Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK2 môn Lịch Sử 7 năm 2021 Trường THCS Lê Lợi

15/04/2022 - Lượt xem: 26
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 31354

“... là một tài năng hiếm có, một nhà thơ Nôm châm biếm nổi tiếng. Thơ của bà đả kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của phụ nữ”. Đó là

  • A. Lê Ngọc Hân. 
  • B. Đoàn Thị Điểm.
  • C. Bà Huyện Thanh Quan.
  • D. Hồ Xuân Hương.
Câu 2
Mã câu hỏi: 31355

“... là một công trình kiến trúc đặc sắc, là kiểu thức trang trí cung đình tương tự các lớp mái của các lầu, cửa của kinh thành tạo ra sự tôn vinh cao quý”. Đó là kiến trúc của

  • A. chùa Một Cột.  
  • B. chùa Tây Phương.
  • C. chùa Bút Tháp. 
  • D. chùa Thiên Mụ.
Câu 3
Mã câu hỏi: 31356

Cố đô Huế được xây dựng từ thời vua

  • A. Gia Long.   
  • B. Minh Mạng.  
  • C. Thiệu Trị.       
  • D. Tự Đức.
Câu 4
Mã câu hỏi: 31357

Nhà bác học lớn nhất của Việt Nam ở thế kỉ XVIII là

  • A. Lê Hữu Trác.     
  • B. Lê Quý Đôn.
  • C. Phan Huy Chú.    
  • D. Trịnh Hoài Đức.
Câu 5
Mã câu hỏi: 31358

Chọn nhân vật đúng cho câu sau bằng cách điền vào chỗ trống:

“Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ được sự giúp sức của … tiến quân vượt đèo Hải Vân đánh thành Phú Xuân”.

  • A. Nguyễn Hữu Cầu.
  • B. Nguyễn Hữu Chỉnh.
  • C. Ngô Thì Nhậm.
  • D. Vũ Văn Nhậm.
Câu 6
Mã câu hỏi: 31359

Cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem bao nhiêu vạn quân chia làm bao nhiêu đạo sang đánh nước ta?

  • A. 29 vạn quân, 15 đạo.
  • B. 28 vạn quân, 4 đạo.
  • C. 29 vạn quân, 4 đạo.
  • D. 29 vạn quân, 5 đạo.
Câu 7
Mã câu hỏi: 31360

Quang Trung đã làm gì để phát triển nông nghiệp?

  • A. Cho Nguyễn Công Trứ khai phá ven biển.
  • B. Chú trọng việc khai hoang.
  • C. Ban Chiếu khuyến nông.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 8
Mã câu hỏi: 31361

Ai là người có công lớn trong việc đập tan chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, lật đổ chính quyền đàng Ngoài?

  • A. Nguyễn Huệ.
  • B. Nguyễn Lữ.
  • C. Ba anh em họ Nguyễn.
  • D. Nguyễn Nhạc.
Câu 9
Mã câu hỏi: 31362

Tướng giặc nào phải khiếp sợ, thắt cổ tự tử sau thất bại ở Ngọc Hồi và Đống Đa?

  • A. Hứa Thế Hanh.   
  • B. Sầm Nghi Đống.
  • C. Nguyễn Hữu Cầu.  
  • D. Tôn Sĩ Nghị.
Câu 10
Mã câu hỏi: 31363

Căn cứ của cuộc khởi nghĩa chàng Lía ở

  • A. Truông Mây (Gia Định).
  • B. Sơn La.
  • C. Ba Tơ (Quảng Ngãi).
  • D. Truông Mây (Bình Định).
Câu 11
Mã câu hỏi: 31364

Vì sao chế độ quân điền thời Nguyễn không còn tác dụng?

  • A. Nông dân bị trói buộc vào ruộng đất để nộp tô thuế.
  • B. Nông dân phải đi phu dịch cho nhà nước.  
  • C. Phần lớn ruộng đất tập trung vào tay địa chủ.
  • D. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 12
Mã câu hỏi: 31365

Nghĩa quân lập căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định) là khởi nghĩa

  • A. Phan Bá Vành.  
  • B. Lê Văn Khôi.
  • C. Nông Văn Vân.   
  • D. Cao Bá Quát.
Câu 13
Mã câu hỏi: 31366

Cố đô Huế được xây dựng từ thời

  • A. vua Gia Long.   
  • B. vua Minh Mạng.
  • C. vua Thiệu Trị.  
  • D. vua Tự Đức.
Câu 14
Mã câu hỏi: 31367

“Gia Định tam gia” chỉ ba tác giả lớn ở Gia Định, họ là ai?

  • A. Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Trịnh Hoài Đức.
  • B. Trịnh Hoài Đức, Lê Hữu Trác, Lê Quý Đôn.
  • C. Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tỉnh.
  • D. Lê Quý Đôn, Lê Quang Định, Lê Hữu Trác.
Câu 15
Mã câu hỏi: 31368

Tàu thủy chạy bằng hơi nước của Việt Nam được đóng xong vào năm

  • A. 1839.        
  • B. 1840.
  • C. 1841.         
  • D. 1842.
Câu 16
Mã câu hỏi: 31369

Ý nào sau đây lí giải không đúng nguyên nhân Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại?

  • A. Những thành tựu văn hóa được các nước phương Tây áp dụng rộng rãi.
  • B. Được hình thành sớm (khoảng thiên niên kỉ III TCN).
  • C. Nền văn hóa phát triển cao, rực rỡ và còn sử dụng đến ngày nay.
  • D. Ảnh hưởng sâu rộng tới các nước Đông Nam Á.
Câu 17
Mã câu hỏi: 31370

Từ thế kỉ XVI đến XIX là giai đoạn chế độ phong kiến phương Đông

  • A. phát triển thịnh đạt.
  • B. bước đầu hình thành.
  • C. sụp đổ hoàn toàn.
  • D. khủng hoảng.
Câu 18
Mã câu hỏi: 31371

So với bộ máy nhà nước thời Ngô, bộ máy nhà nước thời Tiền Lê có điểm gì khác?

  • A. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê được tập trung quyền lực đến đỉnh cao.
  • B. Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ sài hơn bộ máy nhà nước thời Ngô.
  • C. Tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh, với nhiều chức quan hơn.
  • D. Bộ máy nhà nước thời Tiền Lê được tổ chức đầy đủ hơn, chặt chẽ và quy củ hơn.
Câu 19
Mã câu hỏi: 31372

Khoảng thời gian nào là thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á?

  • A. Từ khoảng sau thế kỉ I đến đầu thế kỉ XV.
  • B. Từ khoảng thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV.
  • C. Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII.
  • D. Từ khoảng thế kỉ IX đến đầu thế kỉ XVIII.
Câu 20
Mã câu hỏi: 31373

Nhà Lý đã có chính sách gì để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp?

  • A. Cấm giết hại trâu, bò.
  • B. Vua Lý cày Tịch Điền.
  • C. Khuyến khích khai khẩn đất hoang.
  • D. Phân chia ruộng đất cho nông dân
Câu 21
Mã câu hỏi: 31374

Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống không xuất phát từ lí do nào sau đây?

  • A. Sông Như Nguyệt là một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua.
  • B. Gây khó khăn cho quân Tống vì lực lượng chủ yếu là bộ binh.
  • C. Dựa trên truyền thống đánh giặc trên sông của các triều đại trước.
  • D. Là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long.
Câu 22
Mã câu hỏi: 31375

Ai là người đầu tiên trên thế giới thực hiện chuyến đi vòng quanh Trái Đất?

  • A. Ph. Ma-gien-lan.
  • B. Va-xco đơ Ga-ma.
  • C. Cô-lôm-bô.
  • D.  Đi-a-xơ.
Câu 23
Mã câu hỏi: 31376

Nhà Đường đã thi hành chính sách giáo dục tiến bộ nào dưới đây?

  • A. Các hoàng tử đỗ đạt cao trong các kì thi.
  • B. Ba năm tổ chức thi một lần.
  • C. Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn người tài.
  • D. Cử quan lại sang phương Tây học tập.
Câu 24
Mã câu hỏi: 31377

Nhân tố nào khiến cho kĩ thuật thế kỉ XVIII đạt được nhiều thành tựu vượt bậc so với thời kỳ trước?

  • A. Sự khuyến khích của nhà nước.
  • B. Tiếp xúc với kĩ thuật tiên tiến của phương Tây.
  • C. Nhân dân hăng say lao động sản xuất.
  • D. Do có nhiều đơn đặt hàng từ phương Tây.
Câu 25
Mã câu hỏi: 31378

Cuộc nổi dậy của người Tày ở Cao Bằng từ năm 1833-1835 do ai lãnh đạo?  

  • A. Lê Duy Mật
  • B. Nông Văn Vân
  • C. Lê Văn Khôi
  • D. Cao Bá Quát
Câu 26
Mã câu hỏi: 31379

Trong thế kỉ XVI-XVIII, tình hình chính trị Đại Việt có điểm gì nổi bật?  

  • A. Khởi nghĩa nông dân diễn ra liên tục
  • B. Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh
  • C. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền
  • D. Sự xâm nhập của thực dân phương Tây
Câu 27
Mã câu hỏi: 31380

Lực lượng chính trị nào trong lịch sử Đại Việt đã lãnh đạo nhân dân đánh thắng 2 thế lực ngoại xâm?  

  • A. nhà Lý
  • B. nhà Trần
  • C. Tây Sơn
  • D. nhà Lê sơ
Câu 28
Mã câu hỏi: 31381

Từ đầu thế kỉ XVII, nền kinh tế Đại Việt có đặc điểm gì nổi bật?

  • A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành quan hệ sản xuất chủ đạo
  • B. Kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng
  • C. Kinh tế hàng hóa phát triển nhanh chóng đi liền mở rộng ngoại thương
  • D. Thủ công nghiệp hàng hóa phát triển mạnh mẽ
Câu 29
Mã câu hỏi: 31382

Các tác phẩm văn học Việt Nam từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX tập trung phản ánh đề tài gì?  

  • A. Phản ánh xã hội đương thời, sự thay đổi tâm tư, nguyện vọng của con người
  • B. Tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất chống giặc ngoại xâm
  • C. Tố cáo chiến tranh phong kiến
  • D. Ca ngợi sự hưng thịnh của chế độ phong kiến
Câu 30
Mã câu hỏi: 31383

Vị thầy thuốc nào là người có uy tín lớn ở thế kỉ XVIII?  

  • A. Hoa Đà
  • B. Tuệ Tĩnh
  • C. Lê Hữu Trác
  • D. Hồ Đắc Di
Câu 31
Mã câu hỏi: 31384

Sự phát triển vượt bậc của kĩ thuật đóng tàu của Việt Nam được đánh dấu bằng sự kiện nào?  

  • A. Nguyễn Văn Tú học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lý
  • B. Đóng được tày chạy bằng hơi nước
  • C. Chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước
  • D. Chế tạo được tàu chạy bằng than
Câu 32
Mã câu hỏi: 31385

Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành thuộc khu vực nào?

  • A. Thái Bình
  • B. Nam Định
  • C. Hải Dương
  • D. Quảng Yên
Câu 33
Mã câu hỏi: 31386

Đâu không phải là nguyên nhân gây nên tình trạng khổ cực của nhân dân Việt Nam đầu thời Nguyễn?  

  • A. Địa chủ hào lý chiếm đoạt ruộng đất
  • B. Tệ tham quan ô lại
  • C. Chiến tranh Nam – Bắc triều
  • D. Thiên tai, mất mùa
Câu 34
Mã câu hỏi: 31387

Các cuộc nổi dậy của nhân dân thời Nguyễn không để lại hậu quả nào sau đây?  

  • A. Nền sản xuất đình trệ
  • B. Khối đoàn kết dân tộc rạn nứt
  • C. Sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm
  • D. Lật đổ nhà Nguyễn, thiết lập một vương triều mới
Câu 35
Mã câu hỏi: 31388

Sự bùng nổ liên tục các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn phản ánh điều gì?  

  • A. Chế độ phong kiến chấm dứt hoàn toàn
  • B. Mâu thuẫn gay gắt giữa triều đình Nguyễn với nhân dân
  • C. Cần có một vị vua mới thay thế Minh Mạng
  • D. Cần có một triều đại mới thay thế nhà Nguyễn
Câu 36
Mã câu hỏi: 31389

Từ thời kì nào chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống và văn thơ chữ Nôm được đưa vào nội dung thi cử?  

  • A. thời nhà Mạc.
  • B. thời Lê sơ.
  • C. thời Lê – Trịnh.
  • D. thời vua Quang Trung.
Câu 37
Mã câu hỏi: 31390

Tác giả của cuốn Phủ biên tạp lục là ai?

  • A. Phan Huy Chú 
  • B. Lê Quý Đôn
  • C. Trịnh Hoài Đức
  • D. Lê Hữu Trác
Câu 38
Mã câu hỏi: 31391

Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ xuất phát từ nguyên nhân nào?  

  • A. Sự suy yếu của nhà Lê sơ
  • B. Sự chống đối của họ Nguyễn với chúa Trịnh
  • C. Sự chống đối của các cận thần nhà Lê với nhà Mạc
  • D. Sự chống đối của nhân dân với nhà Mạc
Câu 39
Mã câu hỏi: 31392

Những thành tựu kĩ thuật của nước ta cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX phản ánh điều gì?  

  • A. Sự quan tâm của nhà nước đối với thủ công nghiệp
  • B. Sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các phát minh Trung Hoa
  • C. Tài năng của thợ thủ công nước ta
  • D. Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh ở nước ta
Câu 40
Mã câu hỏi: 31393

Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du không đi sâu phản ánh nội dung nào sau đây?  

  • A. Phơi bày những mặt xấu của xã hội đương thời
  • B. Thể hiện tình thương đối với con người đặc biệt là người phụ nữ
  • C. Ngợi ca cuộc đấu tranh chống áp bức của nông dân
  • D. Phê phán chiến tranh giữa các thế lực phong kiến

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ