Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 - Trường THCS Phú Long

15/04/2022 - Lượt xem: 28
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 71619

Biến dị tổ hợp được xảy ra theo cơ chế nào?

  • A. Do trong quá trình giảm phân, các cặp gen tương ứng phân li độc lập, tổ hợp tự do tạo ra những loại giao tử khác nhau
  • B. Do trong thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên nhiều loại tổ hợp về kiểu gen
  • C. Do trong giảm phân, các gen không phân li đồng đều về các giao tử
  • D. Cả A và B
Câu 2
Mã câu hỏi: 71620

Trường hợp nào sau đây đời con có tỉ lệ kiểu gen bằng tỉ lệ kiểu hình?

  • A. Trội hoàn toàn.
  • B. Phân li độc lập.
  • C. Phân li.
  • D. Trội không hoàn toàn.
Câu 3
Mã câu hỏi: 71621

Một gen quy định một tính trạng, muốn nhận biết một cá thể là đồng hợp hay dị hợp về tính trạng đang xét, người ta thường tiến hành làm gì?

1. Lai phân tích.

2. Cho ngẫu phối các cá thể cùng lứa.

3. Tự thụ phấn.

  • A. 1, 2
  • B. 1, 3
  • C. 2, 3
  • D. 1, 2, 3
Câu 4
Mã câu hỏi: 71622

Để cho các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia thì cần có điều kiện gì?

  • A. Bố mẹ phải thuần chủng.
  • B. Số lượng cá thể con lai phải lớn.
  • C. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn.
  • D. Quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường.
Câu 5
Mã câu hỏi: 71623

Thực chất của di truyền độc lập các tính trạng là nhất thiết F2 phải có đặc điểm gì?

  • A. Tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó.
  • B. Các biến dị tổ hợp.
  • C. 4 kiểu hình khác nhau.
  • D. Tỉ lệ phân li của mỗi cặp tính trạng là 3 trội: 1 lặn.
Câu 6
Mã câu hỏi: 71624

Hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu là gì?

  • A. sinh sản
  • B. di truyền
  • C. biến dị
  • D. sao chép
Câu 7
Mã câu hỏi: 71625

Phép lai nào dưới đây cho kết quả ở đời con phân li theo tỉ lệ 50%  : 50%?

  • A. AA x Aa
  • B. Aa x Aa
  • C. AA x aa
  • D. Aa x aa
Câu 8
Mã câu hỏi: 71626

Kiểu gen là gì?

  • A. Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.
  • B. Kiểu gen là các nhân tố di truyền của cơ thể.
  • C. Kiểu gen là các cặp gen quy định tính trạng của sinh vật.
  • D. Kiểu gen là các nhân tố di truyền được kí hiệu bằng các chữ cái.
Câu 9
Mã câu hỏi: 71627

Trong phép lai hai cặp tính trạng của Menđen ở cây đậu Hà Lan, kết quả của phép lai phân tích là gì?

  • A. 1 :1
  • B. 3 :1
  • C. 1: 1: 1 :1
  • D. 9: 3: 3 :1
Câu 10
Mã câu hỏi: 71628

Để tiến hành lai 1cặp tính trạng, Menđen đã sử dụng đối tượng chủ yếu là gì?

  • A. Chuột
  • B. Đầu Hà Lan
  • C. Ruồi giấm
  • D. Ong
Câu 11
Mã câu hỏi: 71629

Phép lai nào sau đây cho kết quả ở con lai không đồng tính?

  • A. Bb x bb.
  • B. bb x bb.
  • C. BB x B
  • D. BB x bb.
Câu 12
Mã câu hỏi: 71630

Ở lúa tính trạng thân cao (A) là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp (a). Nếu đời F1 có tỉ lệ kiểu hình  50% thân cao : 50% thân thấp thì kiểu gen của 2 cơ thể đem lai ở P sẽ là gì?

  • A. P: AA x aa.
  • B. P: Aa x aa.
  • C. P: Aa x Aa.
  • D. P: AA x Aa.
Câu 13
Mã câu hỏi: 71631

Cho biết cây đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp. Kiểu gen biểu hiện kiểu hình thân cao là gì?

  • A. AA và Aa.
  • B. AA và aa.
  • C. AA, Aa và aa.
  • D. Aa và aa.
Câu 14
Mã câu hỏi: 71632

Để xác định kiểu hình trội ở F1 có kiểu gen đồng hợp hay dị hợp người ta tiến hành phép lai nào? 

  • A. lai kinh tế.
  • B. lai phân tích.
  • C. lai cơ thể Fvới bố hoặc mẹ.
  • D. lai một cặp tính trạng
Câu 15
Mã câu hỏi: 71633

Giống thuần chủng là giống có đặc điểm như thế nào?

  • A. Đặc tính di truyền các tính trạng tốt cho thế hệ sau.
  • B. Đặc tính di truyền đồng nhất ở thế hệ F1.
  • C. Biểu hiện các tính trạng trội có lợi trong sản xuất.
  • D. Đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định. Các thế hệ sau giống các thế hệ trước.
Câu 16
Mã câu hỏi: 71634

Nguyên nhân nào hình thành 4 loại giao tử ở F1 khi lai 2 giống thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng của Menđen?

  • A. các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do khi giảm phân và thụ tinh.
  • B. các gen phân li tự do
  • C. các gen tổ hợp ngẫu nhiên khi thụ tinh.
  • D. các gen phân li độc lập trong giảm phân.
Câu 17
Mã câu hỏi: 71635

Đơn phân của NST là gì?

  • A. Nucleotit
  • B. Axit amin
  • C. Axitnuclêic
  • D. Nuclêôxôm
Câu 18
Mã câu hỏi: 71636

Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:

                  - A - G  -  X -  T - A - X  - G - T -

Hãy xác định trình tự của đoạn mạch đơn bổ sung với mạch đơn trên.

  • A. - T -  X  - G  - A  - T  - G - X  -  A -
  • B. - U -  X   - G -  A - U - G - X  -  A- 
  • C. - A -  X   - G  - A - A  -  G - X  -  A- 
  • D. -U -  X   - T  - A - U  - G - T  - A- 
Câu 19
Mã câu hỏi: 71637

Ở ruồi giấm, 2n = 12. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân có số lượng nhiễm sắc thể là bao nhiêu?

  • A. 6
  • B. 12
  • C. 24
  • D. 36
Câu 20
Mã câu hỏi: 71638

Trong quá trình nhân đôi của ADN, các nucleotit trên mỗi mạch đơn liên kết với các nucleotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc nào?

  • A. khuôn mẫu.
  • B. Bổ sung
  • C. khuôn mẫu và nguyên tắc bổ sung.
  • D. bán bảo toàn.
Câu 21
Mã câu hỏi: 71639

Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng t­ương phản thì con lai có đặc điểm?

  • A. F1 phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
  • B. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
  • C. F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
  • D. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội: 1 lặn.
Câu 22
Mã câu hỏi: 71640

Theo NTBS thì về mặt số lượng đơn phân, những trường hợp nào sau đây là đúng?

  • A. A + G = T + X
  • B. A + T + G = A + T + X
  • C. A = T ; G = X.
  • D. Cả a, b,c đều đúng
Câu 23
Mã câu hỏi: 71641

Nếu đời P là AA x aa thì ở F2 sẽ có tỉ lệ các kiểu gen là gì?

  • A. 3 AA : 1aa
  • B. 1 AA : 2 Aa : 1 aa.
  • C. 1 AA : 1aa.
  • D. 2 Aa : 1 aa.
Câu 24
Mã câu hỏi: 71642

Loại ARN nào dưới đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền?

  • A. mARN
  • B. rARN
  • C. tARN
  • D. Cả 3 loại trên
Câu 25
Mã câu hỏi: 71643

Biến dị tổ hợp là gì?

  • A. Sự xuất hiện các kiểu hình khác bố mẹ
  • B. Sự xuất hiện các kiểu hình giống mẹ
  • C. Sự xuất hiện các kiểu hình giống bố mẹ
  • D. Sự xuất hiện các kiểu hình giống bố
Câu 26
Mã câu hỏi: 71644

Phát biểu nào sau đây là không đúng với tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể (NST)?

  • A. Mỗi loài có 1 bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng.
  • B. Bộ NST trong giao tử chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng.
  • C. Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng.
  • D. Loài càng tiến hóa thì số lượng NST trong bộ NST càng lớn
Câu 27
Mã câu hỏi: 71645

Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?

  • A. Bộ NST của tế bào mẹ được sao chép nguyên vẹn cho 2 tế bào con.
  • B. Sự phân li đồng đều của các NST từ tế bào mẹ đến tế bào con.
  • C. Sự nhân đôi của các NST trong quá trình phân bào.
  • D. Sự phân li đồng đều chất nhân từ tế bào mẹ đến tế bào con.
Câu 28
Mã câu hỏi: 71646

Trong quá trình phân bào, NST co ngắn cực đại ở kì nào? 

  • A. Kì sau
  • B. Kì trước
  • C. Kì giữa
  • D. Kì cuối
Câu 29
Mã câu hỏi: 71647

Phát biểu nào sau đây là đúng với bộ NST của người bị bệnh Tớcnơ?

  • A. NST giới tính có trong bộ NST là XXY
  • B. Số lượng NST  trong bộ NST là 47
  • C. Cặp NST số 23 chỉ còn lại 1 NST
  • D. Số lượng NST trong bộ NST là 44
Câu 30
Mã câu hỏi: 71648

Bộ NST của người bị bạch tạng có bao nhiêu?

  • A. 2n = 44
  • B. 2n = 45
  • C. 2n = 46
  • D. 2n = 47

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ