Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018, Trường THCS Vĩnh Thịnh

15/04/2022 - Lượt xem: 39
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (12 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 38428

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan

Đọc kỹ các câu hỏi dưới đây và trả lời bằng cách lựa chọn chữ cái đầu đứng trước phương án đúng nhất

Câu 2
Mã câu hỏi: 38429

Trong văn bản Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi khẳng định nước ta là một nước độc lập dựa vào những chứng cứ nào sau đây?

  • A.

    Có chủ quyền, lãnh thổ và phong tục riêng.

  • B.

    Có nền văn hiến, lãnh thổ riêng, phong tục riêng.

  • C.

    Có chủ quyền, có nền văn hiến, truyền thống lịch sử, lãnh thổ riêng, phong tục riêng.

  • D.

    Có nền văn hiến, lãnh thổ riêng, phong tục riêng, đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược.

Câu 3
Mã câu hỏi: 38430

“Ông là nhà thơ của lẽ sống, của tình cảm lớn, niềm vui lớn” là nhận xét về tác giả nào?

  • A.

    Thế Lữ

  • B. Tế Hanh
  • C.

    Vũ Đình LiênVũ Đình Liên

  • D.

    Tố Hữu

Câu 4
Mã câu hỏi: 38431

Trong bài thơ “Quê hương”, Tế Hanh đã so sánh “cánh buồm” với hình ảnh nào sau đây?

  • A.

    Con tuấn mã.

  • B.

    Mảnh hồn làng.        

  • C.

    Dân làng.       

  • D.

    Quê hương.

Câu 5
Mã câu hỏi: 38432

Câu thơ “Sáng ra bờ suối tối vào hang” ( Tức cảnh Pác Bó - Hồ Chí Minh ) giúp ta hiểu gì về cuộc sống của Bác khi ở Pác Bó?

  • A.

    Cuộc sống hài hòa, thư thái và có ý nghĩa của người cách mạng luôn làm chủ mình.

  • B.

    Cuộc sống an nhàn, tự tại của một người không phải lo nghĩ gì về cuộc đời.

  • C.

    Cuộc sống bình dị, đơn sơ, an nhàn.

  • D.

    Cuộc sống gần gũi với thiên nhiên, xa lánh cõi trần tục.

Câu 6
Mã câu hỏi: 38433

Em đồng ý với nhận xét nào về giọng điệu của bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh)?

  • A.

    Dõng dạc, hào hùng

  • B.

    Nhẹ nhàng, vui tươi

  • C.

    Tha thiết, mềm mại

  • D.

    Thâm trầm, sâu lắng

Câu 7
Mã câu hỏi: 38434

Câu “Cựa gà trống không thể đâm  thủng áo giáp của giặc” trích  trong văn bản Hịch tướng sĩ thuộc kiểu câu gì?

  • A.

    Nghi vấn

  • B.

    Cầu khiến

  • C.

    Phủ định

  • D.

    Cảm thán

Câu 8
Mã câu hỏi: 38435

Câu nghi vấn sau đây được dùng để làm gì?

Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?

  • A.

    Hỏi

  • B.

    Khẳng định

  • C.

    Phủ định.       

  • D.

    Bộc lộ cảm xúc

Câu 9
Mã câu hỏi: 38436

Khi sử dụng các yếu tố miêu tả và tự sự trong bài văn nghị luận cần  lưu ý điều gì?

  • A.

    Không được phá vỡ luận đề

  • B.

    Không được phá vỡ luận điểm

  • C.

    Không được phá vỡ mạch nghị luận của bài văn

  • D.

    Không được phá vỡ lí lẽ và dẫn chứng

Câu 10
Mã câu hỏi: 38437

Phần 2: Tự luận

Câu 11
Mã câu hỏi: 38438

a. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh. Nội dung chính của bài thơ?

b. Em hãy kể tên ba bài thơ khác của Bác cũng nói về trăng.

Câu 12
Mã câu hỏi: 38439

Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về hiện tượng nguồn nước sạch ở địa phương em đang ngày càng vơi cạn.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ