Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Vật lý 11 năm học 2018-2019 trường THPT Trương Vĩnh Ký

15/04/2022 - Lượt xem: 34
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 119993

Hai dòng điện chạy cùng chiều có cùng cường độ 2A chạy qua, hai dòng điện cách nhau 20cm, cảm ứng từ tổng hợp tại trung điểm hai dây là 

  • A.   0 T                   
  • B. 8.10-6T       
  • C. 10-6T                
  • D. 4.10-6T
Câu 2
Mã câu hỏi: 119994

Hai dây dẫn thẳng, dài song song mang dòng điện ngược chiều là I1, I2. Cảm ứng từ tại điểm cách đều hai dây dẫn và nằm trong mặt phẵng chứa hai dây dẫn là 

  • A. B = |B1 - B2|.                
  • B.  B = 2B1 - B2.          
  • C. B = 0.                    
  • D. B = B1 + B2.
Câu 3
Mã câu hỏi: 119995

Đường sức từ của nam châm có chiều 

  • A. đi ra từ cực nam và đi vào cực bắc của nam châm 
  • B. ngược theo chiều kim đồng hồ ở mọi trường hợp
  • C. đi ra từ cực bắc đi vào cực nam của nam châm 
  • D. thuận theo chiều kim đồng hồ ở mọi trường hợp
Câu 4
Mã câu hỏi: 119996

 Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng khi 

  • A. có từ thông biến thiên qua một mạch kín   
  • B. có từ thông biến thiên qua một đoạn dây
  • C. có từ thông không đổi qua mạch kín           
  • D. có sự thay đổi từ trường qua một khung dây
Câu 5
Mã câu hỏi: 119997

Hai dòng điện có cường độ I1=3A; I2=4A chạy trong hai dây dẫn song song và ngược chiều, cách nhau 20cm. Cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện gây ra tại điểm M cách đều hai dây và cách mặt phẳng chứa hai dây dẫn một đoạn 10cm luôn luôn có độ lớn gần giá trị nào nhất: 

  • A. 4. 10-6T           
  • B. 5.10-6T          
  • C. 7,07.10-6T        
  • D. 0 T
Câu 6
Mã câu hỏi: 119998

Một dây dẫn thẳng dài vô hạn cho dòng điện có độ lớn 1A chạy qua, cảm ứng từ do dòng điện gây ra tại điểm cách đó 2m là 

  • A. 10-7T       
  • B. 2.107T      
  • C. 107T        
  • D. 2.10-7T
Câu 7
Mã câu hỏi: 119999

Phát biểu nào sau đây là không đúng? 

  • A. Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng. 
  • B. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.
  • C. Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn bởi một mạch điện, thì trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. 
  • D. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra luôn ngược chiều với chiều của từ trường đã sinh ra nó.
Câu 8
Mã câu hỏi: 120000

Tia sáng truyền từ nước ra không khí. Tia khúc xạ và tia phản xạ vuông góc với nhau. Chiết suất của nước là n = 4/3. Góc tới của tia sáng là:  

  • A. 410                 
  • B.  490        
  • C. 530        
  • D. 370     
Câu 9
Mã câu hỏi: 120001

Hai dây dẫn thẳng, dài  song song mang dòng điện cùng chiều là I1, I2. Cảm ứng từ tại điểm cách đều hai dây dẫn và nằm trong mặt phẵng chứa hai dây dẫn là 

  • A. B = |B1 - B2|.     
  • B. B = 0.            
  • C. B = B1 + B2.           
  • D. B = 2B1 - B2.
Câu 10
Mã câu hỏi: 120002

Kim nam cham của la bàn đặt trên mặt đất chỉ hướng Bắc - Nam địa lí vì: 

  • A. Từ trường của Trái Đất tác dụng lên kim nam châm, định hướng cho nó. 
  • B. Lực hấp dẫn Trái Đất tác dụng lên kim nam châm, định hướng cho nó.
  • C. Vì một lí do khác chưa biết. 
  • D. Lực điện của Trái Đất tác dụng lên kim nam châm, định hướng cho nó.
Câu 11
Mã câu hỏi: 120003

Tương tác giữa hai nam châm là tương tác:  

  • A. Điện     
  • B. Đàn hồi 
  • C. Từ                 
  • D. Hấp dẫn
Câu 12
Mã câu hỏi: 120004

Hãy chỉ ra câu sai 

  • A. Chiết suất tuyệt đối của chân không được quy ước là 1. 
  • B. Chiết suất tuyệt đối của mọi môi trường trong suốt đều lớn hơn 1.
  • C. Chiết suất tuyệt đối cho biết vận tốc truyền ánh sáng trong môi trường chậm hơn trong chân không bao nhiêu lần.  
  • D. Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường luôn luôn lớn hơn 1.
Câu 13
Mã câu hỏi: 120005

Từ trường trong lòng ống dây có dòng điện  

  • A.  là từ trường xoáy    
  • B. có các đường sức từ luôn luôn cắt nhau
  • C. có các đường sức từ vuông góc với nhau        
  • D. là từ trường đều
Câu 14
Mã câu hỏi: 120006

Một cái máng nước sâu 60 cm, rộng 80 cm có hai thành bên thẳng đứng. Đúng lúc máng cạn nước thì bóng râm của thành A kéo dài đến đúng chân thành B đối diện. Người ta đổ nước vào máng đến độ cao h thì bóng của thành A ngắn bớt đi 14 cm so với trước. Biết chiết suất của nước là 4/3 . Tính h 

  • A. h = 12 cm      
  • B. h = 24 cm  
  • C. h = 32 cm           
  • D. h= 40 cm
Câu 15
Mã câu hỏi: 120007

Hai dòng điện chạy ngược chiều có cùng cường độ 4A chạy qua, hai dòng điện cách nhau 20cm, cảm ứng từ tổng hợp tại trung điểm hai dây là 

  • A. 2. 10-6T        
  • B.  8.10-6T             
  • C. 4.10-6T              
  • D.  0 T
Câu 16
Mã câu hỏi: 120008

Một vòng dây tròn bán kính 1m có dòng điện 1A chạy qua. Cảm ứng từ tại tâm vòng dây là 

  • A. 3,14.10-7T       
  • B. 2.10-7T         
  • C. 6,28.10-7T               
  • D. 10-7T
Câu 17
Mã câu hỏi: 120009

Hai dòng điện có cường độ I1=I2=5A chạy trong hai dây dẫn song song và cùng chiều, cách nhau 80cm. Cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện gây ra tại điểm M cách đều hai dây và cách mặt phẳng chứa hai dây dẫn một đoạn 30cm luôn luôn có phương 

  • A. song song với mặt phẳng chứa hai dây dẫn  
  • B. nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn
  • C. hợp với mặt phẳng chứa hai dây dẫn một góc 60
  • D.  vuông góc với mặt phẳng chứa hai dây dẫn
Câu 18
Mã câu hỏi: 120010

Từ thông Ф qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,4 (s) từ thông giảm từ 1,6 (Wb) xuống còn 0,4 (Wb). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn bằng: 

  • A. 3 (V).          
  • B. 4 (V).          
  • C. 5 (V).                       
  • D. 6 (V).
Câu 19
Mã câu hỏi: 120011

Một ống dây có độ tự cảm 0,2H, dòng điện có cường độ 0,5A, giảm về 0 trong thời gian 0,5s, suất điện động tự cảm xuất hiện trong khung có độ lớn là: 

  • A. 5V       
  • B. 0,2V       
  • C.  0,5V                     
  • D.  2V
Câu 20
Mã câu hỏi: 120012

Trong các nhà máy thủy điện. Các tuabin đã biến đổi 

  • A.  nhiệt năng thành điện năng      
  • B. hóa năng thành điện năng
  • C. quang năng thành điện năng       
  • D. cơ năng thành điện năng
Câu 21
Mã câu hỏi: 120013

Khi ghép sát một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm đồng trục với một thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm ta có được thấu kính tương đương với tiêu cự là 

  • A. 50 cm.      
  • B. 20 cm.    
  • C. – 15 cm.                   
  • D. 15 cm.
Câu 22
Mã câu hỏi: 120014

Qua một thấu kính, ảnh thật của một vật thật cao hơn vật 2 lần và cách vật 36 cm. Đây là thấu kính 

  • A. hội tụ có tiêu cự 8 cm.  
  • B. hội tụ có tiêu cự 24 cm.
  • C. phân kì có tiêu cự 8 cm 
  • D. phân kì có tiêu cự 24 cm.
Câu 23
Mã câu hỏi: 120015

 Khi dòng điện qua ống dây giảm 2 lần thì năng lượng từ trường trong ống dây sẽ: 

  • A. giảm 4 lần.            
  • B. giảm 2 lần
  • C.  giảm 3 lần     
  • D. giảm 5 lần.
Câu 24
Mã câu hỏi: 120016

 Khi sử dụng điện, dòng điện Fu-cô không xuất hiện trong các dụng cụ điện nào sau đây? 

  • A. Bàn ủi điện.   
  • B. Máy xay sinh tố
  • C. Quạt máy.  
  • D. Máy bơm nước
Câu 25
Mã câu hỏi: 120017

 Thời gian dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín: 

  • A. bằng thời gian có sự biến thiên của từ thông qua mạch 
  • B. dài nếu điện trở mạch nhỏ
  • C. dài nếu từ thông qua mạch lớn 
  • D. ngắn nếu từ thông qua mạch lớn
Câu 26
Mã câu hỏi: 120018

 Phát biểu nào sau đây là không đúng? 

  • A. Suất điện động cảm ứng cũng là suất điện động tự cảm. 
  • B. Suất điện động được sinh ra do hiện tượng tự cảm gọi là suất điện động tự cảm.
  • C. Hiện tượng tự cảm là một trường hợp đặc biệt của hiện tượng cảm ứng điện từ. 
  • D. Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện trong mạch đó gây ra gọi là hiện tượng tự cảm.
Câu 27
Mã câu hỏi: 120019

 Phát biểu nào sau đây là đúng? Vật thật qua thấu kính phân kỳ luôn cho 

  • A. ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật.      
  • B. ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật.
  • C. ảnh thật ngược chiều và lớn hơn vật.     
  • D. ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn vật.
Câu 28
Mã câu hỏi: 120020

 Một vật phẳng nhỏ đặt vuông góc với trục chính trước một thấu kính hội tụ có đô tụ D = 5dp và cách thấu kính một khoảng 30cm. Ảnh vật nằm 

  • A. trước kính 60cm.    
  • B. sau kính 60cm.
  • C. sau kính 12cm.         
  • D. trước kính 12cm.
Câu 29
Mã câu hỏi: 120021

 Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu một khoảng 10cm, qua kính cho ảnh thật A’B’ cao gấp 5 lần vật. Khoảng cách từ ảnh tới vật là 

  • A. 30 cm.               
  • B. 40 cm.   
  • C. 50 cm.                    
  • D.  60 cm.
Câu 30
Mã câu hỏi: 120022

 Một dây dài l = 20 cm được quấn thành một vòng dây tròn có dòng điện 1A chạy qua. Tính cảm ứng từ tại tâm của vòng dây? 

  • A.  4.10–4T                 
  • B. 2.10–4   
  • C. 2.10–5T          
  • D. 4.10–5T
Câu 31
Mã câu hỏi: 120023

 Đặt vật AB = 2 (cm) trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = - 12 (cm), cách thấu kính một khoảng d = 12 (cm) thì ta thu được 

  • A. ảnh thật A’B’, ngược chiều với vật, vô cùng lớn.    
  • B. ảnh ảo A’B’, cùng chiều với vật, vô cùng lớn.
  • C. ảnh ảo A’B’, cùng chiều với vật, cao 1 (cm).  
  • D. ảnh thật A’B’, ngược chiều với vật, cao 4 (cm).
Câu 32
Mã câu hỏi: 120024

 Một prôton (q = 1,6.10-19 C) bay vào trong từ trường đều B = 1,5 T với vận tốc 3.109 cm/s theo phương hợp với đường sức từ một góc 300.Độ lớn lực Lorenxơ tác dụng lên điện tích là: 

  • A. 7,2.10-12 N           
  • B. 3,6.10-10 N.      
  • C. 7,2.10-10 N          
  • D. 3,6.10-12 N
Câu 33
Mã câu hỏi: 120025

 Với chiều dài ống dây không đổi, nếu số vòng dây và tiết diện ống cùng tăng 2 lần thì độ tự cảm của ống dây: 

  • A. không đổi.       
  • B. tăng 8 lần. 
  • C.  tăng 4 lần.                 
  • D. giảm 2 lần.
Câu 34
Mã câu hỏi: 120026

 Muốn làm giảm hao phí toả nhiệt của dòng điện Fu-cô gây trên khối kim loại, thì cần phải 

  • A. chia khối kim loại thành nhiều lá kim loại mỏng ghép cách điện với nhau. 
  • B. tăng độ dẫn điện cho mỗi kim loại.
  • C. đúc khối kim loại không có phần rỗng bên trong. 
  • D. sơn phủ lên khối kim loại một lớp sơn cách điện.
Câu 35
Mã câu hỏi: 120027

 Một ống dây có hệ số tự cảm L. Dòng điện qua ống dây giảm từ 2A đến 1A trong thời gian 0,01s. Suất điện động tự cảm sinh ra trong ống dây là 40V. Tính hệ số tự cảm L? 

  • A. 4 H           
  • B. 0,4 mH.        
  • C. 400 mH.       
  • D. 40mH 
Câu 36
Mã câu hỏi: 120028

 Một khung dây dẫn có 1000 vòng được đặt trong từ trường đều sao cho các đường cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng của khung. Diện tích mỗi vòng dây là 2dm2. Cảm ứng từ của từ trường giảm đều từ 0,5T đến 0,2T trong thời gian 0,1s. Suất điện động cảm ứng trong toàn khung dây có giá trị: 

  • A. 0,6 V              
  • B. 60 V  
  • C.  6 V              
  • D.  12 V
Câu 37
Mã câu hỏi: 120029

 Một điện tích có khối lượng m = 1,6.10-27 kg có điện tích q = 1,6.10-19 C chuyển động trong từ trường đều B = 0,4T với vận tốc v = 106 m/s. Phương của vận tốc vuông góc với các đường cảm ứng từ. Bán kính quỹ đạo của điện tích là: 

  • A. 40cm               
  • B. 2,5 m     
  • C. 2,5 cm                
  • D. 4m
Câu 38
Mã câu hỏi: 120030

 Một ống dây hình trụ dài 20cm coù lõi chân không,diện tích tiết diện ngang của ống là 100cm2 gồm 1000 vòng dây.Khi cường độ dòng điện qua ống dây đạt tới giá trị 5A thì năng lượng đã tích luõy trong ống dây là: 

  • A. 0,032 J.                 
  • B. 321,6 J.  
  • C. 0,785 J                   
  • D. 160,8 J.
Câu 39
Mã câu hỏi: 120031

 Phát biểu nào sau đây là không đúng ?

  • A. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra luôn ngược chiều với chiều của từ trường đã sinh ra nó. 
  • B. Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn bởi một mạch điện, thì trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
  • C. Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng. 
  • D. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.
Câu 40
Mã câu hỏi: 120032

 Với thấu kính hội tụ 

  • A. vật thật nằm ngoài khoảng tiêu cự luôn cho ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật. 
  • B. vật thật nằm ngoài khoảng tiêu cự luôn cho ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật.
  • C.  vật thật nằm trong khoảng tiêu cự luôn cho ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật.  
  • D. vật thật nằm trong khoảng tiêu cự luôn cho ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ