% C; 6,43% H; 51,46% O và phân tử khối là 342. Công thức hoá học đơn giản của đường trong nước mía ép là

  • A. C6H12O6.    
  • B. C12H22O10.   
  • C. C12H22O11.    
  • D. C2H4O2.
Câu 23
Mã câu hỏi: 235383

Nguyên tử của nguyên tố hóa học X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 180. Trong đó tổng các hạt mang điện gấp 1,4324 lần số hạt không mang điện. X là

  • A. Cl
  • B. Br
  • C. I
  • D. F
Câu 24
Mã câu hỏi: 235384

Nguyên tử của nguyên tố hóa học X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 180. Trong đó tổng các hạt mang điện gấp 1,4324 lần số hạt không mang điện. X là

  • A. Cl
  • B. Br
  • C. I
  • D. F
Câu 25
Mã câu hỏi: 235385

Khi lấy hóa chất rắn dạng bột:

  • A. Dùng muỗng múc hóa chất đổ trực tiếp vào ống nghiệm.
  • B. Dùng muỗng múc hóa chất cho vào máng giấy đặt trong ống nghiệm.
  • C. Dùng muỗng múc hóa chất, nghiêng ống nghiệm cho hóa chất trượt dọc theo thành ống.
  • D. Dùng muỗng múc hóa chất cho vào phễu đặt trên miệng ống nghiệm.
Câu 26
Mã câu hỏi: 235386

Nhỏ 1 giọt dung dịch amoniac vào giấy quì, giấy quì chuyển sang màu gì?

  • A. Xanh.   
  • B. Đỏ.    
  • C. Tím.     
  • D. Không màu.
Câu 27
Mã câu hỏi: 235387

Tên gọi và công thức hóa học đúng là

  • A. Kali sunfurơ KCl.    
  • B. Canxi cacbonat Ca(HCO3)2.
  • C. Cacbon đioxit CO2.    
  • D. Khí metin CH4.
Câu 28
Mã câu hỏi: 235388

Dãy chất gồm tất cả các chất có công thức hóa học viết đúng là

  • A. NaCO3, NaCl, CaO.      
  • B. AgO, NaCl, H2SO4.
  • C. Al2O3, Na2O, CaO.     
  • D. HCl, H2O, NaO.
Câu 29
Mã câu hỏi: 235389

Công thức nào dưới đây viết đúng?

  • A. MgCl2.   
  • B. CaBr3
  • C. AlCl2.     
  • D. Na2NO3.
Câu 30
Mã câu hỏi: 235390

Dãy chất chỉ gồm các hợp chất là

  • A. C, H2, Cl2, CO2.   
  • B. H2, O2, Al, Zn.   
  • C. CO2, CaO, H2O.  
  • D. Br2, HNO3,NH3.
Câu 31
Mã câu hỏi: 235391

Khí oxi là

  • A. hợp chất.     
  • B. đơn chất.  
  • C. nguyên tử.    
  • D. hỗn hợp.
Câu 32
Mã câu hỏi: 235392

Trong hợp chất FeS2 thì hoá trị của Fe là bao nhiêu?

  • A. II.  
  • B. IV.    
  • C. II và III.   
  • D. III.
Câu 33
Mã câu hỏi: 235393

Nguyên tố X có hóa trị III, công thức muối sunfat của X là

  • A. XSO4.  
  • B. X(SO4)2.      
  • C. X2(SO4)3.   
  • D. X3(SO4)2.
Câu 34
Mã câu hỏi: 235394

S trong hợp chất nào sau đây có hóa trị 4?

  • A. S2O2.    
  • B. S2O3.   
  • C. SO2.   
  • D. SO­3.
Câu 35
Mã câu hỏi: 235395

Sắt có hóa trị III trong công thức nào?

  • A. Fe2O3.   
  • B. Fe2O.   
  • C. FeO.    
  • D. Fe3O2.
Câu 36
Mã câu hỏi: 235396

Nguyên tử P có hoá trị V trong hợp chất nào?

  • A. P2O3
  • B. P2O5.     
  • C. P4O4.    
  • D. P4O10.
Câu 37
Mã câu hỏi: 235397

Hóa trị của 1 nguyên tố được xác định theo hóa trị của nguyên tố khác như thế nào?

  • A. H chọn làm 2 đơn vị       
  • B. O là 1 đơn vị.
  • C. H chọn làm 1 đơn vị, O là 2 đơn vị.   
  • D. H chọn làm 2 đơn vị, O là 1 đơn vị.
Câu 38
Mã câu hỏi: 235398

Công thức hóa học và phân tử khối của hợp chất có 1 nguyên tử Na, 1 nguyên tử N và 3 nguyên tử oxi trong phân tử là

  • A. NaNO3, phân tử khối là 85.   
  • B. NaNO3, phân tử khối là 86.
  • C. NaNO2, phân tử khối là 69.   
  • D. NaNO3, phân tử khối là 100.
Câu 39
Mã câu hỏi: 235399

Cách biểu diễn 4H2 có nghĩa là

  • A. 4 nguyên tử hiđro.   
  • B. 8 nguyên tử hiđro.
  • C. 4 phân tử hiđro.   
  • D. 8 phân tử hiđro.
Câu 40
Mã câu hỏi: 235400

Chọn câu trả lời đúng nhất:

  • A. Công thức hoá học gồm kí hiệu hoá học của các nguyên tố.
  • B. Công thức hoá học biểu diễn thành phần phân tử của một chất.
  • C. Công thức hoá học gồm kí hiệu hoá học của các nguyên tố và số nguyên tử của các nguyên tố đó.
  • D. Công thức hoá học biểu diễn thành phần nguyên tử tạo ra chất.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ