Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 10 - Trường THPT Lê Trực

15/04/2022 - Lượt xem: 26
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (6 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 84224

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

                        Cứ mãi ở ao làng, rồi ao sẽ cạn
                        Sao không ra sông ra biển để vẫy vùng?
                        Sao cứ tự trói mình trong nếp nghĩ bùng nhùng?
                        Sao cứ mãi online và thở dài ngao ngán?
                        Sao cứ để tuổi trẻ trôi qua thật chán?

                         ... 

                        Trên đường băng sân bay mỗi đời người.

                        Có những kẻ đang chạy đà và cất cánh.

                                    (Trích Trên đường băng, Tony Buổi Sáng, NXB Trẻ, 2018, tr.299)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2
Mã câu hỏi: 84225

Tác giả đã nhắc đến những hạn chế nào của tuổi trẻ ở 5 dòng đầu của văn bản?

Câu 3
Mã câu hỏi: 84226

Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ (phần ngữ liệu được in đậm) mà tác giả sử dụng trong hai dòng cuối:

                        Trên đường băng sân bay mỗi đời người

                        Có những kẻ đang chạy đà và cất cánh

Câu 4
Mã câu hỏi: 84227

Qua văn bản, tác giả đã gửi gắm thông điệp gì cho tuổi trẻ?

Câu 5
Mã câu hỏi: 84228

II.Tập làm văn

Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn về “khát vọng tuổi trẻ”.

Câu 6
Mã câu hỏi: 84229

Anh/ chị hãy phân tích đoạn thơ sau để làm nổi bật tâm trạng của Thúy Kiều trong cảnh trao duyên:

Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài,
     Xót tình máu mủ thay lời nước non.
          Chị dù thịt nát xương mòn,
           Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ vật này của chung.

                (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 10, tập hai, NXB Giáo dục, 2016, tr.104)

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ