Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Toán lớp 10 năm 2018 Trường THPT Lê Quý Đôn Đà Nẵng

15/04/2022 - Lượt xem: 30
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (34 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 82927

Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
mx + y = 3\\
x + my = 2m + 1
\end{array} \right.\) với m là tham số. Tìm m để hệ phương trình có nghiệm duy nhất?

  • A. \(m \in \left\{ { - 1;1;0} \right\}\)
  • B. \(m \in R\)
  • C. \(m \in \left\{ { - 1;1} \right\}.\)
  • D. \(m \in R\backslash \left\{ { - 1;1} \right\}\)
Câu 2
Mã câu hỏi: 82928

Cho \({0^0} < x < {180^0}\) và thỏa mãn \(\sin x + \cos x = \frac{1}{2}\). Tính giá trị biểu thức \(S = {\sin ^3}x + {\cos ^3}x\)

  • A. \(\frac{{11}}{{16}}\)
  • B. \(\frac{{11}}{{13}}\)
  • C. \(\frac{9}{{16}}\)
  • D. \(\frac{{13}}{{16}}\)
Câu 3
Mã câu hỏi: 82929

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho tam giác ABC có trọng tâm G(1; 2). Biết A(2; 2), B(0; - 1), tìm tọa độ điểm C:

  • A. C(5;1)
  • B. C(- 1;3)
  • C. C(- 3;2)
  • D. C(1;5)
Câu 4
Mã câu hỏi: 82930

Tìm tập xác định D của hàm số \(y = \sqrt {2x - 6}  - \frac{3}{{x - 3}}\)

  • A. \(D=( - 3; + \infty )\backslash \left\{ 3 \right\}\)
  • B. \(D=(3; + \infty )\)
  • C. \(D=R\backslash \left\{ 3 \right\}\)
  • D. \(D=\left[ {3; + \infty } \right)\)
Câu 5
Mã câu hỏi: 82931

Cho hình bình hành ABCD có tâm O. Chọn hệ thức đúng trong các hệ thức sau:

  • A. \(\overrightarrow {AD}  + \overrightarrow {AB}  = 2\overrightarrow {OC} \)
  • B. \(\overrightarrow {OD}  + \overrightarrow {OB}  = 2\overrightarrow {OA} \)
  • C. \(\overrightarrow {OD}  + \overrightarrow {OB}  = \overrightarrow {BD} \)
  • D. \(\overrightarrow {AC}  = \overrightarrow {BD} \)
Câu 6
Mã câu hỏi: 82932

Cho tam giác ABC vuông cân tại B có \(AC = 2\sqrt 2 \). Tính bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

  • A. \(r = \frac{{2 - \sqrt 2 }}{2}\)
  • B. \(r = \frac{2}{{2 - \sqrt 2 }}\)
  • C. \(r = \frac{{2 +\sqrt 2 }}{2}\)
  • D. \(r = \frac{2}{{2 + \sqrt 2 }}\)
Câu 7
Mã câu hỏi: 82933

Cho tam giác ABC là tam giác đều cạnh a. Khi đó \(\left| {\overrightarrow {AC}  - \overrightarrow {BA} } \right|\) bằng:

  • A. \(\frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)
  • B. \(\frac{{3a}}{2}\)
  • C. \(\frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
  • D. \(a\sqrt 3 \)
Câu 8
Mã câu hỏi: 82934

Cho phương trình \({x^2} - x - 1 = 0\) có hai nghiệm \({x_1},{x_2}\). Giá trị \(x_1^2 + x_2^2\) bằng:

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 5
Câu 9
Mã câu hỏi: 82935

Tổng các nghiệm của phương trình \(\left| {2{\rm{x}} + 1} \right| = \left| {x - 2} \right|\) bằng:

  • A. 4
  • B. \( - \frac{5}{3}\)
  • C. \( - \frac{8}{3}\)
  • D. - 3
Câu 10
Mã câu hỏi: 82936

Tọa độ giao điểm của parabol (P): y = x2 – 3x + 2 và đường thẳng y = x – 1 là:

  • A. (1; 0); (3; 2)
  • B. (0; –1); (–2; –3)
  • C. (–1; 2); (2; 1)
  • D. (2;1); (0; –1).
Câu 11
Mã câu hỏi: 82937

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho tam giác ABC có trực tâm H. Tìm tọa độ tâm I của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC biết A(1;0), H(3;2) và trung điểm BC là M(1; 3).

  • A. I(1; 3)
  • B. I(3; 1)
  • C. I(2; 0)
  • D. I(0; 2)
Câu 12
Mã câu hỏi: 82938

Cho hai tập hợp  E = \(( - \infty ;6]\) và F = \(\left[ { - 2;7} \right]\). Khi đó \(E \cap F\) là:

  • A. \(E \cap F=\left[ { - 2;6} \right]\)
  • B. \(E \cap F=( - \infty ;7]\)
  • C. \(E \cap F=[6;7]\)
  • D. \(E \cap F=( - \infty ; - 2)\)
Câu 13
Mã câu hỏi: 82939

Cho phương trình \(\sqrt {x + 1}  = x - 1\) (1). Hãy chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau đây:

  • A. Phương trình (1)  có tập xác định là \(\left[ {1; + \infty } \right)\)
  • B. Phương trình (1) tương đương với phương trình \(x + 1 = {(x - 1)^2}\) 
  • C. Tập xác định của phương trình (1) chứa đoạn \(\left[ { - 1;1} \right]\)
  • D. Phương trình (1) vô nghiệm.
Câu 14
Mã câu hỏi: 82940

Cho mệnh đề “\(\forall x \in R,{x^2} + 1 > 0\) ” . Mệnh đề phủ định của mệnh đề đã cho là :

  • A. \(\forall x \in R,{x^2} + 1 \le 0\)
  • B. \(\forall x \in R,{x^2} + 1 < 0\)
  • C. \(\exists x \in R,{x^2} + 1 \le 0\)
  • D. \(\exists x \in R,{x^2} + 1 > 0\)
Câu 15
Mã câu hỏi: 82941

Cho phương trình \(({m^2} - 4)x + 3m - 1 = 0\), với m là tham số. Tìm tất cả giá trị m để phương trình có nghiệm duy nhất.

  • A. \(m \ne 2\)
  • B. \(m \notin \left\{ { - 2;2} \right\}\)
  • C. \(\left[ \begin{array}{l}
    m \ne  - 2\\
    m \ne 2
    \end{array} \right.\)
  • D. \(m \ne  - 2\)
Câu 16
Mã câu hỏi: 82942

Hai đồ thị hàm số \(y =  - {x^2} - 2x + 3\) và \(y = {x^2} - m\) (với m là tham số ) có điểm chung khi và chỉ khi m thỏa mãn :

  • A. \(m \le 3\)
  • B. \(m \ge  - \frac{7}{2}\)
  • C. \(m \ge 3\)
  • D. \(m \ge 0\)
Câu 17
Mã câu hỏi: 82943

Phương trình \({x^2} + (m + 1)x + m - 2 = 0\) (với m là tham số ) có hai nghiệm trái dấu khi:

  • A. \(0 < m < 2\)
  • B. \(m \ge 2\)
  • C. m < 2
  • D. m > 2
Câu 18
Mã câu hỏi: 82944

Cho hàm số \(y = -{x^2} + 4x + 2\). Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. Hàm số giảm trên khoảng \(\left( {3; + \infty } \right)\).
  • B. Hàm số giảm trên khoảng \(\left( { - \infty ; + \infty } \right)\)
  • C. Hàm số giảm trên khoảng \(\left( { - \infty ;2} \right)\)
  • D. Hàm số tăng trên khoảng \(\left( { - \infty ;6} \right)\)
Câu 19
Mã câu hỏi: 82945

Cho 3 điểm A, B, C thẳng hàng, B nằm giữa A và C sao cho AB = 3a, AC = 4a. Khẳng định nào sau đây sai:

  • A. \(\left| {\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {CB} } \right| = 2a\)
  • B. \(\left| {\overrightarrow {BC}  + \overrightarrow {BA} } \right| = 4a\)
  • C. \(\left| {\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AC} } \right| = 7a\)
  • D. \(\left| {\overrightarrow {BC}  + \overrightarrow {AB} } \right| = 4a\)
Câu 20
Mã câu hỏi: 82946

Phương trình \({x^2} = 3x\) tương đương với phương trình nào sau đây:

  • A. \({x^2} + \sqrt {x - 2}  = 3x + \sqrt {x - 2} \)
  • B. \({x^2} + \frac{1}{{x - 3}} = 3x + \frac{1}{{x - 3}}\)
  • C. \(2{x^2} + \sqrt {x + 1}  = 6x + \sqrt {x + 1} \)
  • D. \({x^2}.\sqrt {x - 3}  = 3x.\sqrt {x - 3} \)
Câu 21
Mã câu hỏi: 82947

Trong các hàm số sau, có bao nhiêu hàm số chẵn?

1) \(y = \frac{{{x^4} + 10}}{x}\) ;      2) \(y = \frac{1}{{20 - {x^2}}};\) ;        3) \(y =  - 7{x^4} + 2\left| x \right| + 1;\) ;      4) \(y = \left| {x + 2} \right| - \left| {x - 2} \right|.\)

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 4
Câu 22
Mã câu hỏi: 82948

Cho hình thang vuông ABCD (vuông tại C và D) có CD = a. Khi đó tích vô hướng \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {CD} \) bằng:

  • A. - a2
  • B. a2
  • C. 0
  • D. - 2a2
Câu 23
Mã câu hỏi: 82949

Cho phương trình \(\left( {{x^2} - 4} \right).\sqrt { - x}  = 0\) có tập nghiệm là S. Số phần tử của tập S là:

  • A. 0
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 1
Câu 24
Mã câu hỏi: 82950

Cho tam giác ABC có \(AB = \sqrt 2 ,\widehat B = {60^0},\widehat C = {45^0}\). Tính độ dài đoạn AC.

  • A. \(AC = \sqrt 3 \)
  • B. \(AC = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\)
  • C. AC = 3
  • D. \(AC = \frac{{\sqrt 3 }}{3}\)
Câu 25
Mã câu hỏi: 82951

Cho hàm số \(y = 2{x^2} - 4x - 1\) có đồ thị như hình vẽ bên dưới.

Phương trình \(\left| {2{x^2} - 4x - 1} \right| = m\) (với m là tham số) có hai nghiệm khi và chỉ khi  m thuộc tập hợp nào sau đây?

  • A. \(m \in \left( { - 3; + \infty } \right)\)
  • B. \(m \in \left( {3; + \infty } \right) \cup \left\{ 0 \right\}\)
  • C. \(m \in \left[ {0; + \infty } \right)\)
  • D. \(m \in \left( {3; + \infty } \right)\)
Câu 26
Mã câu hỏi: 82952

Cho hai vectơ \(\overrightarrow x  = \left( {1;0} \right),\overrightarrow y  = \left( { - 2;0} \right)\). Số đo của góc giữa hai vectơ \(\overrightarrow x\) và \(\overrightarrow y\) bằng:

  • A. 900
  • B. 1800
  • C. 450
  • D. 00
Câu 27
Mã câu hỏi: 82953

Đỉnh của parabol \(y =  - {x^2} + 2x + 3\) có tọa độ là:

  • A. (4; - 1)
  • B. (- 4;1)
  • C. (- 1;4)
  • D. (1;4)
Câu 28
Mã câu hỏi: 82954

Cho tam giác ABC có \(AB = 3,BC = \sqrt 7 ,CA = 5\). Gọi \({m_a},{m_b},{m_c}\) lần lượt là độ dài các đường trung tuyến đi qua các đỉnh A, B, C của tam giác. Khi đó \({m_a}^2 + {m_b}^2 + {m_c}^2\) bằng

  • A. \(\frac{{234}}{5}\)
  • B. \(\frac{{125}}{4}\)
  • C. \(\frac{{123}}{5}\)
  • D. \(\frac{{123}}{4}\)
Câu 29
Mã câu hỏi: 82955

Tìm tập nghiệm S của phương trình \(3{\rm{x}} + \sqrt {1 - x}  = 4 + \sqrt {x - 1} \).

  • A. \(S=\left\{ {\frac{4}{3}} \right\}\)
  • B. \(S=\left\{ {1;\frac{4}{3}} \right\}\)
  • C. \(S=\emptyset \)
  • D. S = {1}
Câu 30
Mã câu hỏi: 82956

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho \(A(1;1),B( - 1;1)\). Tìm điểm M thuộc trục tung sao cho MA2 + MB2 đạt giá trị bé nhất.

  • A. M(0;1)
  • B. M(1;0)
  • C. M(- 1;0)
  • D. M(0;0)
Câu 31
Mã câu hỏi: 82957

Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số \(y = {x^2} - 2x - 3\).

Câu 32
Mã câu hỏi: 82958

Giải hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
2{x^2} - 3x = {y^2} + 4\\
2{y^2} - 3y = {x^2} + 4
\end{array} \right.\)

Câu 33
Mã câu hỏi: 82959

Giải phương trình \(\left( {x + 8} \right)\sqrt {x + 7}  = {x^2} + 10x + 6\).

Câu 34
Mã câu hỏi: 82960

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho 3 điểm \(A\left( {1;2} \right),B( - 2;1),C(3;1)\).

a) Chứng minh rằng A, B, C là 3 đỉnh của một tam giác. Tìm tọa độ điểm D sao cho tứ giác ABCD là hình bình hành.

b) Tìm tọa độ điểm M để tam giác MAB vuông cân tại M.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ