Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Toán lớp 11 Trường THPT Phan Châu Trinh - Đak Lak năm 2018

08/07/2022 - Lượt xem: 30
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (28 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 244706

Cho hàm số \(y=f(x)\) có đồ thị (C) và điểm \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right) \in \left( C \right)\). Khi đó tiếp tuyến của (C) tại điểm M có hệ số góc là:

  • A. \(f'\left( {{x_0}} \right).\)
  • B. \(f'\left( x \right).\)
  • C. \(f'\left( {x - {x_0}} \right).\)
  • D. \(f'\left( {x + {x_0}} \right).\)
Câu 2
Mã câu hỏi: 244707

Đạo hàm của hàm số \(y = \sqrt x \) là:

  • A. \(y' = \frac{2}{{\sqrt x }}.\)
  • B. \(y' = \frac{1}{{\sqrt x }}.\)
  • C. \(y' = \frac{1}{{2\sqrt x }}.\)
  • D. \(y' = 2\sqrt x .\)
Câu 3
Mã câu hỏi: 244708

Cho cấp số nhân lùi vô hạn \((u_n)\) có công bội q. Khi đó tổng của cấp số nhân lùi vô hạn đó được tính bởi công thức nào sau đây:

  • A. \(S = \frac{1}{{1 - q}}.\)
  • B. \(S = \frac{{{u_1}}}{{1 - q}}.\)
  • C. \(S = \frac{{{u_1}}}{{1 + {q^n}}}.\)
  • D. \(S = \frac{{{u_1}}}{{1 - {q^n}}}.\)
Câu 4
Mã câu hỏi: 244709

Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) có cạnh bằng \(a\). Tính \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {A'D} '\).

  • A. \(a^2\)
  • B. \(a\sqrt 2 \)
  • C. \(0\)
  • D. \(\frac{{a\sqrt 2 }}{2}.\)
Câu 5
Mã câu hỏi: 244710

Khẳng định nào sau đây sai ?

  • A. Nếu \(d \bot \left( \alpha  \right)\) và đường thẳng \(a//\left( \alpha  \right)\) thì \(d\bot a\)
  • B. Nếu đường thẳng \(d \bot \left( \alpha  \right)\) thì d vuông góc với hai đường thẳng trong \(\left( \alpha  \right).\)
  • C. Nếu đường thẳng d vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau nằm trong \(\left( \alpha  \right)\) thì d vuông góc với bất kì đường thẳng nào nằm trong \(\left( \alpha  \right).\)
  • D. Nếu đường thẳng d vuông góc với hai đường thẳng nằm trong \(\left( \alpha  \right)\) thì \(d \bot \left( \alpha  \right)\)
Câu 6
Mã câu hỏi: 244711

Trong không gian cho đường thẳng \(\Delta \) và điểm O. Qua O có bao nhiêu đường thẳng vuông góc với \(\Delta \) ?

  • A. 2
  • B. Vô số 
  • C. 1
  • D. 3
Câu 7
Mã câu hỏi: 244712

Đạo hàm của hàm số \(y=cos x\) là:

  • A. \(y' = \sin x.\)
  • B. \(y' = \tan x.\)
  • C. \(y' = \frac{1}{{{{\tan }^2}x}}.\)
  • D. \(y'=sin x\)
Câu 8
Mã câu hỏi: 244713

Tính giới hạn \(I = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \left( {{x^2} + x + 1} \right).\)

  • A. \(I=3\)
  • B. \(I=1\)
  • C. \(I =  + \infty .\)
  • D. \(I=2\)
Câu 9
Mã câu hỏi: 244714

Tính giới hạn \(H = \mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } {x^3}.\)

  • A. \(H=0\)
  • B. \(H =  - \infty .\)
  • C. \(H=3\)
  • D. \(H =  + \infty .\)
Câu 10
Mã câu hỏi: 244715

Cho hàm số \(f(x)\) thỏa mãn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{2018}^ + }} f\left( x \right) =  - 2018\) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{2018}^ - }} f\left( x \right) = 2018.\)Khi đó khẳng định nào sau đây đúng:

  • A. \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2018} f\left( x \right) = 0.\)
  • B. \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2018} f\left( x \right) = 2018.\)
  • C. \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2018} f\left( x \right) =  - 2018.\)
  • D. Không tồn tại \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2018} f\left( x \right).\)
Câu 11
Mã câu hỏi: 244716

Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của hình lăng trụ đứng?

  • A. Các mặt bên của hình lăng trụ đứng vuông góc với nhau.  
  • B. Các mặt bên của hình lăng trụ đứng là những hình chữ nhật.
  • C. Các cạnh bên của hình lăng trụ đứng bằng nhau và song song với nhau.
  • D. Hai đáy của hình lăng trụ đứng có các cạnh tương ứng song song và bằng nhau.
Câu 12
Mã câu hỏi: 244717

Đạo hàm của hàm số \(f\left( x \right) = {\left( {3{x^2} - 1} \right)^2}\) tại x = 1 là:

  • A. \(f'\left( 1 \right) =  - 4.\)
  • B. \(f'\left( 1 \right) =   4.\)
  • C. \(f'\left( 1 \right) =  24.\)
  • D. \(f'\left( 1 \right) =  8.\)
Câu 13
Mã câu hỏi: 244718

Tính giới hạn \(\lim \frac{{2n + 1}}{{n - 1}}\).

  • A. \( + \infty .\)
  • B. \( - \infty .\)
  • C. 2
  • D. - 1
Câu 14
Mã câu hỏi: 244719

Vi phân của hàm số \(f\left( x \right) = \sin 2x\) tại điểm \(x = \frac{\pi }{3}\) ứng với \(\Delta x = 0,01\) là:

  • A. 0,1
  • B. - 0,01
  • C. - 1,1
  • D. 10
Câu 15
Mã câu hỏi: 244720

Cho hàm số \(y = {x^3} + 3{x^2} + 1\) có đồ thị (C). Phương trình tiếp tuyến của (C) taị điểm \(M\left( { - 1;3} \right)\) là:

  • A. y = - 3x
  • B. y = -x+3
  • C. y = - 9x+6
  • D. y = -9x-6
Câu 16
Mã câu hỏi: 244721

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông và \(SA \bot \left( {ABCD} \right)\). Gọi \(\alpha \) là góc giữa SC và mp (ABCD). Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau ?

  • A. \(\alpha  = \widehat {ASC}.\)
  • B. \(\alpha  = \widehat {SCA}.\)
  • C. \(\alpha  = \widehat {SAC}.\)
  • D. \(\alpha  = \widehat {SBA}.\)
Câu 17
Mã câu hỏi: 244722

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm \(O,\,\,SA\, \bot (ABCD).\) Các khẳng định sau, khẳng định nào sai?

  • A. \(SA \bot BD\)
  • B. \(SC \bot BD\)
  • C. \(SO \bot BD\)
  • D. \(AD \bot SC\)
Câu 18
Mã câu hỏi: 244723

Cho hình lập phương \(ABCD.{A_1}{B_1}{C_1}{D_1}\). Gọi O là tâm của hình lập phương. Chọn đẳng thức đúng?

  • A. \(\overrightarrow {AO}  = \frac{1}{3}\left( {\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AD}  + \overrightarrow {A{A_1}} } \right).\)
  • B. \(\overrightarrow {AO}  = \frac{1}{2}\left( {\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AD}  + \overrightarrow {A{A_1}} } \right).\)
  • C. \(\overrightarrow {AO}  = \frac{1}{4}\left( {\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AD}  + \overrightarrow {A{A_1}} } \right).\)
  • D. \(\overrightarrow {AO}  = \frac{2}{3}\left( {\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AD}  + \overrightarrow {A{A_1}} } \right).\)
Câu 19
Mã câu hỏi: 244724

Dãy nào sao đây có giới hạn bằng 0.

  • A. \({u_n} = {\left( {\frac{1}{2}} \right)^n}.\)
  • B. \({u_n} = {\left( {\frac{3}{2}} \right)^n}.\)
  • C. \({u_n} = {2^n}.\)
  • D. \({u_n} = {2018^n}.\)
Câu 20
Mã câu hỏi: 244725

Hàm số \(y=f(x)\) có đồ thị dưới đây gián đoạn tại điểm có hoành độ bằng bao nhiêu?

  • A. 0
  • B. 1
  • C. 3
  • D. 2
Câu 21
Mã câu hỏi: 244726

Cho hàm số \(y = \frac{{{{\sin }^3}x + {{\cos }^3}x}}{{1 - \sin x\cos x}}\). Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A. \(y'' - y = 0.\)
  • B. \(2y'' - 3y = 0.\)
  • C. \(2y'' + y = 0.\)
  • D. \(y'' + y = 0.\)
Câu 22
Mã câu hỏi: 244727

Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}
\frac{{{x^3} - 8}}{{x - 2}}\,\,\,\,\,khi\,\,\,x \ne 2\\
mx + 1\,\,\,\,\,khi\,\,\,x = 2
\end{array} \right.\). Tìm tất cả các giá trị của tham số thực m để hàm số liên tục tại x = 2

  • A. \(m = \frac{{17}}{2}.\)
  • B. \(m = \frac{{11}}{2}.\)
  • C. \(m = \frac{{15}}{2}.\)
  • D. \(m = \frac{{13}}{2}.\)
Câu 23
Mã câu hỏi: 244728

Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' có cạnh bằng \(a\) (tham khảo hình vẽ). Khoảng cách giữa hai đường thẳng BD và A'C' bằng:

  • A. \(\frac{{\sqrt 3 a}}{2}\)
  • B. \(\sqrt 2 a\)
  • C. \(a\)
  • D. \(\sqrt 3 a\)
Câu 24
Mã câu hỏi: 244729

Cho hàm số \(y = \frac{{ - x + 2}}{{x - 1}}\) có đồ thị (C) và điểm A(a;1). Gọi S là tập hợp tất cả các giá trị thực của a để có đúng một tiếp tuyến từ (C) đi qua A. Tổng tất cả giá trị của phần tử S bằng:

  • A. 1
  • B. \(\frac{3}{2}\)
  • C. \(\frac{5}{2}\)
  • D. \(\frac{1}{2}\)
Câu 25
Mã câu hỏi: 244730

Cho hàm số \(f\left( x \right) = x + \sqrt {{x^2} + 1} \). Tập các giá trị của x để \(2x.f'\left( x \right) - f\left( x \right) \ge 0\) là:

  • A. \(\left( {\frac{1}{{\sqrt 3 }}; + \infty } \right).\)
  • B. \(\left( { - \infty ;\frac{1}{{\sqrt 3 }}} \right)\)
  • C. \(\left[ {\frac{2}{{\sqrt 3 }}; + \infty } \right).\)
  • D. \(\left[ {\frac{1}{{\sqrt 3 }}; + \infty } \right).\)
Câu 26
Mã câu hỏi: 244731

Tìm giới hạn:

a) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \frac{{x - 1}}{{2x + 1}}\)                                               b) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 3} ({x^3} - {x^2} + 2018)\)                          c) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ - }} \frac{{{x^2} + x + 1}}{{x - 3}}\) 

Câu 27
Mã câu hỏi: 244732

1) Tính đạo hàm của các hàm số sau:

a) \(y = \tan x - 2{x^3}\)                             b) \(y = x.\sin x + \sqrt {1 + {{\cos }^2}2x} \) 

2) Cho hàm số \(y = \frac{1}{2}{x^2} - 3x\) có đồ thị (C). Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị (C) tại điểm có hoành độ \({x_0} =  - 2\) 

3) Cho đa thức P(x) bậc 3 và có 3 nghiệm phân biệt \(x_1, x_2, x_3\). Chứng minh rằng: \(\frac{1}{{P'({x_1})}} + \frac{1}{{P'({x_2})}} + \frac{1}{{P'({x_3})}} = 0\).

Câu 28
Mã câu hỏi: 244733

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh \(a,{\rm{ }}SA \bot \left( {ABC} \right),\) góc giữa đường thẳng SB và mặt phẳng (ABC) bằng \(60^0\). Gọi M là trung điểm BC.

a) Chứng minh \(SA \bot AM,\,\,\left( {SAM} \right) \bot \left( {SBC} \right)\).

b) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AC và SB.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ