Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 12 Sở GD và ĐT Thái Nguyên năm 2017 - 2018

15/07/2022 - Lượt xem: 12
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (50 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 312484

Cho \(0 < a \ne 1\) và \(x>0, y>0\). Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:

  • A. \({\log _a}\left( {x + y} \right) = {\log _a}x.{\log _a}y\)
  • B. \({\log _a}\left( {xy} \right) = {\log _a}x + {\log _a}y\)
  • C. \({\log _a}\left( {xy} \right) = {\log _a}x.{\log _a}y\)
  • D. \({\log _a}\left( {x + y} \right) = {\log _a}x + {\log _a}y\)
Câu 2
Mã câu hỏi: 312485

Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên của tham số thực \(m\) thuộc đoạn \(\left[ { - 2017;2017} \right]\) để hàm số \(y = {x^3} - 6{x^2} + mx + 1\) đồng biến trên khoảng \(\left( {0; + \infty } \right)\)?

  • A. 2030
  • B. 2005
  • C. 2018
  • D. 2006
Câu 3
Mã câu hỏi: 312486

Cho lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có \(AB = AC = BB' = a\), \(\widehat {BAC} = {120^0}{\rm{ }}\). Gọi I là trung điểm của CC'. Ta có cosin của góc giữa hai mặt phẳng (ABC) và (AB'I) bằng:

  • A. \(\frac{{\sqrt 3 }}{2}\)
  • B. \(\frac{{\sqrt {30} }}{{10}}\)
  • C. \(\frac{{3\sqrt 5 }}{{12}}\)
  • D. \(\frac{{\sqrt 2 }}{2}\)
Câu 4
Mã câu hỏi: 312487

Gọi \(V_1\) là thể tích của khối lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\), \(V_2\) là thể tích khối tứ diện A'ABD. Hệ thức nào sau đây là đúng?

  • A. \({V_1} = 4{V_2}\)
  • B. \({V_1} = 6{V_2}\)
  • C. \({V_1} = 2{V_2}\)
  • D. \({V_1} = 8{V_2}\)
Câu 5
Mã câu hỏi: 312488

Cho \(a{\log _2}3 + b{\log _6}2 + c{\log _6}3 = 5\) với \(a, b, c\) là các số tự nhiên. Khẳng định nào đúng trong các khẳng định sau đây?

  • A. \(a=b\)
  • B. \(a>b>c\)
  • C. \(b<c\)
  • D. \(b=c\)
Câu 6
Mã câu hỏi: 312489

Cho khối chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh \(a\), SA vuông góc với mặt phẳng đáy và khoảng cách từ A đến mặt phẳng (SBC) bằng \(\frac{{a\sqrt 2 }}{2}\). Gọi M là điểm thuộc cạnh SD sao cho \(\overrightarrow {SM}  = 3\overrightarrow {MD} \). Mặt phẳng (ABM) cắt cạnh SC tại điểm N. Thể tích khối đa diện MNABCD bằng

  • A. \(\frac{{7{a^3}}}{{32}}\)
  • B. \(\frac{{15{a^3}}}{{32}}\)
  • C. \(\frac{{17{a^3}}}{{32}}\)
  • D. \(\frac{{11{a^3}}}{{96}}\)
Câu 7
Mã câu hỏi: 312490

Gọi S là tập hợp các giá trị thực của tham số \(m\) để hàm số \(y = {x^3} - 3m{x^2} + 4{m^3}\) có hai điểm cực trị A và B sao cho tam giác OAB có diện tích bằng 4 (O là gốc tọa độ). Ta có tổng giá trị tất cả các phần tử của tập S bằng

  • A. \(1\)
  • B. \(2\)
  • C. \(-1\)
  • D. \(0\)
Câu 8
Mã câu hỏi: 312491

Cho \({\rm{lo}}{{\rm{g}}_2}5 = a\). Tính \({\rm{lo}}{{\rm{g}}_2}200\) theo \(a\).

  • A. \(2+2a\)
  • B. \(4+2a\)
  • C. \(1+2a\)
  • D. \(3+2a\)
Câu 9
Mã câu hỏi: 312492

Cho hàm số \(y = \frac{1}{4}{x^4} - 2{x^2} + 2017\). Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. Hàm số có một điểm cực tiểu và không có điểm cực đại.
  • B. Hàm số có một điểm cực đại và không có điểm cực tiểu.
  • C. Hàm số có một điểm cực đại và hai điểm cực tiểu.
  • D. Hàm số có một điểm cực tiểu và hai điểm cực đại.
Câu 10
Mã câu hỏi: 312493

Rút gọn biểu thức \(A = {a^{4{{\log }_{{a^2}}}3}}\) với \(0 < a \ne 1\) ta được kết quả là

  • A. \(9\)
  • B. \(3^4\)
  • C. \(3^8\)
  • D. \(6\)
Câu 11
Mã câu hỏi: 312494

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

  • A. Hai khối chóp có hai đáy là hai đa giác bằng nhau thì thể tích bằng nhau.
  • B. Hai khối đa diện có thể tích bằng nhau thì bằng nhau.
  • C. Hai khối lăng trụ có chiều cao bằng nhau thì thể tích bằng nhau.
  • D. Hai khối đa diện bằng nhau có thể tích bằng nhau.
Câu 12
Mã câu hỏi: 312495

Số điểm chung của đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 2{x^2} + x - 12\) với trục \(Ox\) là 

  • A. 2
  • B. 1
  • C. 3
  • D. 0
Câu 13
Mã câu hỏi: 312496

Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm liên tục trên R. Đồ thị hàm số \(y=f'(x)\) như hình vẽ sau:

Số điểm cực trị của hàm số \(y = f\left( x \right) - 2x\) là:

  • A. 2
  • B. 1
  • C. 3
  • D. 4
Câu 14
Mã câu hỏi: 312497

Gọi \(M, m\) lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} - 9x + 1\) trên đoạn \(\left[ {0;4} \right]\). Ta có \(m + 2M\) bằng:

  • A. \(-14\)
  • B. \(-24\)
  • C. \(-37\)
  • D. \(-57\)
Câu 15
Mã câu hỏi: 312498

Hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^3} - 2{x^2} + 3x - 1\) nghịch biến trên khoảng nào trong các khoảng sau đây?

  • A. \(\left( { - 1;3} \right)\)
  • B. \(\left( {1;4} \right)\)
  • C. \(\left( { - 3; - 1} \right)\)
  • D. \(\left( {1;3} \right)\)
Câu 16
Mã câu hỏi: 312499

Cắt khối lăng trụ \(MNP.M'N'P'\) bởi các mặt phẳng \(\left( {MN'P'} \right)\) và \(\left( {MNP'} \right)\) ta được những khối đa diện nào?

  • A. Ba khối tứ diện.          
  • B. Hai khối tứ diện và hai khối chóp tứ giác.
  • C. Hai khối tứ diện và một khối chóp tứ giác.    
  • D. Một khối tứ diện và một khối chóp tứ giác.
Câu 17
Mã câu hỏi: 312500

Thể tích của khối cầu bán kính R bằng

  • A. \(\frac{1}{3}\pi {R^3}\)
  • B. \(\frac{2}{3}\pi {R^3}\)
  • C. \(\pi {R^3}\)
  • D. \(\frac{4}{3}\pi {R^3}\)
Câu 18
Mã câu hỏi: 312501

Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên dương của tham số \(m\) để hàm số \(y = \left( {1 - m} \right){x^4} + 2\left( {m + 3} \right){x^2} + 1\) có đúng một điểm cực tiểu và không có điểm cực đại?

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 0
Câu 19
Mã câu hỏi: 312502

Trong số đồ thị của các hàm số \(y = \frac{1}{x};y = {x^2} + 1;y = \frac{{{x^2} + 3x + 7}}{{x - 1}};y = \frac{x}{{{x^2} - 1}}\) có tất cả bao nhiêu đồ thị có tiệm cận ngang?

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 4
Câu 20
Mã câu hỏi: 312503

Cho khối chóp tứ giác đều có chiều cao bằng 6 và thể tích bằng 8. Độ dài cạnh đáy bằng

  • A. \(\frac{2}{{\sqrt 3 }}\)
  • B. \(3\)
  • C. \(4\)
  • D. \(2\)
Câu 21
Mã câu hỏi: 312504

Hình lăng trụ tam giác đều có tất cả bao nhiêu mặt phẳng đối xứng

  • A. 4 mặt phẳng 
  • B. 1 mặt phẳng 
  • C. 3 mặt phẳng 
  • D. 2 mặt phẳng 
Câu 22
Mã câu hỏi: 312505

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình chữ nhật, \(AB = a\sqrt 3 \) và \(AD=a\). Đường thẳng SA vuông góc với mặt phẳng đáy và \(SA=a\). Thể tích khối cầu ngoại tiếp hình chóp S.BCD bằng

  • A. \(\frac{{5\pi {a^3}\sqrt 5 }}{6}.\)
  • B. \(\frac{{5\pi {a^3}\sqrt 5 }}{{24}}.\)
  • C. \(\frac{{3\pi {a^3}\sqrt 5 }}{{25}}.\)
  • D. \(\frac{{3\pi {a^3}\sqrt 5 }}{8}.\)
Câu 23
Mã câu hỏi: 312506

Gọi \(m_0\) là giá trị thực của tham số \(m\) để đồ thị hàm số \(y = {x^4} + 2m{x^2} + 4\) có 3 điểm cực trị nằm trên các trục tọa độ. Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. \({m_0} \in \left( {1;3} \right)\)
  • B. \({m_0} \in \left( { - 5; - 3} \right)\)
  • C. \({m_0} \in \left( { - \frac{3}{2};0} \right)\)
  • D. \({m_0} \in \left( { - 3; - \frac{3}{2}} \right)\)
Câu 24
Mã câu hỏi: 312507

Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau?

  • A. Hình có đáy là hình bình hành thì có mặt cầu ngoại tiếp.
  • B. Hình chóp có đáy là hình thang vuông thì có mặt cầu ngoại tiếp.
  • C. Hình chóp có đáy là hình thang cân thì có mặt cầu ngoại tiếp.
  • D. Hình có đáy là hình tứ giác thì có mặt cầu ngoại tiếp.
Câu 25
Mã câu hỏi: 312508

Hàm số \(y =  - {x^4} + 8{x^3} - 6\) có tất cả bao nhiêu điểm cực trị?

  • A. 0
  • B. 2
  • C. 1
  • D. 3
Câu 26
Mã câu hỏi: 312509

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại B, \(AB=3a\), \(BC=4a\) và \(SA \bot \left( {ABC} \right)\). Góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng (ABC) bằng \(60^0\). Gọi M là trung điểm của cạnh AC. Khoảng cách giữa hai đường thẳng AB và SM bằng

  • A. \(\frac{{10\sqrt 3 a}}{{\sqrt {79} }}\)
  • B. \(\frac{{5a}}{2}\)
  • C. \(5\sqrt 3 a\)
  • D. \(\frac{{5\sqrt 3 a}}{{\sqrt {79} }}\)
Câu 27
Mã câu hỏi: 312510

Vật thể nào trong các vật thể sau đây không phải là khối đa diện?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.
Câu 28
Mã câu hỏi: 312511

Cho hàm số \(y = \frac{{2x - 3}}{{4 - x}}\). Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau đây:

  • A. Hàm số nghịch biến trên R.
  • B. Hàm số đồng biến trên mỗi khoảng xác định.
  • C. Hàm số đồng biến trên R.
  • D. Hàm số nghịch biến trên mỗi khoảng xác định.
Câu 29
Mã câu hỏi: 312512

Giá trị lớn nhất của hàm số \(y = {x^3} - 3x + 5\) trên đoạn \(\left[ {0;\frac{3}{2}} \right]\).

  • A. \(3\)
  • B. \(5\)
  • C. \(7\)
  • D. \(\frac{{31}}{8}\)
Câu 30
Mã câu hỏi: 312513

Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác vuông tại C,\(AB = a\sqrt 5, AC=a\). Cạnh bên \(AB = a\sqrt 5 \) và vuông góc vói mặt phẳng (ABC). Thể tích khối chóp S.ABC bằng

  • A. \({a^3}\)
  • B. \(\frac{{{a^3}\sqrt 5 }}{3}\)
  • C. \(2{a^3}\)
  • D. \(3{a^3}\)
Câu 31
Mã câu hỏi: 312514

Cho biết đồ thị sau là đồ thị của một trong bốn hàm số ở các phương án A, B, C, D. Đó là đồ thị của hàm số nào?

  • A. \(y = 2{x^3} - 3{x^2} + 1\)
  • B. \(y =  - {x^3} + 3x - 1\)
  • C. \(y = {x^3} - 3x + 1\)
  • D. \(y = 2{x^3} - 6x + 1\)
Câu 32
Mã câu hỏi: 312515

Khoảng cách giữa hai điểm cực trị của đồ thị hàm số \(y = {x^3} + 3{x^2} - 4\) là

  • A. \(\sqrt 5 \)
  • B. \(4\sqrt 5 \)
  • C. \(2\sqrt 5 \)
  • D. \(3\sqrt 5 \)
Câu 33
Mã câu hỏi: 312516

Cho \(x = 2017!\). Giá trị của biểu thức \(A = \frac{1}{{{{\log }_{{2^2}}}x}} + \frac{1}{{{{\log }_{{3^2}}}x}} + ... + \frac{1}{{{{\log }_{{{2017}^2}}}x}}\) bằng

  • A. \(\frac{1}{2}\)
  • B. \(2\)
  • C. \(4\)
  • D. \(1\)
Câu 34
Mã câu hỏi: 312517

Cho hàm số \(y=f(x)\) xác định và có đạo hàm trên \(R\backslash \left\{ { \pm 1} \right\}\). Hàm số có bảng biến thiên như hình vẽ dưới đây. Hỏi đồ thị hàm số \(y=f(x)\) có tất cả bao nhiêu đường tiệm cận?

  • A. 4
  • B. 1
  • C. 3
  • D. 2
Câu 35
Mã câu hỏi: 312518

Rút gọn biểu thức \(A = \frac{{\sqrt[3]{{{a^5}}}.{a^{\frac{7}{3}}}}}{{{a^4}.\sqrt[7]{{{a^{ - 2}}}}}}\) với \(a>0\) ta được kết quả \(A = {a^{\frac{m}{n}}}\), trong đó \(m, n \in {N^*}\) và \(\frac{m}{n}\) là phân số tối giản. Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A. \({m^2} + {n^2} = 43\)
  • B. \(2{m^2} + n = 15\)
  • C. \({m^2} - {n^2} = 25\)
  • D. \(3{m^2} - 2n = 2\)
Câu 36
Mã câu hỏi: 312519

Nếu \({\left( {7 + 4\sqrt 3 } \right)^{a - 1}} < 7 - 4\sqrt 3 \) thì

  • A. \(a<1\)
  • B. \(a>1\)
  • C. \(a>0\)
  • D. \(a<0\)
Câu 37
Mã câu hỏi: 312520

Cho tứ diện OABC có OA, OB, OC đôi một vuông góc với nhau. Biết \(OA=a, OB=2a\) và đường thẳng AC tạo với mặt phẳng (OBC) một góc \(60^0\). Thể tích khối tứ diện OABC bằng

  • A. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{9}\)
  • B. \(3{a^3}\)
  • C. \(a^3\)
  • D. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{3}\)
Câu 38
Mã câu hỏi: 312521

Tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{x - 2}}\) tại điểm \(M\left( {1; - 2} \right)\) có phương trình là

  • A. \(y =  - 3x + 5\)
  • B. \(y =  - 3x + 1\)
  • C. \(y = 3x - 1\)
  • D. \(y = 3x + 2\)
Câu 39
Mã câu hỏi: 312522

Tổng số đỉnh, số cạnh và số mặt của một hình bát diện đều là

  • A. 24
  • B. 26
  • C. 52
  • D. 20
Câu 40
Mã câu hỏi: 312523

Cho đồ thị của hàm số \(y=f(x)\) như hình vẽ dưới đây:

Gọi S là tập hợp các giá trị nguyên dương của tham số \(m\) để hàm số \(y = \left| {f\left( {x - 2017} \right) + m} \right|\) có 5 điểm cực trị. Tổng tất cả các giá trị của các phần tử của tập S bằng

  • A. 12
  • B. 15
  • C. 18
  • D. 9
Câu 41
Mã câu hỏi: 312524

Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm là hàm số liên tục trên R với đồ thị hàm số \(y=f'(x)\) như hình vẽ.

Biết \(f(a)>0\), hỏi đồ thị hàm số \(y=f(x)\) cắt trục hoành tại nhiều nhất bao nhiêu điểm?

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 0
Câu 42
Mã câu hỏi: 312525

Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m\) để hàm số: \(y = \left( {m + 1} \right){x^3} + \left( {m + 1} \right){x^2} - 2x + 2\) nghịch biến trên R?

  • A. 5
  • B. 6
  • C. 8
  • D. 7
Câu 43
Mã câu hỏi: 312526

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh \(a\), \(SA \bot \left( {ABC} \right)\), góc giữa đường thẳng SB và mặt phẳng (ABC) bằng \(60^0\). Khoảng cách giữa hai đường thẳng AC và SB bằng:

  • A. \(\frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)
  • B. \(2a\)
  • C. \(\frac{{a\sqrt {15} }}{5}\)
  • D. \(R = \frac{{a\sqrt 7 }}{7}\)
Câu 44
Mã câu hỏi: 312527

Đồ thị hàm số \(y = \frac{{\sqrt {1 - {x^2}} }}{{{x^2} + 2x}}\) có tất cả bao nhiêu tiệm cận đứng?

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 1
  • D. 0
Câu 45
Mã câu hỏi: 312528

Cho \(0 < a \ne 1, b>0\) thỏa mãn điều kiện \({\log _a}b < 0\). Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. \(\left[ \begin{array}{l}
    1 < b < a\\
    0 < b < a < 1
    \end{array} \right.\)
  • B. \(\left[ \begin{array}{l}
    1 < a < b\\
    0 < a < b < 1
    \end{array} \right.\)
  • C. \(\left[ \begin{array}{l}
    0 < a < 1 < b\\
    0 < b < 1 < a
    \end{array} \right.\)
  • D. \(0 < b < 1 \le a\)
Câu 46
Mã câu hỏi: 312529

Tính bán kính R mặt cầu ngoại tiếp tứ diện đều ABCD cạnh \(a\sqrt 2 \).

  • A. \(R = a\sqrt 3 \)
  • B. \(R = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)
  • C. \(R = \frac{{3a}}{2}\)
  • D. \(R = \frac{{3a\sqrt 2 }}{2}\)
Câu 47
Mã câu hỏi: 312530

Tìm tất cả các giá trị thực của \(x\) thỏa mãn đẳng thức \({\log _3}x = 3{\log _3}2 + {\log _9}25 - {\log _{\sqrt 3 }}3\).

  • A. \(\frac{{40}}{9}\)
  • B. \(\frac{{25}}{9}\)
  • C. \(\frac{{28}}{3}\)
  • D. \(\frac{{20}}{3}\)
Câu 48
Mã câu hỏi: 312531

Trong các biểu thức sau, biểu thức nào không có nghĩa?

  • A. \({\left( { - 4} \right)^{ - \frac{1}{3}}}\)
  • B. \({\left( { - \frac{3}{4}} \right)^0}\)
  • C. \({\left( { - 3} \right)^{ - 4}}\)
  • D. \({1^{ - \sqrt 2 }}\)
Câu 49
Mã câu hỏi: 312532

Cho \(0 < a \ne 1\) và \(b \in R.\) Chọn mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:

  • A. \({\log _a}{b^2} = 2{\log _a}b\)
  • B. \({\log _a}{a^b} = b\)
  • C. \({\log _a}1 = 0\)
  • D. \({\log _a}a = 1\)
Câu 50
Mã câu hỏi: 312533

Cho mặt cầu tâm O bán kính R = 3. Mặt phẳng (P) nằm cách tâm O một khoảng bằng 1 và cắt mặt cầu theo một đường tròn có chu vi bằng:

  • A. \(4\sqrt 2 \pi \)
  • B. \(6\sqrt 2 \pi \)
  • C. \(3\sqrt 2 \pi \)
  • D. \(8\sqrt 2 \pi \)

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ