Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021 Trường THCS Phan Huy Ích

15/04/2022 - Lượt xem: 24
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (32 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 41516

Làm thế nào biết ai làm việc khỏe hơn?

  • A. So sánh công thực hiện của hai người, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
  • B. So sánh thời gian làm việc, ai làm việc ít thời gian hơn thì người đó khỏe hơn.
  • C. So sánh công thực hiện trong cùng một thời gian, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
  • D. Các phương án trên đều không đúng.
Câu 2
Mã câu hỏi: 41517

Đơn vị nào phù hợp với đơn vị của công suất ?

  • A. Oát (W)
  • B. Kilôoát (kW)
  • C. Jun trên giây (J/s)
  • D. Cả ba đơn vị trên
Câu 3
Mã câu hỏi: 41518

Điều nào sau đây đúng khi nói về công suất?

  • A. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
  • B. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây.
  • C. Công suất được xác định bằng công thức P = t
  • D. Công suất được xác định bằng công thực hiện khi vật dịch chuyển được 1 mét.
Câu 4
Mã câu hỏi: 41519

Biểu thức tính công suất là:

  • A. P = t 
  • B. P = A/t
  • C. P = t/A 
  • D. P = At
Câu 5
Mã câu hỏi: 41520

Công suất được định nghĩa là:

  • A. Công thực hiện được trong một giây.
  • B. Công thực hiện được trong một ngày.
  • C. Công thực hiện được trong một giờ.
  • D. Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
Câu 6
Mã câu hỏi: 41521

Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng:

  • A. Từ cơ năng sang nhiệt năng.
  • B. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
  • C.  Từ cơ năng sang cơ năng.
  • D. Từ nhiệt năng sang cơ năng.
Câu 7
Mã câu hỏi: 41522

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng của vật?

  • A. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.
  • B. Bất kì vật nào dù nóng hay lạnh thì cũng đều có nhiệt năng.
  • C. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.
  • D. Chỉ những vật trọng lượng riêng lớn mới có nhiệt năng.
Câu 8
Mã câu hỏi: 41523

Câu nào đúng? Nhiệt lượng là

  • A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
  • B. Phần nhiệt năng mà vật nhận trong quá trình truyền nhiệt.
  • C. Phần nhiệt năng mà vật mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
  • D. Phần cơ năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình thực hiện công.
Câu 9
Mã câu hỏi: 41524

Chọn câu sai trong những câu về nhiệt năng sau:

  • A. Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
  • B. Khi vật truyền nhiệt lượng cho môi trường xung quanh thì nhiệt năng của nó giảm đi.
  • C. Nếu vật vừa nhận công, vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của nó tăng lên.
  • D. Chà xát đồng xu vào mặt bàn là cách truyền nhiệt để làm thay đổi nhiệt năng của vật.
Câu 10
Mã câu hỏi: 41525

Một vật có nhiệt năng 200J, sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là 400J. Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu?

  • A. 600 J
  • B. 200 J
  • C. 100 J
  • D. 400 J
Câu 11
Mã câu hỏi: 41526

Câu nào sau đây nói về hiệu suất của động cơ nhiệt?

  • A. Hiệu suất cho biết động cơ mạnh hay yếu.
  • B. Hiệu suất cho biết động cơ thực hiện công nhanh hay chậm.
  • C. Hiệu suất cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn trong động cơ.
  • D. Hiệu suất cho biết động cơ có bao nhiêu phần trăm nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra được biến thành công có ích.
Câu 12
Mã câu hỏi: 41527

Một máy bơm nước sau khi tiêu thụ hết 8 kg dầu thì đưa được 900 m3 nước lên cao 10 m. Hiệu suất của máy bơm đó là bao nhiêu? Biết năng suất tỏa nhiệt của dầu dùng cho máy bơm là 4,6.107 J/kg, khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3.

  • A. 24,46%
  • B. 2,45%
  • C.  15,22%
  • D.  1,52%
Câu 13
Mã câu hỏi: 41528

Với 2 lít xăng, một xe máy có công suất 3,2 kW chuyển động với vận tốc 45 km/h sẽ đi được bao nhiêu km? Biết hiệu suất của động cơ là 25%, năng suất tỏa nhiệt của xăng là 4,6.107 J/kg, khối lượng riêng của xăng là 700 kg/m3.

  • A. 100,62 km
  • B.  63 km 
  • C.  45 km 
  • D. 54 km
Câu 14
Mã câu hỏi: 41529

Cơ năng, nhiệt năng:

  • A. Chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác.
  • B. Chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
  • C. Có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
  • D. Cả A, B, C đều sai
Câu 15
Mã câu hỏi: 41530

Phát biểu nào là đúng với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng:

  • A. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ có thể truyền từ vật này sang vật khác.
  • B. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
  • C. Năng lượng có thể tự sinh ra và tự mất đi, nó truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
  • D. Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hay chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
Câu 16
Mã câu hỏi: 41531

Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng?

  • A. Động năng có thể chuyển hóa thành cơ năng.
  • B. Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng
  • C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau nhưng cơ năng được bảo toàn.
  • D. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng.
Câu 17
Mã câu hỏi: 41532

Quan sát trường hợp có quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên, thế năng và động năng của nó thay đổi như thế nào?

  • A. Động năng tăng, thế năng giảm.
  • B. Động năng và thế năng đều tăng.
  • C. Động năng và thế năng đều giảm.
  • D. Động năng giảm, thế năng tăng.
Câu 18
Mã câu hỏi: 41533

Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi đó, cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?

  • A. Động năng chuyển hóa thành thế năng.
  • B. Thế năng chuyển hóa thành động năng.
  • C. Không có sự chuyển hóa nào.
  • D. Động năng và thế năng đều tăng.
Câu 19
Mã câu hỏi: 41534

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng?

  • A. Mũi tên được bắn đi từ cung.
  • B. Nước trên đập cao chảy xuống.
  • C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới.
  • D. Cả ba trường hợp trên
Câu 20
Mã câu hỏi: 41535

Từ điểm A một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất. Gọi D là điểm bất kì trên đoạn AB. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Động năng của vật tại A lớn nhất.
  • B. Động năng của vật tại A bằng thế năng của vật tại
  • C. Động năng của vật ở tại C là lớn nhất.
  • D. Cơ năng của vật tại A nhỏ hơn tại
Câu 21
Mã câu hỏi: 41536

Kéo một sợi dây cuốn quanh một ống nhôm đựng nước bịt kín nút, người ta thấy nước trong ống nóng lên rồi sôi, hơi nước đẩy nút bật ra cùng với một lớp khói trắng do các hạt nước rất nhỏ tạo thành. Hỏi trong thí nghiệm trên đã có sự chuyển hóa cơ năng thành nhiệt năng xảy ra khi nào?

  • A. Kéo đi kéo lại sợi dây
  • B. Nước nóng lên
  • C. Hơi nước làm nút bật ra
  • D. Hơi nước ngưng tụ thành các giọt nước nhỏ.
Câu 22
Mã câu hỏi: 41537

Chọn câu đúng. Vật có cơ năng khi:

  • A. Vật có khả năng sinh công.
  • B. Vật có khối lượng lớn.
  • C. Vật có tính ì lớn.
  • D. Vật có đứng yên.
Câu 23
Mã câu hỏi: 41538

Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất.

  • A. Khối lượng.
  • B. Trọng lượng riêng.
  • C. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất.
  • D. Khối lượng và vận tốc của vật.
Câu 24
Mã câu hỏi: 41539

Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

  • A. Khối lượng.
  • B. Độ biến dạng của vật đàn hồi.
  • C. Khối lượng và chất làm vật.
  • D. Vận tốc của vật.
Câu 25
Mã câu hỏi: 41540

Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng?

  • A. Viên đạn đang bay.
  • B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.
  • C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất.
  • D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.
Câu 26
Mã câu hỏi: 41541

Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)?

  • A. Chiếc bàn đứng yên trên sàn nhà.
  • B. Chiếc lá đang rơi.
  • C. Một người đứng trên tầng ba của tòa nhà.
  • D. Quả bóng đang bay trên cao.
Câu 27
Mã câu hỏi: 41542

Biết năng suất tỏa nhiệt của than đá là q = 27.106 J/kg. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 12 kg than đá là:

  • A. 324 kJ
  • B. 32,4.106 J 
  • C. 324.106 J   
  • D. 3,24.105 J
Câu 28
Mã câu hỏi: 41543

Tại sao dùng bếp than có lợi hơn bếp củi? Chọn câu trả lời đúng nhất.

  • A.  Vì than rẻ hơn củi.
  • B. Vì than dễ đun hơn củi.
  • C. Vì than có năng suất tỏa nhiệt lớn hơn củi.
  • D. Vì than có nhiệt lượng lớn hơn củi.
Câu 29
Mã câu hỏi: 41544

Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 15 kg củi, 15 kg than đá. Để thu được nhiệt lượng trên cần đốt cháy hết bao nhiêu kg dầu hỏa? Biết năng suất tỏa nhiệt của củi, than đá và dầu hỏa lần lượt là 10.106 J/kg, 27.106 J/kg, 44.106 J/kg.

  • A. 9,2 kg
  • B. 12,61 kg
  • C. 3,41 kg
  • D. 5,79 kg
Câu 30
Mã câu hỏi: 41545

Trong các mệnh đề có sử dụng cụm từ “năng suất tỏa nhiệt” sau đây, mệnh đề nào đúng?

  • A. Năng suất tỏa nhiệt của động cơ nhiệt.
  • B. Năng suất tỏa nhiệt của nguồn điện.
  • C. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.
  • D. Năng suất tỏa nhiệt của một vật.
Câu 31
Mã câu hỏi: 41546

Khi nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106 J/kg, điều đó có nghĩa là:

  • A. Khi đốt cháy 1 kg than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J.
  • B. Khi đốt cháy 1 g than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J.
  • C. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J.
  • D. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 g than đá tỏa ra nhiệt lượng là 27.106 J.
Câu 32
Mã câu hỏi: 41547

Dùng một bếp củi đun nước thì thấy sau một thời gian nồi và nước nóng lên. Vật nào có năng suất tỏa nhiệt?

  • A. Nước bị đun nóng
  • B. Nồi bị đốt nóng
  • C. Củi bị đốt cháy
  • D. Cả ba đều có năng suất tỏa nhiệt

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ