Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Lịch Sử 8 năm 2021-2022 Trường THCS Lý Tự Trọng

08/07/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 236429

Khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp lấy cớ là

  • A. bảo vệ đạo Gia-tô.
  • B. mở rộng thị trường buôn bán.
  • C. “khai hóa văn minh” cho nhân dân Việt Nam. 
  • D. nhà Nguyễn tấn công các tàu buôn của Pháp trên Biển Đông. 
Câu 2
Mã câu hỏi: 236430

Chỉ huy cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng chống lại quân Pháp là

  • A. Nguyễn Trung Trực.
  • B. Nguyễn tri Phương.
  • C. Phan Thanh Giản.        
  • D. Trương Định. 
Câu 3
Mã câu hỏi: 236431

Trước thái độ chống Pháp một cách yếu ớt của quân triều đình tại Gia Định, nhân dân địa phương đã

  • A. sơ tán khỏi Gia Định.
  • B. tự động nổi dậy đánh giặc.
  • C. tham gia cùng quân triều đình đánh giặc.
  • D. nổi dậy chống cả quân Pháp và quân triều đình. 
Câu 4
Mã câu hỏi: 236432

Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của

  • A. Trương Định.
  • B. Phan Tôn.
  • C. Nguyễn Đình Chiểu.        
  • D. Nguyễn Trung Trực. 
Câu 5
Mã câu hỏi: 236433

Tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất, chỉ huy quân Pháp bị tiêu diệt là

  • A. Đuy - puy.
  • B. Ri-vi-e.
  • C. Gác-ni-ê. 
  • D. Hác-măng. 
Câu 6
Mã câu hỏi: 236434

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế là 

  • A. thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến trong triều đình Huế. 
  • B. phái chủ hòa trong triều đình Huế đứng về phía Pháp, cô lập phái chủ chiến. 
  • C. quân Pháp ra lệnh bắt vua Hàm Nghi để đưa đi đày ở An-giê-ri. 
  • D. quân Pháp ra lệnh bắt giam Tôn Thất Thuyết. 
Câu 7
Mã câu hỏi: 236435

Người chỉ huy cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế là 

  • A. vua Hàm Nghi. 
  • B. Tôn Thất Thuyết. 
  • C. Nguyễn Thiện Thuật. 
  • D. Phan Đình Phùng. 
Câu 8
Mã câu hỏi: 236436

Sự kiện đánh dấu mở đầu phong trào Cần vương là 

  • A. khởi nghĩa Ba Đình bùng nổ.
  • B. khởi nghĩa Bãi Sậy bùng nổ. 
  • C. khởi nghĩa Hương Khê bùng nổ. 
  • D. “Chiếu Cần vương” được ban bố. 
Câu 9
Mã câu hỏi: 236437

Cho biết khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ là để

  • A. chống lại chính sách cai trị và bóc lột nông dân một cách hà khắc của triều đình. 
  • B. chống lại sự bình định và bóc lột của Pháp. 
  • C. chống lại sự cướp phá của quân Thanh. 
  • D. hưởng ứng Chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi. 
Câu 10
Mã câu hỏi: 236438

Cho biết vị thủ lĩnh có uy tín nhất của phong trào nông dân Yên Thế trong những năm 1884 - 1892 là 

  • A. Nguyễn Thiện Thuật. 
  • B. Phan Đình Phùng. 
  • C. Đề Nắm.      
  • D. Đề Thám. 
Câu 11
Mã câu hỏi: 236439

Nét nổi bật của tình hình nước ta nửa cuối thế kỉ XIX là

  • A. triều đình Huế thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu. 
  • B. bộ máy chính quyền mục ruỗng; nông nghiệp, công thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt. 
  • C. đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. 
  • D. mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt hơn bao giờ hết. 
Câu 12
Mã câu hỏi: 236440

Hạn chế cơ bản nhất của các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX là

  • A. mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc.
  • B. chưa xuất phát từ cơ sở bên trong. 
  • C. chưa giải quyết được vấn đề cơ bản là mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. 
  • D. nhiều nội dung cải cách dập khuôn hoặc mô phỏng của nước ngoài khi mà điều kiện nước ta có khác biệt. 
Câu 13
Mã câu hỏi: 236441

Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp được tiến hành bắt đầu vào năm

  • A. 1884. 
  • B. 1888. 
  • C. 1897. 
  • D. 1914. 
Câu 14
Mã câu hỏi: 236442

Hệ thống giáo dục phổ thông đã được thực dân Pháp chia làm

  • A. 2 bậc: Tiểu học và Trung học. 
  • B. 3 bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học.
  • C. 3 bậc: Tiểu học, Trung học và Trung học nghề. 
  • D. bậc: Ấu học, Tiểu học, Trung học và Trung học nghề. 
Câu 15
Mã câu hỏi: 236443

Những giai cấp, tầng lớp ở nước ta lúc bấy giờ có thể tham gia phong trào cách mạng giải phóng dân tộc là

  • A. địa chủ, nông dân, tư sản.
  • B. công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. 
  • C. công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản. 
  • D. công nhân và nông dân. 
Câu 16
Mã câu hỏi: 236444

Hội Duy tân do Phan Bội Châu đứng đầu được thành lập năm nào?

  • A. 1901.
  • B. 1902. 
  • C. 1903. 
  • D. 1904. 
Câu 17
Mã câu hỏi: 236445

Phong trào Đông du đã tan rã vì 

  • A. phụ huynh đấu tranh đòi đưa con em họ về nước. 
  • B. thực dân Pháp câu kết với Nhật, trục xuất những người yêu nước Việt Nam. 
  • C. Phan Bội Châu nhận thấy việc học không có tác dụng. 
  • D. Phan Bội Châu bị bắt giam. 
Câu 18
Mã câu hỏi: 236446

Đông Kinh nghĩa thục là trường học được sáng lập bởi ai?

  • A. Phan Bội Châu. 
  • B. Lương Văn Can.
  • C. Cường Để. 
  • D. Phan Châu Trinh. 
Câu 19
Mã câu hỏi: 236447

Mục đích của Đông Kinh nghĩa thục là gì?

  • A. giáo dục lí luận cách mạng, chuẩn bị thành lập chính đảng ở Việt Nam. 
  • B. truyền bá tư tưởng Tự do - Bình đẳng - Bác ái của Đại cách mạng Pháp. 
  • C. bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập, nếp sống mới. 
  • D. tuyên truyền chủ nghĩa Mác vào tầng lớp thanh niên. 
Câu 20
Mã câu hỏi: 236448

Thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm nước ta đầu tiên ở đâu?

  • A. Đà Nẵng.     
  • B. Huế.  
  • C. Gia Định.  
  • D. Phú Xuân. 
Câu 21
Mã câu hỏi: 236449

Cho biết người đốt cháy tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông năm 1861 là 

  • A. Nguyễn Tri Phương. 
  • B. Nguyễn Trung Trực. 
  • C. Trương Định. 
  • D. Nguyễn Hữu Huân. 
Câu 22
Mã câu hỏi: 236450

Người được nhân dân suy tôn danh hiệu Bình Tây Đại nguyên soái là ai?

  • A. Nguyễn Tri Phương. 
  • B. Nguyễn Trung Trực. 
  • C. Trương Định. 
  • D. Nguyễn Hữu Huân. 
Câu 23
Mã câu hỏi: 236451

Tổng đốc thành Hà Nội năm 1882 là ai?

  • A. Nguyễn Tri Phương.
  • B. Phan Thanh Giản. 
  • C. Phan Đình Phùng.      
  • D. Hoàng Diệu. 
Câu 24
Mã câu hỏi: 236452

Vị vua gắn liền với “Chiếu Cần vương” kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước là ai?

  • A. Hàm Nghi.
  • B. Hiệp Hòa. 
  • C. Duy Tân.        
  • D. Đồng Khánh. 
Câu 25
Mã câu hỏi: 236453

Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không nằm trong phong trào Cần vương? 

  • A. Khởi nghĩa Ba Đình.
  • B. Khởi nghĩa Yên Thế. 
  • C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.   
  • D. Khởi nghĩa Hương Khê. 
Câu 26
Mã câu hỏi: 236454

Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã làm phân hóa xã hội Việt Nam, những lực lượng xã hội mới xuất hiện là

  • A. địa chủ, tư sản, tiểu tư sản.
  • B. công nhân, nông dân, tư sản. 
  • C. công nhân, tư sản, tiểu tư sản.      
  • D. địa chủ, công nhân, nông dân. 
Câu 27
Mã câu hỏi: 236455

Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước vì

  • A. muốn tìm hiểu các nước phương Tây làm cách mạng thế nào. 
  • B. muốn nhờ sự giúp đỡ của Pháp để khai hóa văn minh.
  • C. muốn nhờ sự giúp đỡ của các nước phương Tây để giành độc lập Việt Nam. 
  • D. tìm cách liên lạc với những người Việt Nam ở nước ngoài để đấu tranh cứu nước. 
Câu 28
Mã câu hỏi: 236456

Hiệp ước đầu tiên mà triều đình Huế kí với thực dân Pháp là Hiệp ước gì?

  • A. Hiệp ước Nhâm Tuất.   
  • B. Hiệp ước Giáp Tuất. 
  • C. Hiệp ước Hác-măng.  
  • D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. 
Câu 29
Mã câu hỏi: 236457

Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) là phong trào yêu nước chống Pháp của giai cấp, tầng lớp nào?

  • A. Công nhân.   
  • B. Tư sản.  
  • C. Nông dân.    
  • D. Địa chủ phong kiến. 
Câu 30
Mã câu hỏi: 236458

Cho biết Liên bang Đông Dương gồm những nước nào? 

  • A. Việt Nam, Lào.  
  • B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
  • C. Lào, Cam-pu-chia.        
  • D. Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan. 
Câu 31
Mã câu hỏi: 236459

Cho biết hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc gồm bao nhiêu bậc? 

  • A. 5 bậc.      
  • B. 2 bậc.        
  • C. 4 bậc.   
  • D. 3 bậc. 
Câu 32
Mã câu hỏi: 236460

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là:

  • A. Khởi nghĩa Hương Khê.
  • B. Khởi nghĩa Bãi Sậy. 
  • C. Khởi nghĩa Ba Đình. 
  • D. Khởi nghĩa Hùng Khê. 
Câu 33
Mã câu hỏi: 236461

Cho biết tầng lớp giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất là 

  • A. Công nhân.           
  • B. Nông dân. 
  • C. Tư sản dân tộc.          
  • D. Tiểu tư sản thành thị. 
Câu 34
Mã câu hỏi: 236462

Thực dân Pháp tiến đánh Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai vào thời gian nào?  

  • A. Năm 1880.    
  • B. Năm 1882.     
  • C. Năm 1883.    
  • D. Năm 1884. 
Câu 35
Mã câu hỏi: 236463

Cho biết Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào? Ở đâu? 

  • A. 13/7/1911 – Sài Gòn.    
  • B. 17/3/1911 – Sài Gòn.  
  • C. 5/6/1911 – Nhà Rồng (Sài Gòn).    
  • D. 6/5/1911 – Nhà Rồng (Sài Gòn). 
Câu 36
Mã câu hỏi: 236464

Nguyên nhân chủ yếu đẩy nước ta rơi vào tình trạng nước thuộc địa là:

  • A. Thực dân Pháp liên kết với các nước đế quốc khác cùng đánh chiếm Việt Nam. 
  • B. Nhân dân ta tình nguyện khuất phục thực dân Pháp. 
  • C. Đất nước Việt Nam ta  nhỏ, nhân dân sức yếu không đánh nổi Pháp. 
  • D. Triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, chủ trương thương lượng, không kiên quyết đánh. 
Câu 37
Mã câu hỏi: 236465

Quân Pháp đã đánh chiếm Hà Nội và nhiều tỉnh lân cận một cách dễ dàng vì lí do nào sau đây?  

  • A. Quân đội triều đình đông nhưng vũ khí thô sơ. 
  • B. Triều đình không tổ chức cho nhân dân kháng chiến. 
  • C. Một số toán nghĩa binh nổi dậy kháng chiến nhưng còn nhỏ lẻ. 
  • D. Tất cả các yếu tố trên. 
Câu 38
Mã câu hỏi: 236466

Thực dân Pháp đề ra chính sách văn hóa, giáo dục vì lí do nào dưới đây?

  • A. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân.
  • B. Đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
  • C. Đào tạo tay sai và tầng lớp viên chức phục vụ cho chính quyền đô hộ. 
  • D. Khai hóa văn minh cho người Việt. 
Câu 39
Mã câu hỏi: 236467

Trào lưu cải cách Duy tân đất nước cuối thế kỉ XIX có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

  • A. Tấn công vào những tư tưởng bảo thủ, phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, tức thời. 
  • B. Đã gây được tiếng vang lớn. 
  • C. Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. 
  • D. Một đáp án khác A, B,  
Câu 40
Mã câu hỏi: 236468

Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế đã diễn ra vào thời gian nào?

  • A. Đêm mồng 6 rạng sáng 7/7/1886.           
  • B. Đêm mồng 5 rạng sáng 6/7/1885. 
  • C. Đêm mồng 3 rạng sáng 4/7/1885.    
  • D. Đêm mồng 4 rạng sáng 5/7/1885. 

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ