Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi khảo sát năng lực môn Vật lý 12 năm 2020 trường THPT Nguyễn Công Trứ

13/07/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 270204

Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Con lắc này dao động điều hòa với tần số 

  • A.  f =\(2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \) .    
  • B.  f  =\(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} \)  .    
  • C. f  = \(2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \).        
  • D. f =\(\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \) .
Câu 2
Mã câu hỏi: 270205

Trong dao động điều hoà, vận tốc biến thiên 

  • A.

    cùng pha với li độ.    

  • B. trễ pha p/2 so với li độ.
  • C. ngược pha với gia tốc.     
  • D. cùng tần số với li độ.
Câu 3
Mã câu hỏi: 270206

Một vật dao động điều hòa với phương trình : x = 6cos(20πt - π/3)cm. Vật dao động với biên độ 

  • A. 20 cm.        
  • B. 6 cm.        
  • C. 20π cm.           
  • D. 10 cm.
Câu 4
Mã câu hỏi: 270207

Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,8 m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng với 6 bụng sóng. Biết sóng truyền trên dây có tần số 100 Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là 

  • A. 60 m/s.       
  • B. 10 m/s.         
  • C. 20 m/s.          
  • D. 600 m/s.
Câu 5
Mã câu hỏi: 270208

Sóng dọc là sóng có phương dao động          

  • A.

    nằm ngang     

  • B. trùng với phương truyền sóng
  • C.  vuông góc với phương truyền sóng          
  • D. thẳng đứng
Câu 6
Mã câu hỏi: 270209

Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox có phương trình là u = 5cos(4πt  −πx)(cm), với t(s), x(m). Sóng dao động với chu kỳ là           

  • A. 0,5 s.      
  • B.  2 s.        
  • C. 4π s.  
  • D. 5 s.
Câu 7
Mã câu hỏi: 270210

Độ to của âm là một đặc trưng sinh lí của âm được hình thành dựa trên đặc trưng vật lí nào của âm? 

  • A.

    Biên độ          

  • B. Tần số    
  • C. Biên độ và bước sóng      
  • D. Cường độ và mức cường độ âm.
Câu 8
Mã câu hỏi: 270211

Một sóng ngang truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với vận tốc sóng 0,2m/s, chu kỳ dao động 10s. Sóng trên sợi dây có bước sóng là 

  • A. 50 m.  
  • B. 2 cm.   
  • C. 2 m. 
  • D. 1m.
Câu 9
Mã câu hỏi: 270212

Đặt điện áp xoay chiều u = U\(\sqrt 2 \) cosωt (V) vào hai đầu một điện trở thuần R = 110 W thì cường độ hiệu dụng của dòng điện qua điện trở bằng \(\sqrt 2 \)A . Giá trị U bằng? 

 

  • A. 220 V.  
  • B. 110\(\sqrt 2 \) V.      
  • C.

    220\(\sqrt 2 \) V.              

     

  • D. 110 V.
Câu 10
Mã câu hỏi: 270213

Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch có biểu thức u = \(220\cos 100{\rm{\pi t}}\)(V). Giá trị hiệu dụng của điện áp này là    

  • A.  \(220\sqrt 2 \)V.        
  • B. 110 V.  
  • C.  220 V.       
  • D.  \(110\sqrt 2 \)V.
Câu 11
Mã câu hỏi: 270214

Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 50 V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần L. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu R là 30V. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm bằng ?        

  • A.

    20 V.      

  • B. 10 V.   
  • C. 30 V.            
  • D. 40 V.
Câu 12
Mã câu hỏi: 270215

Cường độ dòng điện i = 5cos100πt (A) có 

  • A.

     tần số 50 Hz.        

  • B. chu kì 0,2 s.
  • C. giá trị cực đại 5\(\sqrt 2 \) A .         
  • D. giá trị hiệu dụng  2,5         
Câu 13
Mã câu hỏi: 270216

Đặt điện áp xoay chiều u = 200\(\sqrt 2 \) cos100pt (V) vào hai đầu một đoạn mạch chỉ có độ tự cảm thuần L =\(\frac{1}{\pi }\)H. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm là 

  • A.  2    
  • B. 2        
  • C. 4    
  • D.  \(\sqrt 2 \)
Câu 14
Mã câu hỏi: 270217

Một mạch thu sóng điện từ gồm tụ có điện dung C ghép nối tiếp với cuộn cảm có độ tự cảm L  khi đó mạch thu được sóng điện từ có tần số 

  • A. \(f = \frac{1}{{\pi \sqrt {LC} }}\)
  • B. \(f = \frac{{2\pi }}{{\sqrt {LC} }}\)
  • C. \(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)
  • D. \(f = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)
Câu 15
Mã câu hỏi: 270218

Một mạch dao động có tụ điện \(\frac{2}{\pi }\) mmắc nối tiếp. Để tần số dao động trong mạch bằng 500Hz thì độ tự cảm L của cuộn dây phải có giá trị 

  • A. \(\frac{{{{10}^{ - 3}}}}{\pi }\)H
  • B. 5.10-4 H   
  • C.

     \(\frac{{{{10}^{ - 3}}}}{2\pi }\)H           

  • D. \(\frac{1}{\pi }\)H
Câu 16
Mã câu hỏi: 270219

Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng tăng dần: 

  • A. Tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen. 
  • B. Tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia Rơn-ghen, tia tử ngoại.
  • C. Ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen. 
  • D. Tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.
Câu 17
Mã câu hỏi: 270220

Nguồn sáng nào sau đây khi phân tích không cho quang phổ vạch phát xạ? 

  • A. Đèn hơi hyđrô.           
  • B. Đèn hơi thủy ngân. 
  • C.  Đèn hơi natri.      
  • D. Đèn dây tóc.
Câu 18
Mã câu hỏi: 270221

Cơ thể con người có nhiệt độ 37 0C là nguồn phát ra 

  • A.

     tia hồng ngoại.       

  • B. ánh sáng tím.     
  • C. tia tử ngoại.    
  • D. tia Rơn-ghen.
Câu 19
Mã câu hỏi: 270222

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m và khoảng vân là 0,8 mm. Cho c = 3.108 m/s. Tần số ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là 

  • A. 5,5.1014 Hz.  
  • B. 4,5.1014 Hz.  
  • C. 7,5.1014 Hz.      
  • D. 6,5.1014 Hz.
Câu 20
Mã câu hỏi: 270223

Trong chân không, bước sóng của một ánh sáng màu lục là 

  • A. 0,55nm.          
  • B. 0,55mm.            
  • C. 0,55µm.            
  • D. 0,55pm.
Câu 21
Mã câu hỏi: 270224

Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Gọi \({r_0}\) là bán kính Bo. Mán kính quỹ đạo dừng M có giá trị là 

 

  • A. \(4{r_0}\)
  • B. \(9{r_0}\)
  • C. \(16{r_0}\)
  • D. \(25{r_0}\)
Câu 22
Mã câu hỏi: 270225

Khi chiếu vào một chất lỏng ánh sáng màu chàm thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là 

  • A.

    ánh sáng màu tím.   

  • B. ánh sáng màu vàng.   
  • C. ánh sáng màu đỏ.         
  • D. ánh sáng màu lục.
Câu 23
Mã câu hỏi: 270226

Trong chân không, ánh sáng tím có bước sóng 0,4 μm. Mỗi phôtôn của ánh sáng này mang năng lượng xấp xỉ bằng 

  • A.

    4,97.10–31 J.              

  • B. 2,49.10 –19 J.
  • C. 2,49.10–31 J.      
  • D.  4,97.10 –19 J.
Câu 24
Mã câu hỏi: 270227

Nguyên tử hiđtô ở trạng thái cơ bản có mức năng lượng bằng -13,6 eV. Để chuyển lên trạng thái dừng có mức năng lượng -3,4 eV thì nguyên tử hiđrô phải hấp thụ một phôtôn có năng lượng 

  • A. 10,2 eV.      
  • B. -10,2 eV.        
  • C. 17 eV.     
  • D. 4 eV.
Câu 25
Mã câu hỏi: 270228

Cho phản ứng hạt nhân  \({}_{12}^{25}Mg + X \to {}_{11}^{22}Na + \alpha \), hạt nhân X là hạt nhân nào sau đây? 

  • A. \({}_{\rm{1}}^{\rm{2}}{\rm{D}}\)
  • B. \({}_{\rm{1}}^{\rm{3}}{\rm{T}}\)
  • C.

    α                   

  • D. \({}_{\rm{1}}^{\rm{1}}{\rm{H}}\)
Câu 26
Mã câu hỏi: 270229

Trong hạt nhân nguyên tử \({}_{{\rm{30}}}^{{\rm{67}}}{\rm{Zn}}\) có 

  • A.

    30 prôtôn và 37 nơtron.      

  • B. 37 prôtôn và 30 nơtron.     
  • C.  67 prôtôn và 30 nơtron.    
  • D. 30 prôtôn và 67 nơtron.
Câu 27
Mã câu hỏi: 270230

Chất phóng xạ Po ban đầu có 200 g. Chu kỳ bán rã của Po là 138 ngày. Khối lượng Po còn lại  sau thời gian 690 ngày  là 

  • A.

    62,5 g.    

  • B. 6,25 g.  
  • C. 0,625 g.      
  • D. 50 g.
Câu 28
Mã câu hỏi: 270231

 Kí hiệu của nguyên tử mà hạt nhân của nó chứa 11 prôtôn và 13 nơtron là: 

  • A. \({}_{11}^{23}{\rm{Na}}\)
  • B. \({}_{24}^{11}{\rm{Na}}\)
  • C. \({}_{11}^{24}{\rm{Na}}\)
  • D. \({}_{13}^{11}{\rm{Na}}\)
Câu 29
Mã câu hỏi: 270232

Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T. Trong khoảng thời gian ngắn nhất khi đi từ vị trí biên có li độ x = A đến vị trí x =\(\frac{{{\rm{ - A}}}}{{\rm{2}}}\) , chất điểm có tốc độ trung bình là 

  • A. \(\frac{{{\rm{6A}}}}{{\rm{T}}}{\rm{.}}\)
  • B. \(\frac{{{\rm{9A}}}}{{{\rm{2T}}}}{\rm{.}}\)
  • C. \(\frac{{{\rm{3A}}}}{{{\rm{2T}}}}{\rm{.}}\)
  • D. \(\frac{{{\rm{4A}}}}{{\rm{T}}}{\rm{.}}\)
Câu 30
Mã câu hỏi: 270233

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Nâng vật lên để lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ thì vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng quanh vị trí cân bằng O. Khi vật đi qua vị trí có tọa độ  \({\rm{x}} = 2,5\sqrt 2 \,\)cm thì có vận tốc 50 cm/s. Lấy g = 10 m/s2. Tính từ lúc thả vật, thời gian vật đi được quãng đường 27,5 cm là 

  • A. 5,5 s.         
  • B. 5 s.      
  • C. \(\frac{{{\rm{4}}\pi \sqrt {\rm{2}} }}{{{\rm{15}}}}\)s
  • D. \(\frac{{{\rm{2}}\pi \sqrt {\rm{2}} }}{{{\rm{15}}}}\)s
Câu 31
Mã câu hỏi: 270234

Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 50 cm và vật nhỏ có khối lượng 0,01 kg mang điện tích q = + 5.10-6 C, được coi là điện tích điểm. Con lắc dao động điều hòa trong điện trường đều mà vectơ cường độ điện trường có độ lớn E  = 10V/m và hướng thẳng đứng xuống dưới.

Lấy  g = 10 m/s2, π = 3,14. Chu kì dao động của con lắc là 

  • A. 0,58 s. 
  • B. 1,99 s.        
  • C. 1,40 s.         
  • D. 1,15 s.
Câu 32
Mã câu hỏi: 270235

Hạt nhân \({}_{{\rm{26}}}^{{\rm{56}}}{\rm{Fe}}\) có khối lượng 55,934939 u. Biết khối lượng của prôtôn là 1,00728 u và nơtron là 1,00866 u. Lấy 1u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \({}_{{\rm{26}}}^{{\rm{56}}}{\rm{Fe}}\) là 

  • A.

    478,92 MeV.      

  • B. 18,42 MeV.       
  • C. 8,55 MeV.      
  • D. 15,96 MeV.
Câu 33
Mã câu hỏi: 270236

Một con lắc đơn gồm một quả cầu khối lượng m1 = 50 g treo vào một sợi dây nhẹ không co dãn. Con lắc đang nằm yên tại vị trí cân bằng thì một vật có khối lượng m2 = 100 g bay ngang đến va chạm mềm với quả cầu m1. Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và cùng dao động điều hòa với chu kì T = π  (s) và biên độ s0 = 2,5 cm. Giá trị vận tốc của vật m2 trước lúc va chạm với m1 là 

  • A.

    5 cm/s.       

  • B. 12 cm/s.   
  • C. 7,5 cm/s.       
  • D. 10 cm/s.
Câu 34
Mã câu hỏi: 270237

Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm tụ điện có điện dung C0 và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, thu được sóng điện từ có bước sóng 20 m. Để thu được sóng điện từ có bước sóng 60 m, phải mắc song song với tụ điện C0 của mạch dao động một tụ điện có điện dung 

  • A. C = C0
  • B. C = 2C0.          
  • C.  C = 8C0.        
  • D. C = 4C0.
Câu 35
Mã câu hỏi: 270238

Tại hai điểm A và B trên mặt nước cách nhau 12cm có hai nguồn sóng kết hợp dao động với phương trình u= u= Acos40πt, tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 20cm/s. Xét đoạn thẳng CD = 4cm trên mặt nước có chung đường trung trực với AB, C cùng bên với A so với đường trung trực chung đó. Khoảng cách lớn nhất từ CD đến AB sao cho trên đoạn CD chỉ có 5 điểm dao động với biên độ cực đại là 

  • A.  \(\sqrt {113} \)cm.    
  • B. \(\sqrt {117} \)cm.
  • C. \(\sqrt {105} \)cm.
  • D. \(\sqrt {135} \)cm.
Câu 36
Mã câu hỏi: 270239

Trong thí nghiệm giao thoa lâng với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách hai khe đến màn là D thì khoảng vân giao thoa là 2 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe là d = D/5. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn theo chiều dương một đoạn 1,6 mm thì vân tối thứ 2 nằm ở toạ độ nào trong số các toạ độ sau? 

  • A.

    −5 mm.             

  • B. + 11 mm.       
  • C. +12 mm.        
  • D. −12 mm.
Câu 37
Mã câu hỏi: 270240

Thí nghiệm giao thoa I âng khoảng cách hai khe 0,75 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 80 cm. Giao thoa với ánh sáng đcm sắc có 0,75 µm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với mán một đoạn tối thiếu bàng bao nhiêu để vị trí của vân sáng trung tâm ban đầu vẫn là vân sáng. 

  • A.

    1 mm.               

  • B. 0,8 mm.
  • C. 0,6 mm.       
  • D. 0,4 mm.
Câu 38
Mã câu hỏi: 270241

Thí nghiệm giao thoa lâng khoảng cách hai khe 0,3 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 40 cm. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc có 0,6 µm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn tối thiểu bằng bao nhiêu để vị trí của vân sáng trung tâm ban đầu chuyển thành vân tối. 

  • A.

     1 mm.             

  • B. 0,8 mm.  
  • C. 0,6 mm.      
  • D. 0,4 mm.
Câu 39
Mã câu hỏi: 270242

Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, với nguồn sáng đơn sắc chiếu vào S. Dịch chuyển S song song với hai khe sao cho hiệu số khoảng cách từ nó đến hai khe bằng λ/2. Hỏi cường độ sáng tại O là tâm màn ảnh thay đổi thế nào? 

  • A.

    Luôn luôn cực tiểu.       

  • B. Luôn luôn cực đại.
  • C. Từ cực đại sang cực tiểu.   
  • D. Từ cực tiểu sang cực đại.
Câu 40
Mã câu hỏi: 270243

Chiết suất của một môi trường trong suôt nhất định thông thường (như thủy tinh, không khí..) đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau thì 

  • A.

    phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng đó. 

  • B. phụ thuộc vào cường độ của ánh sáng đó.
  • C.

    phụ thuộc vào phương truyền của ánh sáng đó. 

  • D. phụ thuộc vào công suất của chùm sáng.     

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ