Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Lịch Sử 7 năm 2021 Trường THCS Ngọc Hồi

15/04/2022 - Lượt xem: 28
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 31474

Tại sao thời Nguyễn diện tích canh tác được mở rộng nhưng vẫn còn tình trạng dân lưu vong?

  • A. Do nông dân bị cường hào, địa chủ cướp mất ruộng
  • B. Do nhà nước không quan tâm đến thủy lợi
  • C. Do chế độ thuế khóa nặng nề
  • D. Do nạn bắt lính
Câu 2
Mã câu hỏi: 31475

Chính sách nào về ruộng đất được đánh giá là thực hiện có hiệu quả nhất của nhà Nguyễn?

  • A. Quân điền
  • B. Lộc điền
  • C. Khai hoang
  • D. Điền trang, thái ấp
Câu 3
Mã câu hỏi: 31476

Vì sao dưới thời Nguyễn kinh tế công thương nghiệp không thể phát triển thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa?

  • A. Do Việt Nam nền công thương nghiệp Việt Nam quá lạc hậu
  • B. Do chính sách trọng nông ức thương của nhà Nguyễn
  • C. Do sự ngăn cản buôn bán của thương nhân phương Tây
  • D. Do sự ngăn cản buôn bán của thương nhân Hoa Kiều
Câu 4
Mã câu hỏi: 31477

Vì sao nhà Nguyễn lại hạn chế buôn bán với các nước phương Tây?

  • A. Do ảnh hưởng của nhà Thanh đậm nét.
  • B. Do nhà Nguyễn không được hưởng lợi nhiều
  • C. Do nhà Nguyễn nhận thấy dã tâm xâm lược của phương Tây.
  • D. Do người Pháp không giúp đỡ Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn
Câu 5
Mã câu hỏi: 31478

Công lao to lớn đầu tiên của nhà Nguyễn đối với lịch sử dân tộc đầu thế kỉ XIX là gì?

  • A. Thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh
  • B. Ổn định đời sống nhân dân
  • C. Ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ
  • D. Hoàn thành thống nhất đất nước
Câu 6
Mã câu hỏi: 31479

Đâu không phải thách thức nhà Nguyễn phải đối mặt khi mới thành lập?

  • A. Vấn đề tổ chức, quản lý đất nước trên một lãnh thổ rộng lớn, bị chia cắt lâu dài
  • B. Nguy cơ xâm lược của các nước phương Tây
  • C. Lựa chọn con đường phát triển phù hợp cho dân tộc
  • D. Nguy cơ xâm lược của nhà Thanh
Câu 7
Mã câu hỏi: 31480

“Bình Dương, Bồ Bản vô Nghiêu Thuấn 

Mục Dã, Minh Điều hữu Võ Thang” 

Hai câu thơ trên là khẩu hiệu hành động của cuộc khởi nghĩa nào?

  • A. Lê Duy Mật
  • B. Nông Văn Vân
  • C. Cao Bá Quát
  • D. Lê Văn Khôi
Câu 8
Mã câu hỏi: 31481

“Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo” là khẩu hiệu của cuộc khởi nghĩa nào ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII?

  • A. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương
  • B. Khởi nghĩa Lê Duy Mật
  • C. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất
  • D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu
Câu 9
Mã câu hỏi: 31482

Cuộc khởi nghĩa nào hoạt động khắp vùng Thanh Hóa, Nghệ An và kéo dài hơn 30 năm?

  • A. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu
  • B. Khởi nghĩa Lê Duy Mật
  • C. Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng
  • D. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương
Câu 10
Mã câu hỏi: 31483

Nội dung nào sau đây không thuộc chính sách xây dựng đất nước của vua Quang Trung?

  • A. Chiếu khuyến nông
  • B. Chiếu lập học
  • C. Thực hiện chế độ quân dịch, ba suất đinh lấy một suất lính
  • D. Chiếu khuyến thương
Câu 11
Mã câu hỏi: 31484

Năm 1993, công trình kiến trúc nào được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới?  

  • A. Chùa Tây Phương
  • B. Cố đô Huế
  • C. Văn miếu Quốc tử Giám
  • D. Cột cờ Hà Nội
Câu 12
Mã câu hỏi: 31485

Những thành tựu kĩ thuật của nước ta cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX phản ánh điều gì?  

  • A. Sự quan tâm của nhà nước đối với thủ công nghiệp
  • B. Sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các phát minh Trung Hoa
  • C. Tài năng của thợ thủ công nước ta
  • D. Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh ở nước ta
Câu 13
Mã câu hỏi: 31486

Vì sao vua Quang Trung lại yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải, thông chợ búa?

  • A. Giải quyết tình trạng thiếu hàng hóa
  • B. Giải quyết hình trạng hàng hóa ngưng đọng, khuyến khích sản xuất
  • C. Bình thường hóa quan hệ với nhà Thanh
  • D. Thu mua vũ khí để chuẩn bị tấn công Nguyễn Ánh
Câu 14
Mã câu hỏi: 31487

Chiến thắng nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) của quân Tây Sơn thắng lợi hoàn toàn?

  • A. Rạch Gầm – Xoài Mút
  • B. Bạch Đằng
  • C. Ngọc Hồi – Đống Đa
  • D. Tây Kết – Vạn Kiếp
Câu 15
Mã câu hỏi: 31488

“Nước Nam từ khi có đế có vương đến nay, chưa bao giờ thấy ông vua nào luồn cúi đê hèn như vậy”. 

Câu nói trên muốn nhắc đến vị vua nào?

  • A. Lê Chiêu Thống
  • B. Nguyễn Ánh
  • C. Trịnh Sâm
  • D. Lê Chiêu Tông
Câu 16
Mã câu hỏi: 31489

Đông Định Vương là tên hiệu của nhân vật lịch sử nào?

  • A. Nguyễn Nhạc
  • B. Nguyễn Lữ
  • C. Nguyễn Huệ
  • D. Nguyễn Ánh
Câu 17
Mã câu hỏi: 31490

Đâu không phải lý do quân Tây Sơn nhanh chóng giành thắng lợi trong trận giao tranh với quân Trịnh ở Phú Xuân?

  • A. Dân chúng căm ghét quân Trịnh, ủng hộ Tây Sơn
  • B. Nhờ tận dụng tốt yếu tố tự nhiên
  • C. Quân Trịnh bạc nhược
  • D. Nhờ sự giúp đỡ của Lê Chiêu Thống
Câu 18
Mã câu hỏi: 31491

Vì sao Nguyễn Huệ lại sử dụng khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh” khi tiến quân ra Bắc?

  • A. Uy tín của nhà Lê đối với dân Đàng Ngoài lớn
  • B. Do nhà Lê ủng hộ Tây Sơn lật đổ chúa Trịnh
  • C. Do nhà Lê ủng hộ Tây Sơn lật đổ chúa Nguyễn
  • D. Do nhà Lê ủng hộ Tây Sơn kháng chiến chống Xiêm
Câu 19
Mã câu hỏi: 31492

Chính quyền họ Trịnh và Nguyễn bị tiệt diệt có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc?

  • A. Tạo điều kiện cơ bản thống nhất đất nước.
  • B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước
  • C. Xây dựng 1 đất nước thống nhất dưới sự cai quản của nhà Lê
  • D. Phá bỏ ranh giới chia cắt, bước đầu thống nhất đất nước
Câu 20
Mã câu hỏi: 31493

Nguyên nhân chính nào giúp Nguyễn Huệ có thể thu phục được những trí sĩ Bắc Hà có tài?

  • A. Vua Lê Chiêu Thống bất tài
  • B. Sự lộng quyền của Nguyễn Hữu Chỉnh
  • C. Sự lộng quyền của Vũ Văn Nhậm
  • D. Do Lê Chiêu Thống không có người nối dõi
Câu 21
Mã câu hỏi: 31494

Ý nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?

  • A. Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến, bước đầu thống nhất đất nước
  • B. Đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của các thế lực ngoại bang, bảo vệ độc lập dân tộc
  • C. Xóa bỏ ranh giới sông Gianh - Lũy Thầy, thống nhấ hoàn toàn đất nước
  • D.  Xây dựng một vương triều tiến bộ, mở ra cơ hội phát triển cho đất nước
Câu 22
Mã câu hỏi: 31495

“Vì trưng thu quá mức dân kiệt cả vật lực mà không thể nộp đủ đến nỗi trở thành bần cùng mà bỏ cả nghề nghiệp. Có người vì thuế sơn mà chặt cây sơn, vì thuế vải lụa mà phá khung cửi, vì thu cá tôn mà phải xé chài lười…” 

Đoạn trích trên phản ánh điều gì về tình hình chính trị xã hội Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?

  • A. Tình trạng lấn chiếm ruộng công của địa chủ, quan lại
  • B. Nạn bắt lính để đi đánh chúa Nguyễn
  • C. Nạn trưng thu của tư thành của công
  • D. Đời sống người dân khốn cùng vì thuế khóa
Câu 23
Mã câu hỏi: 31496

Tại sao đến thế kỉ XVIII, ruộng đất công lại bị địa chủ, quan lại lấn chiếm?

  • A. Do sự suy yếu của chính quyền trung ương
  • B. Do người nông dân chuyển hướng sang làm nghề thủ công
  • C. Do sự phát triển của kinh tế hàng hóa
  • D. Do nông dân phiêu tán vào Đàng Trong
Câu 24
Mã câu hỏi: 31497

Vì sao trong thế kỉ XVIII, nông dân lại vùng lên đấu tranh chống chính quyền phong kiến?

  • A. Đời sống nông dân khổ cực do sự bóc lột của chính quyền phong kiến
  • B. Do tác động của các cuộc chiến tranh phong kiến
  • C. Do sự phát triển của kinh tế hàng hóa
  • D. Do ảnh hưởng của khởi nghĩa nông dân ở Đàng Trong
Câu 25
Mã câu hỏi: 31498

Phong trào khởi nghĩa nông dân có tác động như thế nào đến tình hình chính trị Đàng Ngoài?

  • A. Tạo điều kiện để kinh tế hàng hóa phát triển
  • B. Tạo điều kiện để chúa Nguyễn tiến đánh ra Bắc
  • C. Khiến cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay
  • D. Dẫn tới chuyển giao quyền lực mới ở Đàng Ngoài
Câu 26
Mã câu hỏi: 31499

Nhận xét nào sau đây không đúng về phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?

  • A. Nổ ra liên tục ở khắp Đàng Ngoài
  • B. Đều bị đàn áp
  • C. Thiếu sự liên kết với nhau
  • D. Đã lật đổ được nền thống trị của chúa Trịnh
Câu 27
Mã câu hỏi: 31500

Nội dung nào sau đây phản ánh ý nghĩa quan trọng của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII đến các cuộc khởi nghĩa ở Đàng Trong?

  • A. Tạo tiền đề cho khởi nghĩa Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài.
  • B. Làm suy yếu chính quyền họ Trịnh.
  • C. Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
  • D. Thể hiện quy luật “có áp bức có đấu tranh”.
Câu 28
Mã câu hỏi: 31501

Khi lực lượng lớn mạnh, nghĩa quân Tây Sơn đã có hành động gì ở giai đoạn đầu?

  • A. Đánh xuống vùng Tây Sơn hạ đạo, mở rộng hoạt động ở vùng đồng bằng
  • B. Tiến quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh
  • C. Đánh vào nam tiêu diệt quân Xiêm
  • D. Đưa quân ra Bắc, phá bỏ ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy
Câu 29
Mã câu hỏi: 31502

Giáo dục khoa cử của nước ta giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX có điểm hạn chế gì?  

  • A. các bộ môn khoa học tự nhiên không được đưa vào nội dung thi cử.
  • B. các kì thi chọn nhân tài không còn được tổ chức nữa.
  • C. số lượng đi thi và đỗ đạt trong các khoa thi ngày càng nhiều.
  • D. phát triển thịnh đạt, có sự đổi mới về nội dung thi cử.
Câu 30
Mã câu hỏi: 31503

Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du không đi sâu phản ánh nội dung nào sau đây?  

  • A. Phơi bày những mặt xấu của xã hội đương thời
  • B. Thể hiện tình thương đối với con người đặc biệt là người phụ nữ
  • C. Ngợi ca cuộc đấu tranh chống áp bức của nông dân
  • D. Phê phán chiến tranh giữa các thế lực phong kiến
Câu 31
Mã câu hỏi: 31504

Vì sao văn hóa dân gian lại có xu hướng phát triển mạnh mẽ ở cuối thế kỉ XIX- nửa đầu thế kỉ XX?  

  • A. Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến
  • B. Sự du nhập của văn hóa phương Tây
  • C. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc
  • D. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa
Câu 32
Mã câu hỏi: 31505

Sự phát triển của văn học chữ Nôm trong giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh điều gì về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc?  

  • A. Sự tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa
  • B. Sự tiếp thu có chọn lọc văn hóa phương Tây
  • C. Sự hoàn thiện về chữ viết và tính tự chủ của nền văn hóa
  • D. Sự thắng thế của văn học chữ Hán với chữ Nôm
Câu 33
Mã câu hỏi: 31506

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nét đặc sắc của nghệ thuật nước ta cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX so với các thế kỉ trước đó?  

  • A. Nghệ thuật ca hát dân gian phát triển cả nước
  • B. Xuất hiện các dòng tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc
  • C. Sự phát triển của kĩ thuật đóng tàu
  • D. Nghệ thuật kiến trúc- điêu khắc đạt đến trình độ cao
Câu 34
Mã câu hỏi: 31507

“Hỡi cô thắt lưng bao xanh 

Có về làng Mái với anh thì về 

Làng Mái có lịch có lề 

Có sông tắm mát có nghề làm tranh.”

Những câu thơ trên gợi nhắc đến làng nghề nào?

  • A. Bát Tràng
  • B. Đông Hồ
  • C. Vạn Phúc
  • D. Ngũ xã
Câu 35
Mã câu hỏi: 31508

“Việc xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc” 

Câu nói trên thể hiện quan điểm gì của vua Quang Trung?

  • A. Vị trí của giáo dục và nhân tài trong quá trình xây dựng đất nước
  • B. Quan điểm xây dựng nền giáo dục toàn dân
  • C. Xây dựng nền giáo dục dựa trên nền tảng Nho học
  • D. Xây dựng nền giáo dục dựa trên nền tảng Tây học
Câu 36
Mã câu hỏi: 31509

Vì sao Quang Trung cần khẩn trương xây dựng một quân đội mạnh?

  • A. Do sự chống đối của Lê Duy Chỉ và Nguyễn Ánh
  • B. Do sự uy hiếp của nhà Thanh
  • C. Do sự uy hiếp của người Pháp
  • D. Do sự uy hiếp của quân Xiêm
Câu 37
Mã câu hỏi: 31510

Những chính sách xây dựng đất nước dưới thời vua Quang Trung có tác dụng gì quan trọng nhất đối với lịch sử dân tộc?

  • A. Đưa đất nước phát triển mạnh mẽ.
  • B. Bước đầu ổn định đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.
  • C. Đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Xiêm.
  • D. Thúc đẩy sự chuyển biến về kinh tế - chính trị
Câu 38
Mã câu hỏi: 31511

Một trong những nguyên nhân chính đưa đến thất bại của phong trào nông dân Tây Sơn là

  • A. không có sự giúp đỡ của nước ngoài.
  • B. nội bộ bị chia rẽ, mất đoàn kết.
  • C. không có đường lối kháng chiến đúng đắn.
  • D. quân Thanh quá mạnh nên dễ dàng đánh bại nghĩa quân.
Câu 39
Mã câu hỏi: 31512

Từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ...lấy sự phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau...Họ coi vàng bạc như cát, lúa gạo như bùn, hoang phí vô cùng” (Trích “Phủ biên tạp lục”) 

Đoạn trích trên phản ánh hiện trạng gì ở Đàng Trong giữa thế kỉ XVIII?

  • A. Tình trạng sưu thuế nặng nề của nông dân
  • B. Tình trạng tham nhũng của quan lại
  • C. Đời sống xa xỉ của quan lại
  • D. Các cuộc đấu tranh của nông dân phát triển
Câu 40
Mã câu hỏi: 31513

Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là giặc nhân đức?

  • A. Do chủ trương thống nhất đất nước
  • B. Do chủ trương lật đổ chính quyền chúa Nguyễn
  • C. Do chủ trương lấy của người giàu chia cho người nghèo
  • D. Do chủ trương thiết lập một vương triều mới tiến bộ

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ