Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi tham khảo THPT QG năm 2018 môn Sinh Học lần 2

15/04/2022 - Lượt xem: 20
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 193131

Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đồng hợp tử trội về cả hai cặp gen đang xét? 

  • A. AABb.      
  • B. AaBB         
  • C. AABB             
  • D. aabb
Câu 2
Mã câu hỏi: 193132

Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1: 1 ? 

  • A. AaBb x aabb.   
  • B. AaBb x AaBb.   
  • C. AaBB x aabb.  
  • D. Aabb x aabb.
Câu 3
Mã câu hỏi: 193133

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở kỉ nào sau đây? 

  • A. Kỉ Cacbon.   
  • B. Kỉ Đệ tam. 
  • C. Kỉ Jura.                   
  • D. Kỉ Đệ tứ.
Câu 4
Mã câu hỏi: 193134

Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. Tần số alen A của quần thể này là bao nhiêu? 

  • A. 0,7.          
  • B.  0,5.      
  • C.  0,3.           
  • D. 0,4.
Câu 5
Mã câu hỏi: 193135

Khi nói về hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen, phát biểu nào sau đây là đúng? 

  • A. Hiện tượng liên kết gen làm gia tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.
  • B. Tần số hoán vị gen đạt giá trị tối thiểu là 50% và tối đa là 100%.
  • C. Hiện tượng liên kết gen phổ biến hơn hiện tượng hoán vị gen.
  • D. Hiện tượng hoán vị gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá.
Câu 6
Mã câu hỏi: 193136

Quá trình hấp thụ nước ở rễ xảy ra theo những giai đoạn nào?

1. Giai đoạn nước từ đất vào lông hút

2. Giai đoạn nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ

3. Giai đoạn nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân

4. Giai đoạn nước từ mạch gỗ của thân lên lá

Tổ hợp đúng là: 

  • A. 1,2,3            
  • B. 1,2,4            
  • C. 1,3,4       
  • D.  2,3,4
Câu 7
Mã câu hỏi: 193137

Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào 

  • A. Không liên quan đến sự phân chia tế bào.
  • B. Tác nhân kích thích không định hướng.
  • C. Có nhiều tác nhân kích thích.                
  • D. Có sự vận động vô hướng.
Câu 8
Mã câu hỏi: 193138

Nitơ ở dạng nào dưới đây là độc hại đối với cơ thể thực vật?

1. NO                          2. NO2                                    3. \(NH_4^ + \)                       4. \(NO_3^ - \) 

  • A. 1,3     
  • B. 1,2         
  • C. 1, 2, 4        
  • D. 3, 4
Câu 9
Mã câu hỏi: 193139

Một cơ thể sinh vật có bộ NST gồm 3 cặp tương đồng AA’BB’CC’ thì dạng thể ba sẽ là 

  • A. AA’A’BB’B’CC’C’             
  • B. ABC          
  • C. AA’B    
  • D. AA’BB’CC’C’
Câu 10
Mã câu hỏi: 193140

Trình tự đúng chu kì hoạt động của tim là: 

  • A. pha co tâm nhỉ → pha co tâm thất → pha dãn chung.
  • B. pha co tâm thất → pha co tâm nhĩ → pha dãn chung.
  • C. pha co tâm nhỉ → pha dãn chung → pha co tâm thất.
  • D. pha co tâm thất → pha dãn chung  → pha co tâm nhĩ.
Câu 11
Mã câu hỏi: 193141

Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là 

  • A. tiến hóa        
  • B. thoái hóa giống   
  • C. siêu trội        
  • D. ưu thế lai
Câu 12
Mã câu hỏi: 193142

Cho các giai đoạn sau:

I. Giai đoạn thụ tinh (giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử).

II. Giai đoạn phát triển phôi hình thành cơ thể mới.

III. Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng.

Trình tự đúng về quá trình sinh sản hữu tính ở động vật là: 

  • A. I → II → III.       
  • B. II → I → III.    
  • C. II → III → I.    
  • D. III → I → II.
Câu 13
Mã câu hỏi: 193143

Bệnh/hội chứng nào sau đây chỉ xuất hiện ở nữ giới? 

  • A. Hội chứng Claiphentơ.           
  • B. Hội chứng Tơcnơ.
  • C. Bệnh bạch tạng.   
  • D. Bệnh câm điếc bấm sinh.
Câu 14
Mã câu hỏi: 193144

Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp? 

  • A. Ở chất nền.       
  • B. Ở màng trong. 
  • C. Ở tilacoit.     
  • D. Ở màng ngoài.
Câu 15
Mã câu hỏi: 193145

Mối quan hệ nào dưới đây không gây hại gì cho tất cả các loài tham gia? 

  • A. Hội sinh               
  • B.  Vật chủ - vật kí sinh
  • C. Ức chế - cảm nhiễm           
  • D. Con mồi Vật ăn thịt
Câu 16
Mã câu hỏi: 193146

Sinh vật sản xuất có thể tham gia vào bao nhiêu kiểu quan hệ sau đây?

I. Vật chủ - vật kí sinh                        II. Ức chế - cảm nhiễm

III. Hội sinh                            IV. Cộng sinh 

  • A. 2
  • B. 4
  • C. 1
  • D. 3
Câu 17
Mã câu hỏi: 193147

Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào? 

  • A. Tiêu hóa nội bào → tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.
  • B. Tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hóa nội bào.
  • C. Tiêu hóa nội bào → tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hóa ngoại bào.
  • D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hóa nội bào → tiêu hóa ngoại bào.
Câu 18
Mã câu hỏi: 193148

Hình ảnh dưới đây khiến em liên tưởng đến nhân tố tiến hóa nào ?

 

  • A. Di – nhập gen.         
  • B. Chọn lọc tự nhiên.   
  • C.  Đột biến.          
  • D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 19
Mã câu hỏi: 193149

Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây dẫn đến kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong?

I. Số lượng cá thể trong quần thể quá ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.

II. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với các cá thể cái ít.

III. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.

IV. Những cá thể còn sót lại cạnh tranh nhau về nguồn thức ăn và nơi ở. 

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 2
Câu 20
Mã câu hỏi: 193150

Trường hợp nào sau đây phản ánh hiện tượng biến động số lượng không theo chu kì?  

  • A. Mạ non trên một thửa ruộng bị chết hàng loạt sau một đợt rét.
  • B. Số lượng ve sầu tăng lên trong mùa hè.
  • C. Cứ 9 - 10 năm lại xảy ra sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng Bắc Mĩ.
  • D. Số lượng cá thể của các loài động vật nổi thường tăng lên vào ban đêm và giảm ban ngày.
Câu 21
Mã câu hỏi: 193151

Trong một hệ sinh thái, các bậc dinh dưỡng A, B, C, D, E lần lượt có sinh khối là 500 kg, 400 kg, 50 kg, 5000 kg, 5 kg. Chuỗi thức ăn có thể xảy ra là 

  • A. A → B→ C →
  • B. D → A → C → E.  
  • C. A → B → E →   
  • D. D → C → A →
Câu 22
Mã câu hỏi: 193152

Khi phân tích thành phần đơn phân của các axit nuclêic tách chiết từ 3 chủng virut, người ta thu được kết quả sau :

Chủng A : A = U = G = X = 25%

Chủng B : A = T = 35%; G = X = 15%.

Chủng C : A = G = 20%; X = U = 30%.

Loại axit nuclêic của chủng A, B, C lần lượt là 

  • A. axit ribônuclêic, axit đêôxiribônuclêic, axit ribônuclêic.
  • B. axit nuclêic, axit ribônuclêic.
  • C. axit đêôxiribônuclêic, axit ribônuclêic, axit ribônuclêic.
  • D.  axit ribônuclêic, axit ribônuclêic.
Câu 23
Mã câu hỏi: 193153

Trên một cây to có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp, hình thành nên 

  • A. các quần thể khác nhau.                 
  • B. các ổ sinh thái khác nhau.
  • C. các quần xã khác nhau.           
  • D. các sinh cảnh khác nhau.
Câu 24
Mã câu hỏi: 193154

Cho các quần thể có các cấu trúc di truyền như sau:

Quần thể 1: 0,5 AA + 0,5 aa = 1

Quần thể 2: 100% Aa

Quẩn thể 3: 0,49 AA + 0,42 Aa + 0,09 aa = 1

Quần thể 4: 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa = 1

Quần thể 5: 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa = 1

Trong các quần thể trên, số quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền là: 

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 1
Câu 25
Mã câu hỏi: 193155

Trong các phát biểu sau về mã di truyền, có bao nhiêu phát biểu đúng?

1. Mọi dạng sống trên Trái Đất đều có chung một bộ mã di truyền.

2. Trong 64 bộ ba thì có 3 bộ ba không mã hoá axit amin, đó là: UAA, AUG và UAG.

3. Mỗi bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin.

4. Sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có bộ ba mở đầu giống hệt nhau. 

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 1
Câu 26
Mã câu hỏi: 193156

Ở người, gen A quy định da bình thường là trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh bạch tạng, gen này nằm trên NST thường; gen B quy định mắt nhìn màu bình thường là trội hoàn toàn so với alen b gây bệnh mùa màu đỏ - xanh lục, gen này nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng không có đột biến xảy ra, cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh ra người con trai mắc đồng thời cả hai bệnh trên? 

  • A. AAXBXB  ´ AaXbY.                    
  • B. AAXBXb ´ aaXBY.  
  • C. AAXbXb  ´ AaXBY.     
  • D. AaXBXb ´ AaXBY.
Câu 27
Mã câu hỏi: 193157

Bao nhiêu đặc điểm sau đây của hệ sinh thái nông nghiệp?

(1) Nguồn năng lượng được cung cấp gồm : điện, than, dầu mỏ, thực phẩm....

(2) Toàn bộ vật chất đều được tái sinh

(3) Ngoài năng lượng mặt trời còn bổ sung thêm nguồn vật chất khác như : phân bón, thuốc trừ sâu...

(4) Phần lớn sản phẩm được đưa ra khỏi hệ sinh thái để phục vụ con người

(5) Phần lớn sản phẩm được chôn lấp hoặc chuyển sang hệ sinh thái khác 

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 2
Câu 28
Mã câu hỏi: 193158

Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả theo bảng sau:

Thế hệ

Kiểu gen AA

Kiểu gen Aa

Kiểu gen aa

F1

0,04

0,32

0,64

F2

0,04

0,32

0,64

F3

0,5

0,4

0,1

F4

0,6

0,2

0,2

F5

0,65

0,1

0,25

Từ kết quả trên, bạn Hà rút ra các nhận xét sau:

1. Tần số alen trội tăng dần qua các thế hệ.

2. Chọn lcọ tự nhiên tác động từ F3 đến F4 theo hướng loại bỏ kiểu hình trội.

3. Ở thế hệ F3 có thể đã có hiện tượng kích thước quần thể giảm mạnh.

4. Ở thế hệ F­1 và F2 quần thể ở trạng thái cân bằng.

5. Hiện tượng tự phối đã xảy ra từ thế hệ F3

Số nhận xét đúng là: 

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 4
Câu 29
Mã câu hỏi: 193159

Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là:    

  • A. Chọn lọc tự nhiên 
  • B. Đấu tranh sinh tồn
  • C. Phân li tính trạng 
  • D. Chọn lọc nhân tạo
Câu 30
Mã câu hỏi: 193160

Khi nói về đặc điểm của đột biến đa bội, phát biểu nào sau đây không đúng? 

  • A. Quá trình tổng hợp các chất hữu cơ trong tế bào đa bội xảy ra mạnh mẽ hơn so với trong tế bào lưỡng bội.
  • B. Hiện tượng tự đa bội khá phổ biến ở động vật trong khi ở thực vật là tương đối hiếm.
  • C. Các thể tự đa bội lẻ (3n, 5n,...) hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường.
  • D. Những giống cây ăn quả không hạt như nho, dưa hấu thường là tự đa bội lẻ.
Câu 31
Mã câu hỏi: 193161

Một cá thể có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{DE}}{{de}}\). Nếu xảy ra hoán vi gen trong giảm phân ở cả 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì qua tự thụ phấn có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại dòng thuần? 

  • A. 8.           
  • B. 16.             
  • C. 9.           
  • D.  4.
Câu 32
Mã câu hỏi: 193162

Phép lai P: ♀\({X^A}{X^a} \times \)♂\({X^A}Y\), thu được F1. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; quá trình giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, trong số các cá thể F1, có thể xuất hiện cá thể có kiểu gen nào sau đây? 

  • A. XAXAXa.   
  • B. XaXaY.           
  • C. XAXA      
  • D. XAXaY.
Câu 33
Mã câu hỏi: 193163

Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Cho hai cây (P) giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 860 cây, trong đó có 215 cây thân thấp, quả dài. Biết rằng không xảy ra đột biến. Trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên?

 

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6
Câu 34
Mã câu hỏi: 193164

Cho các phép lai sau:

(1) 4n x 4n → 4n.        (2) 4n x 2n → 3n.        (3) 2n x 2n → 4n.        (4) 3n x 3n → 6n.

Có bao nhiêu phép lai đời con có thể được hình thành do đa bội hóa? 

  • A. 3
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 4
Câu 35
Mã câu hỏi: 193165

Ở một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 cặp gen (A, a; B, b) phân li độc lập cùng quy định màu sắc hoa. Kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B cho kiểu hình hoa đỏ, kiểu gen chỉ có một loại alen trội A cho kiểu hình hoa vàng, các kiểu gen còn lại cho kiểu hình hoa trắng. Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 3 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận phù hợp với kết quả của phép lai trên?

(1) Ở F­1 số cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp tử bằng số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp.

(2) Ở F1 số cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp tử luôn bằng số cây hoa trắng có kiểu gen dị hợp tử.

(3) F1 có 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ.

(4) Nếu lấy ngẫu nhiên 3 cấy ở F1 để đem trồng, xác suất thu được 2 cây hoa đỏ là 13,84% 

  • A. 4
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 3
Câu 36
Mã câu hỏi: 193166

Một gen có tổng số 2185 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T, số nuclêôtit loại G gấp hai lần số nuclêôtit loại A, nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Mạch hai của gen có A/G = 1/3

II. Số nuclêôtit loại A và G của gen lần lượt là 575 và 230.

III. Gen có chiều dài là 2737 .

IV. Mạch một của gen có 14,29 % số nuclêôtit loại T. 

  • A. 3
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 4
Câu 37
Mã câu hỏi: 193167

Giả sử lưới thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả như sau:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về lưới thức ăn này?

I. Gà chỉ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

II. Hổ tham gia vào ít chuỗi thức ăn nhất.

III. Thỏ, dê, cáo đều thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.

IV. Cáo có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau. 

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 38
Mã câu hỏi: 193168

Phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người: bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST X (không có alen tương ứng trên Y) quy định.

Biết rằng không xảy ra các đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình trên. Theo lý thuyết phát biểu nào sau đây đúng?

I. Xác định được chính xác kiểu gen của 8 người trong phả hệ.

II. Xác suất để cặp vợ chồng (15) x (16) sinh ra người con mắc cả hai bệnh trên là 11,25%.

III. Cặp vợ chồng (15) x (16) không thể sinh được con gái mắc cả hai bệnh.

IV. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con thứ 2 là con trai không mắc cả hai bệnh trên là 34,125 %. 

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 39
Mã câu hỏi: 193169

Phép lai P: ♀ \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}{X^d}\,\, \times \,\,\) ♂ \(\frac{{AB}}{{ab}}{X^D}Y\) thu được, F1. Trong tổng số cá thể ở F1, số cá thể đực có kiểu hình trội về cả ba tính trạng chiếm 16,5%. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn; không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. F1 có 40 loại kiểu gen.

II. Khoảng cách giữa gen A và gen B là 40 cm.

III. F1 có 8,5% số cá thể cái dị hợp tử về 3 cặp gen.

IV. F1 có 28% số cá thể có kiểu hình trội về 2 tính trạng. 

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 1
Câu 40
Mã câu hỏi: 193170

Ở người, alen A quy định khả năng màu da bình thường trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh bạch tạng. Một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ người bị bệnh bạch tạng là 1%. Trong quần thể, hai người bình thường kết hôn với nhau. Biết rằng không có đột biết xảy ra. Có bao nhiêu dự đoán sau đây là đúng về quần thể trên?

I. Khả năng để cặp vợ chồng bình thường trong quần thể nói trên sinh ra người con gái bị bạch tạng là \(\frac{1}{{242}}\)

II. Xác suất để họ sinh ra 1 người con bình thường, một người con bạch tạng là \(\frac{3}{{242}}\)

III. Xác suất để họ sinh ra 2 người con bạch tạng là \(\frac{1}{{484}}\)

IV. Xác suất để họ sinh ra hai người con bình thường là \(\frac{{477}}{{484}}\) 

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ