Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Vật Lý 10 năm 2021-2022 Trường THPT Phan Đăng Lưu

15/04/2022 - Lượt xem: 27
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 87069

Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?

  • A. Thể tích.
  • B. Khối lượng.
  • C. Nhiệt độ tuyệt đối.
  • D. Áp suất.
Câu 2
Mã câu hỏi: 87070

Một vật bằng kim loại có hệ số nở dài α. Gọi V0 và V lần lượt là thể tích của vật ở nhiệt độ t0 và \({t_0} + {\Delta _t}\) Tỷ số \(\frac{{V - {V_0}}}{{{V_0}}}\) có giá trị là:

  • A. \(\frac{1}{3}\alpha {\rm{\Delta }}t\)
  • B. \(3\alpha {\rm{\Delta }}t\)
  • C. \(3{V_0}\alpha {\rm{\Delta }}t\)
  • D. \(\alpha {\rm{\Delta }}t\)
Câu 3
Mã câu hỏi: 87071

Chọn phương án sai?

  • A. Quá trình truyền nhiệt là một quá trình không thuận nghịch.
  • B. Cơ năng không thể chuyển hóa hoàn toàn thành nội năng
  • C. Con lắc đơn dao động điều hòa là quá trình thuận nghịch
  • D. Nội năng không thể chuyển hóa hoàn toàn thành cơ năng.
Câu 4
Mã câu hỏi: 87072

Động cơ nhiệt có các bộ phận cơ bản

  • A. Nguồn nóng, nguồn lạnh và nguồn trung gian
  • B. Nguồn nóng và nguồn lạnh
  • C. Nguồn nóng, nguồn lạnh và bộ phận ống xả
  • D. Nguồn nóng, bộ phận phát động, nguồn lạnh
Câu 5
Mã câu hỏi: 87073

Hiện tượng mao dẫn :

  • A. Chỉ xảy ra khi ống mao dẫn đặt vuông góc với chậu chất lỏng
  • B. Chỉ xảy ra khi chất lỏng không làm dính ướt ống mao dẫn
  • C. Là hiện tượng mực chất lỏng dâng lên hay hạ xuống trong ống có tiết diện nhỏ so với chất lỏng bên ngoài ống
  • D. Chỉ xảy ra khi ống mao dẫn là ống thẳng
Câu 6
Mã câu hỏi: 87074

Trong các tính chất sau, tính chất nào là của các phân tử chất rắn?

  • A. Không có hình dạng cố định.
  • B. Chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa.
  • C. Có lực tương tác phân tử lớn
  • D. Chuyển động hỗn loạn không ngừng
Câu 7
Mã câu hỏi: 87075

Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của công ?

  • A. J
  • B. N.m
  • C. \(kg.{m^2}/{s^2}\)
  • D. \(kg.{m^2}/s\)
Câu 8
Mã câu hỏi: 87076

Một vật khối lượng m gắn vào một đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia của lò xo cố định. Khi lò xo bị nén một đoạn Δl(Δl<0) thì thế năng đàn hồi bằng bao nhiêu?

  • A. \(\frac{1}{2}k{\left( {{\rm{\Delta }}l} \right)^2}\)
  • B. \(\frac{1}{2}k{\rm{\;\Delta }}l\)
  • C. \( - \frac{1}{2}k{\rm{\Delta }}l\)
  • D. \( - \frac{1}{2}k{\left( {{\rm{\Delta }}l} \right)^2}\)
Câu 9
Mã câu hỏi: 87077

Nội năng của vật là:

  • A. Tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật
  • B. Động năng của các phần tử cấu tạo nên vật
  • C. Thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật
  • D. Động năng và thế năng của vật
Câu 10
Mã câu hỏi: 87078

Một chất điểm chuyển động theo phương thẳng đứng, hướng lên. Hình nào sau đây biểu diễn đúng quan hệ giữa \(\overrightarrow v \) và \(\overrightarrow p \) của chất điểm đó

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.
Câu 11
Mã câu hỏi: 87079

Số \(6,{02.10^{23}}\) là:

  • A. Số phân tử (hoặc số nguyên tử) trong 1 lít khí nằm tại các điều kiện bình thường (00C và 760 mmHg).
  • B. Số phân tử trong 1 mol khí.
  • C. Số phân tử trong 1 cm3 khí tại các điều kiện bình thường.
  • D. Số phân tử khí trong 22,4 cm3 khí tại các điều kiện bình thường.
Câu 12
Mã câu hỏi: 87080

Động cơ nhiệt là những động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu đốt cháy được chuyển hóa thành

  • A. nội năng.
  • B. cơ năng.
  • C. nhiệt năng.
  • D. nhiệt lượng.
Câu 13
Mã câu hỏi: 87081

Điều nào sau đây đúng khi nói về cấu tạo chất?

  • A. Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.  
  • B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng, các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
  • C. Các nguyên tử, phân tử đồng thời hút nhau và đẩy nhau.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 14
Mã câu hỏi: 87082

Chất rắn vô định hình:

  • A. Có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính đẳng hướng.
  • B. Không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính đẳng hướng.
  • C. Không có cấu trúc tinh thể, do đó có dạng hình học xác định, có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính dị hướng
  • D. Có cấu trúc tinh thể, có dạng hình học xác định, có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính dị hướng.
Câu 15
Mã câu hỏi: 87083

Quá trình đẳng nhiệt là:

  • A. quá trình biến đổi trạng thái trong đó áp suất được giữ không đổi.
  • B. quá trình biến đổi trạng thái trong đó thể tích được giữ không đổi.
  • C. quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi.
  • D. quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ và thể tích được giữ không đổi.
Câu 16
Mã câu hỏi: 87084

Động năng được tính bằng biểu thức:

  • A. \({W_d} = \frac{1}{2}{m^2}{v^2}\)
  • B. \({W_d} = \frac{1}{2}{m^2}v\)
  • C. \({W_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\)
  • D. \({W_d} = \frac{1}{2}mv\)
Câu 17
Mã câu hỏi: 87085

Một vật khối lượng m, đang chuyển động với vận tốc \(\vec v\). Động lượng của vật có thể xác định bằng biểu thức:

  • A. \(\vec p =  - m\vec v\)
  • B. \(p = mv\)
  • C. \(\vec p = m\vec v\)
  • D. \(p =  - mv\)
Câu 18
Mã câu hỏi: 87086

Một vật có khối lượng 450g chuyển động thẳng dọc trục Ox với vận tốc 72km/h. Động lượng của vật bằng:

  • A. 9 kg.m/s.
  • B. 2,5 kg.m/s.
  • C. 6 kg.m/s.
  • D. 4,5 kg.m/s.
Câu 19
Mã câu hỏi: 87087

Người ta ném một quả bóng khối lượng 10kg cho nó chuyển động với vận tốc 20m/s. Xung lượng của lực tác dụng lên quả bóng là:

  • A. 10N.s
  • B. 200N.s               
  • C. 100N.s    
  • D. 20N.s
Câu 20
Mã câu hỏi: 87088

Một thang máy khối lượng 1 tấn chở các hành khách có tổng khối lượng là 800kg. Khi chuyển động thanh máy còn chịu một lực cản không đổi bằng 4.103N. Để đưa thang máy lên cao với vận tốc không đổi 3m/s thì công suất của động cơ phải bằng (cho g=9,8m/s2)

  • A. 35520W
  • B. 64920W
  • C. 55560W
  • D. 32460W
Câu 21
Mã câu hỏi: 87089

Tác dụng lực không đổi 150N theo phương hợp với phương ngang góc \(30^0\) vào vật khối lượng m làm vật chuyển động được quãng đường 20m. Công của lực tác dụng có giá trị

  • A. 1500J
  • B. 2598J
  • C. 1732J
  • D. 5196,2J
Câu 22
Mã câu hỏi: 87090

Một ô tô tải (xe 1) khối lượng 6 tấn và một ô tô con (xe 2) khối lượng 1200kg chuyển động cùng chiều trên đường, chiếc trước chiếc sau với cùng vận tốc không đổi 72km/h. Động năng của mỗi ô tô là:

  • A. \({{\rm{W}}_{d1}} = 1{\mkern 1mu} 200{\mkern 1mu} 000J;{{\rm{W}}_{d2}} = 240{\mkern 1mu} 000J\)
  • B. \({{\rm{W}}_{d1}} = 240{\mkern 1mu} 000;{{\rm{W}}_{d2}} = 1{\mkern 1mu} 200{\mkern 1mu} 000J\)
  • C. \({{\rm{W}}_{d1}} = 1{\mkern 1mu} 600{\mkern 1mu} 000J;{{\rm{W}}_{d2}} = 2500{\mkern 1mu} 000J\)
  • D. \({{\rm{W}}_{d1}} = 2500{\mkern 1mu} 000;{{\rm{W}}_{d2}} = 1{\mkern 1mu} 600{\mkern 1mu} 000J\)
Câu 23
Mã câu hỏi: 87091

Phát biểu nào sau đây đúng: Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi

  • A. Cùng là một dạng năng lượng.
  • B. Có dạng biểu thức như nhau.
  • C. Đều không phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối.
  • D. Đều là đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không.
Câu 24
Mã câu hỏi: 87092

Một lò xo có độ cứng 100 N/m được đặt trên mặt phẳng ngang : một đầu gắn cố định với giá đỡ, đầu còn lại gắn với một quả cầu khối lượng 50g. Kéo quả cầu rời khỏi vị trí cân bằng của nó một đoạn 5cm, rồi buông tay ra để nó chuyển động. Bỏ qua lực ma sát, lực cản không khí và khối lượng của lò xo. Vận tốc của quả cầu khi nó về tới vị trí cân bằng là:

  • A. 1,5m/s
  • B. \(\sqrt 5 m/s\)
  • C. 5m/s   
  • D. \(2\sqrt 5 m/s\)
Câu 25
Mã câu hỏi: 87093

Một viên bi thứ nhất có khối lượng =200g chuyển động với vận tốc =4m/s đến va chạm với viên bi thứ hai có khối lượng m2 đang đứng yên. Coi va chạm giữa hai viên bi là hoàn toàn mềm. Cả hai viên bi đều ở trên mặt sàn nằm ngang, không ma sát. Vận tốc của cả hai viên bi sau va chạm bằng /s. Khối lượng của viên bi thứ hai là:

  • A. 400g
  • B. 200g
  • C. 250g
  • D. 500g
Câu 26
Mã câu hỏi: 87094

Khối lượng riêng của oxi ở điều kiện tiêu chuẩn là 1,43kg/m3. Khối lượng oxi ở trong bình kín thể tích 6 lít, áp suất 150atm nhiệt độ 00C là:

  • A. 2,2kg
  • B. 2,145kg
  • C. 1,287kg
  • D. 1,43kg
Câu 27
Mã câu hỏi: 87095

Một nồi áp suất, bên trong là không khí ở 230C có áp suất bằng áp suất của không khí bên ngoài (1atm). Van bảo hiểm của nồi sẽ mở khi áp suất bên trong cao hơn áp suất bên ngoài 1,2atm. Nếu nồi được đung nóng tới 1600C thì không khí trong nồi đã thoát ra chưa? Áp suất không khí trong nồi bằng bao nhiêu?

  • A. Chưa; 1,46 atm.
  • B. Rồi; 6,95 atm.
  • C. Chưa; 0,69 atm.
  • D. Rồi; 1,46 atm.
Câu 28
Mã câu hỏi: 87096

Một khối khí lí tưởng thực hiện quá trình như hình vẽ.

Các thông số được cho trên đồ thị, áp suất của khối khí khi kết thúc quá trình là:

  • A. 1,2atm
  • B. 9,96atm
  • C. 4,98atm
  • D. 4,8atm
Câu 29
Mã câu hỏi: 87097

Một khối khí lí tưởng có nhiệt độ ở trạng thái ban đầu là 270C . Xác định nhiệt độ của khối khí sau khi đun nóng đẳng áp biết thể tích của khối khí tăng lên 3 lần.

  • A. 300K
  • B. 3000C
  • C. 900K
  • D. 9000C
Câu 30
Mã câu hỏi: 87098

Thả một quả cầu bằng nhôm khối lượng 0,2kg được đun nóng tới 1500C vào một cốc đựng nước ở 250C, biết nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 500C. Tính khối lượng của nước trong cốc, biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K và của nước là 4200J/kg.K.

  • A. 0,17kg 
  • B. 0,2kg       
  • C. 0,13kg        
  • D. 0,24kg
Câu 31
Mã câu hỏi: 87099

Khi truyền nhiệt lượng 7.106J cho khí trong một xi lanh hình trụ thì khí nở ra đẩy pittong lên làm thể tích của khí tăng lên 0,5m3. Tính độ biến thiên nội năng của khí. Biết áp suất của khí là 8.106N/m2 và coi áp suất là không đổi trong quá trình khí thực hiện công.

  • A. \({3.10^6}J\)
  • B. \({15.10^6}J\)
  • C. \({11.10^6}J\)
  • D. \({8.10^6}J\)
Câu 32
Mã câu hỏi: 87100

Biết suất đàn hồi của dây bằng kim loại đường kính 1mm là 9.1010Pa. Độ lớn lực kéo tác dụng làm dây dài ra thêm 1% so với chiều dài ban đầu là:

  • A. F=550(N)
  • B. F=200π(N)
  • C. F=225π(N)
  • D. F=735(N)
Câu 33
Mã câu hỏi: 87101

Khối lượng riêng của sắt ở 00C là 7,8.103kg/m3. Biết hệ số nở khối của sắt là 33.10-6K-1. Ở nhiệt độ 1600C, khối lượng riêng của sắt là:

  • A. 7759 kg/m3
  • B. 7900 kg/m3
  • C. 7857 kg/m3
  • D. 7599 kg/m3
Câu 34
Mã câu hỏi: 87102

Lấy 0,01kg hơi nước ở 1000C cho ngưng tụ trong bình nhiệt lượng kế chứa 0,2kg nước ở 9,50C. nhiệt độ cuối cùng là 400C, cho nhiệt dung riêng của nước là c = 4180J/kg.K. Tính nhiệt hóa hơi của nước.

  • A. \(L = 3,{6.10^5}J/kg.\)
  • B. \(L = 5,{4.10^6}J/kg.\)
  • C. \(L = 2,{3.10^6}J/kg.\)
  • D. \(L = 4,{8.10^5}J/kg.\)
Câu 35
Mã câu hỏi: 87103

Người ta thả một cục nước đá khối lượng 80g ở 0oC vào một cốc nhôm đựng 0,4kg  nước ở 20oC đặt trong nhiệt lượng kế. Khối lượng của cốc nhôm là 0,20kg. Tính nhiệt độ của nước trong cốc nhôm khi cục nước vừa tan hết. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105J/kg. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K và của nước là 4200J/kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt độ do nhiệt truyền ra bên ngoài nhiệt lượng kế.

  • A. \(t = 4,{5^0}C\)
  • B. \(t = {9^0}C\)
  • C. \(t = {4^0}C\)
  • D. \(t = {8^0}C\)
Câu 36
Mã câu hỏi: 87104

Không khí ở 250C có độ ẩm tương đối là 70% . Khối lượng hơi nước có trong 1m3 không khí là bao nhiêu? Biết độ ẩm cực đại của không khí ở 250C là 23g/m3

  • A. 23g.
  • B. 7g
  • C. 17,5g.
  • D. 16,1g.
Câu 37
Mã câu hỏi: 87105

Chu trình hoạt động của một động cơ nhiệt như hình vẽ:

Biết tác nhân là một khối khí lí tưởng đơn nguyên tử. Hiệu suất của động cơ nhiệt là:

  • A. 20%
  • B. 16%
  • C. 17,8%
  • D. 26%
Câu 38
Mã câu hỏi: 87106

Tại điểm A cách mặt đất 5m một vật có khối lượng 4 kg được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc đầu 10 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Bỏ qua lực cản không khí.Tốc độ của vật khi vật đi được quãng đường 7 m kể từ vị trí ném vật là:

  • A. 10m/s
  • B. \(2\sqrt {15} m/s\)
  • C. \(2\sqrt 5 m/s\)
  • D. \(2\sqrt {10} m/s\)
Câu 39
Mã câu hỏi: 87107

Ở nhiệt độ 00C bình thủy tinh chứa được khối lượng  thủy ngân. Khi nhiệt độ là thì bình chứa được khối lượng m1 thủy ngân. Ở cả hai trường hợp thủy ngân có cùng nhiệt độ với bình. Biết hệ số nở khối của thủy ngân là .Biểu thức tính hệ số nở dài  của thủy tinh là: 

  • A. \(\alpha  = \frac{{{m_1}(1 - \beta {t_1}) - {m_0}}}{{3{m_0}{t_1}}}\)
  • B. \(\alpha  = \frac{{{m_1}(1 + \beta {t_1}) - {m_0}}}{{3{m_0}{t_1}}}\)
  • C. \(\alpha  = \frac{{{m_1}(1 - \beta {t_1}) + {m_0}}}{{3{m_0}{t_1}}}\)
  • D. \(\alpha  = \frac{{{m_1}(1 + \beta {t_1}) - {m_0}}}{{2{m_0}{t_1}}}\)
Câu 40
Mã câu hỏi: 87108

Một khối khí lí tưởng thực hiện quá trình được biểu diễn như hình.   

Các số liệu như trên đồ thị. Biết ở trạng thái ban dầu, nhiệt độ của khối khí là 370C. Nhiệt độ của khối khí ở cuối quá trình là:

  • A. \({149^0}C\)
  • B. 149K
  • C. 374K
  • D. \({77^0}C\)

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ