Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 - Trường THCS Phú Hòa

15/04/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 71649

Cho phép lai P. Bố có kiểu gen AaBB x Mẹ ( chưa biết kiểu gen). Kiểu gen của mẹ như thế nào để F1 thu được 2 kiểu gen?

  • A. AaBb
  • B. AABB
  • C. AABb
  • D. AaBB
Câu 2
Mã câu hỏi: 71650

Trong nguyên phân, NST đơn phân li về 2 cực tế bào ở kì nào?

  • A. Kì đầu
  • B. Kì giữa
  • C. Kì sau
  • D. Kì cuối
Câu 3
Mã câu hỏi: 71651

Cấu trúc nào mang và truyền đạt thông tin di truyền?

  • A. Prôtêin
  • B. mARN
  • C. rARN
  • D. ADN
Câu 4
Mã câu hỏi: 71652

Bộ NST của một loài là 2n = 8. Số lượng NST ở thể 3n là bao nhiêu?

  • A. 4
  • B. 8
  • C. 12
  • D. 24
Câu 5
Mã câu hỏi: 71653

Phương pháp nào sau đây phù hợp với việc nghiên cứu di truyền học người?

  • A. Nghiên cứu phả hệ.
  • B. Tạo đột biến.
  • C. Lai giống.
  • D. Tạo giống mới.
Câu 6
Mã câu hỏi: 71654

Thường biến thuộc loại biến dị nào sau đây?

  • A. Biến dị di truyền.
  • B. Biến dị không di truyền.
  • C. Biến dị tổ hợp.
  • D. Dị biến
Câu 7
Mã câu hỏi: 71655

Ở cà chua ( 2n = 24) , số NST ở thể tứ bội là bao nhiêu?

  • A. 36
  • B. 27
  • C. 25
  • D. 48
Câu 8
Mã câu hỏi: 71656

Khi cho giao phấn 2 cây đậu Hà lan hoa đỏ với nhau được F1 có tỉ lệ : 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng.   Kiểu gen của P như thế nào trong các trường hợp sau?

  • A. AA  x  AA
  • B. Aa x  AA
  • C. Aa  x  aa
  • D. Aa   x  Aa
Câu 9
Mã câu hỏi: 71657

Trong nguyên phân NST phân li về hai cực tế bào ở kì nào?

  • A. Kì đầu
  • B. Kì giữa
  • C. Kì sau
  • D. Kì cuối
Câu 10
Mã câu hỏi: 71658

Bệnh Đao ở người thuộc loại đột biến nào?

  • A. Đột biến cấu trúc NST
  • B. Đột biến dị bội
  • C. Đột biến đa bội
  • D. Đột biến gen
Câu 11
Mã câu hỏi: 71659

Đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là gì?

  • A. Glucôzơ
  • B. Nuclêôtít
  • C. Axít amin
  • D. Axít béo
Câu 12
Mã câu hỏi: 71660

Mức phản ứng của cơ thể có đặc điểm nào?

  • A. Di truyền được.
  • B. Không di truyền được.
  • C. Chưa xác định được.
  • D. Cả a và b.
Câu 13
Mã câu hỏi: 71661

Dạng đột biến Nhiễm sắc thể  gây bệnh Đao ở người là gì?

  • A. Mất 1 NST 21.
  • B. Lặp đoạn NST 21.
  • C. Thêm 1 NST 21.
  • D. Mất đoạn NST 20.
Câu 14
Mã câu hỏi: 71662

Loại tế bào nào có bộ NST đơn bội?

  • A. Tế bào sinh dưỡng.
  • B. Hợp tử.
  • C. Tế bào xôma.
  • D. Giao tử.
Câu 15
Mã câu hỏi: 71663

Khi lai cây cà chua có kiểu gen AA với cây cà chua có kiểu gen aa thu được F­­­1 là gì?

  • A. 100% có kiểu gen A 
  • B. 100% có kiểu gen
  • C. 100% có kiểu gen aa.
  • D. 100% có kiểu gen Aa.
Câu 16
Mã câu hỏi: 71664

Giống thuần chủng có đặc điểm là gì?

  • A. Có khả năng sinh sản mạnh.
  • B. Dễ gieo trồng.
  • C. Nhanh tạo ra kết quả trong thí nghiệm.
  • D. Có đặc tính di truyền đồng  nhất và cho các thế hệ sau giống các thế hệ trước.
Câu 17
Mã câu hỏi: 71665

Ở mèo, tính trạng lông ngắn trội hoàn toàn so với tính trạng lông dài. Khi lai cá thể mèo lông ngắn với mèo lông dài đều thuần chủng. Kết quả kiểu hình ở F1 là gì?

  • A. 100% lông ngắn.
  • B. 100% lông dài.
  • C. 3 lông ngắn : 1 lông dài.
  • D. 1 lông ngắn : 1 lông dài.
Câu 18
Mã câu hỏi: 71666

Biến dị là hiện tượng gì?

  • A. Sinh vật biến đổi dần dưới ảnh hưởng của môi trường sống.
  • B. Con sinh ra có những đặc điểm khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
  • C. các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên được truyền đạt cho các thế hệ con cháu.
  • D. con sinh ra mang những đặc điểm giống bố mẹ.
Câu 19
Mã câu hỏi: 71667

Ở đậu Hà Lan, xét 2 cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng: gen A quy định hạt vàng, gen a quy định hạt xanh, Gen B quy định hạt trơn, gen b quy định hạt nhăn, các gen trội là trội hoàn toàn. Theo quy luật phân li độc lập, kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBb  x AaBb là gì?

  • A. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
  • B. 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn.
  • C. 9 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
  • D. 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.
Câu 20
Mã câu hỏi: 71668

Menđen tiến hành phép lai phân tích nhằm mục đích gì?

  • A. Kiểm tra độ thuần chủng của giống.
  • B. Phát hiện được thể đồng hợp trong chọn giống.
  • C. Phát hiện được thể dị hợp trong chọn giống.
  • D. Phát hiện được tính trạng trội và tính trạng lặn.
Câu 21
Mã câu hỏi: 71669

Để xác định độ thuần chủng của giống, người ta cần thực hiện phép lai với cơ thể mang kiểu gen?

  • A. đồng hợp trội
  • B. dị hợp
  • C. có kiểu hình trội.
  • D. đồng hợp lặn
Câu 22
Mã câu hỏi: 71670

Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì? 

  • A. Phương pháp phân tích các thế hệ lai.
  • B. Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính.
  • C. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được.
  • D. Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng.
Câu 23
Mã câu hỏi: 71671

Ở đậu Hà Lan hoa màu đỏ là tính trạng trội, hoa trắng là tính trạng lặn. Khi cho 2 giống đậu hoa màu đỏ thuần chủng lai với hoa màu trắng. Kết quả con lai F2 là gì?

  • A. 25% hoa đỏ, 75% hoa trắng.
  • B. 75% hoa đỏ, 25% hoa trắng.
  • C. 25% hoa đỏ, 50% hoa hồng, 25% hoa trắng. 
  • D. 100% hoa màu đỏ.
Câu 24
Mã câu hỏi: 71672

Ở chuột lông đen mang gen A, lông trắng mang gen a. Cho chuột lông đen lai với chuột lông trắng F1 thu được toàn lông đen. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các trường hợp sau?

  • A. Aa   x  Aa
  • B. AA   x  aa
  • C. Aa   x  aa
  • D. aa   x  aa
Câu 25
Mã câu hỏi: 71673

Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì?

  • A. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được
  • B. Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính.
  • C. Phương pháp phân tích các thế hệ lai.
  • D. Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng.
Câu 26
Mã câu hỏi: 71674

Điều kiện cơ bản để cơ thể lai F1 biểu hiện một tính trạng trong cặp tính trạng tương phản của bố hoặc mẹ là gì?

  • A. Bố mẹ đem lai phải thuần chủng.
  • B. Phải có nhiều cá thể lai F1
  • C. Bố mẹ thuần chủng, tính trạng trội hoàn toàn
  • D. Tổng tỉ lệ kiểu hình ở F2 phải bằng 4
Câu 27
Mã câu hỏi: 71675

Phép lai nào sau đây cho biết cá thể đem lai là thể dị hợp?

1. P: bố hồng cầu hình liềm nhẹ x mẹ bình thường → F: 1 hồng cầu hình liềm nhẹ : 1 bình thường.

2. P: thân cao x thân thấp → F: 50% thân cao : 50% thân thấp.

3. P: mắt trắng x mắt đỏ → F: 25% mắt trắng : 75% mắt đỏ

  • A. 1, 2
  • B. 1, 3
  • C. 2, 3
  • D. 1, 2, 3
Câu 28
Mã câu hỏi: 71676

Sự di truyền độc lập của các tính trạng biểu hiện ở F2 như thế nào?

  • A. Có 4 loại kiểu hình khác nhau
  • B. Tỷ lệ của kiểu hình bằng tích các tính trạng hợp thành nó
  • C. Tỷ lệ mỗi cặp tính trạng là 3: 1
  • D. Xuất hiện các biến dị tổ hợp
Câu 29
Mã câu hỏi: 71677

Vì sao tính trạng lặn không biểu hiện ở thể dị hợp?

  • A. Gen trội không át chế được gen lặn.
  • B. Gen trội át chế hoàn toàn gen lặn.
  • C. Cơ thể lai phát triển từ những loại giao tử mang gen khác nhau.
  • D. Cơ thể lai sinh ra các giao tử thuần khiết.
Câu 30
Mã câu hỏi: 71678

Tính trạng do 1 cặp alen quy định có quan hệ trội – lặn không hoàn toàn thì hiện tượng phân li ở F2 được biểu hiện như thế nào?

  • A. 2 trội : 1 trung gian : 2 lặn.
  • B. 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn.
  • C. 3 trội : 1 lặn.
  • D. 100% trung gian.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ