Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2020 - Trường THCS Nguyễn Du

15/04/2022 - Lượt xem: 20
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 71589

Sự di truyền độc lập của các tính trạng biểu hiện ở F2 như thế nào?

  • A. Có 4 loại kiểu hình khác nhau
  • B. Tỷ lệ của kiểu hình bằng tích các tính trạng hợp thành nó
  • C. Tỷ lệ mỗi cặp tính trạng là 3: 1
  • D. Xuất hiện các biến dị tổ hợp
Câu 2
Mã câu hỏi: 71590

Vì sao tính trạng lặn không biểu hiện ở thể dị hợp?

  • A. Gen trội át chế hoàn toàn gen lặn.
  • B. Gen trội không át chế được gen lặn.
  • C. Cơ thể lai phát triển từ những loại giao tử mang gen khác nhau.
  • D. Cơ thể lai sinh ra các giao tử thuần khiết.
Câu 3
Mã câu hỏi: 71591

Tính trạng do 1 cặp alen quy định có quan hệ trội – lặn không hoàn toàn thì hiện tượng phân li ở F2 được biểu hiện như thế nào?

  • A. 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn.
  • B. 2 trội : 1 trung gian : 2 lặn.
  • C. 3 trội : 1 lặn.
  • D. 100% trung gian.
Câu 4
Mã câu hỏi: 71592

Biến dị tổ hợp được xảy ra theo cơ chế nào?

  • A. Do trong quá trình giảm phân, các cặp gen tương ứng phân li độc lập, tổ hợp tự do tạo ra những loại giao tử khác nhau
  • B. Do trong thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên nhiều loại tổ hợp về kiểu gen
  • C. Do trong giảm phân, các gen không phân li đồng đều về các giao tử
  • D. Cả A và B
Câu 5
Mã câu hỏi: 71593

Trường hợp nào sau đây đời con có tỉ lệ kiểu gen bằng tỉ lệ kiểu hình?

  • A. Trội hoàn toàn.
  • B. Trội không hoàn toàn.
  • C. Phân li độc lập.
  • D. Phân li 
Câu 6
Mã câu hỏi: 71594

Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Cho 2 con lông ngắn không thuần chủng lai với nhau, kết quả ở F1 như thế nào?

  • A. Toàn lông dài.
  • B. 3 lông ngắn : 1 lông dài.
  • C. 1 lông ngắn : 1 lông dài.
  • D. Toàn lông ngắn.
Câu 7
Mã câu hỏi: 71595

Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Kết quả của một phép lai như sau: thân đỏ thẫm x thân đỏ thẫm → F1: 75% đỏ thẫm : 25% màu lục. Kiểu gen của bố mẹ trong công thức lai trên như thế nào?

  • A. Aa x aa.
  • B. Aa x Aa
  • C. AA x Aa
  • D. AA x AA
Câu 8
Mã câu hỏi: 71596

Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở cây F2 là 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Cách lai nào sau đây không xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ F2?

  • A. Lai cây hoa đỏ F2 với cây F1.
  • B. Cho cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn.
  • C. Lai cây hoa đỏ F2 với cây hoa đỏ P.
  • D. Lai phân tích cây hoa đỏ F2.
Câu 9
Mã câu hỏi: 71597

Quá trình nguyên phân xảy ra ở đâu?

  • A. Tế bào sinh dục sơ khai
  • B. Tế bào sinh dưỡng
  • C. Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1
  • D. Cả A và B đều đúng
Câu 10
Mã câu hỏi: 71598

Quá trình nguyên phân xảy ra ở tế bào nào của cơ thể?

  • A. Tế bào sinh sản
  • B. Tế bào sinh dưỡng
  • C. Tế bào trứng
  • D. Tế bào tinh trùng
Câu 11
Mã câu hỏi: 71599

Kết quả kì giữa của nguyên phân các NST với số lượng là bao nhiêu?

  • A. 2n (đơn)
  • B. n (kép).
  • C. 2n (kép).
  • D. n (đơn).
Câu 12
Mã câu hỏi: 71600

Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. NST bắt đầu tháo xoắn. Quá trình này là ở kì nào của nguyên phân?

  • A. Kì đầu
  • B. Kì giữa
  • C. Kì sau
  • D. Kì cuối
Câu 13
Mã câu hỏi: 71601

Sự sinh trưởng ở các mô, cơ quan và tế bào là nhờ quá trình nào?

  • A. Nguyên phân.
  • B. Giảm phân.
  • C. Thụ tinh.
  • D. Phát sinh giao tử.
Câu 14
Mã câu hỏi: 71602

Đặc điểm quan trọng nhất của quá trình nguyên phân là gì?

  • A. Sự phân chia đều chất nhân cho 2 tế bào con.
  • B. Sự phân chia đồng đều của cặp NST về 2 tế bào con.
  • C. Sự phân chia đều chất tế bào cho 2 tế bào con.
  • D. Sự sao chép bộ NST của tế bào mẹ sang 2 tế bào con.
Câu 15
Mã câu hỏi: 71603

Trong tế bào của một loài, vào kỳ giữa của nguyên phân, người ta xác định có tất cả 16 cromatit. Loài đó có tên là gì?

  • A. Người
  • B. Ruồi giấm
  • C. Đậu Hà Lan
  • D. Lúa nước
Câu 16
Mã câu hỏi: 71604

Trong chu kì nguyên phân, trạng thái đơn của nhiễm sắc thể tồn tại là kỳ nào?

  • A. Kỳ đầu và kỳ cuối
  • B. Kỳ sau và kỳ cuối
  • C. Kỳ sau và kỳ giữa
  • D. Kỳ cuối và kỳ giữa
Câu 17
Mã câu hỏi: 71605

Trong quá trình nguyên phân. sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kỳ nào?

  • A. Kỳ trung gian
  • B. Kỳ đầu
  • C. Kỳ giữa
  • D. Kỳ sau
Câu 18
Mã câu hỏi: 71606

Trong quá trình phân chia tế bào, thoi phân bào có vai trò gì?

  • A. Là nơi xảy ra sự tự nhân đôi của ADN
  • B. Là nơi xảy ra sự tự nhân đôi của NST
  • C. Giúp NST phân chia về hai cực của tế bào
  • D. Là nơi hình thành ti thể
Câu 19
Mã câu hỏi: 71607

Ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân, các NST kép xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo?

  • A. 1 hàng
  • B. 2 hàng
  • C. 3 hàng
  • D. 4 hàng
Câu 20
Mã câu hỏi: 71608

Kết thúc quá trình nguyên phân, số NST có trong mỗi tế bào con là bao nhiêu?

  • A. Đơn bội ở trạng thái đơn
  • B. Đơn bội ở trạng thái kép
  • C. Lưỡng bội ở trạng thái kép
  • D. Lưỡng bội ở trạng thái đơn
Câu 21
Mã câu hỏi: 71609

Trạng thái của NST ở kì cuối của quá trình nguyên phân như thế nào?

  • A. Đóng xoắn cực đại
  • B. Bắt đầu đóng xoắn
  • C. Dãn xoắn
  • D. Bắt đầu tháo xoắn
Câu 22
Mã câu hỏi: 71610

Qua quá trình nguyên phân, bộ NST ở tế bào con được tạo ra từ tế bào mẹ (2n) có đặc điểm gì?

  • A. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép
  • B. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn
  • C. Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn
  • D.  Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép
Câu 23
Mã câu hỏi: 71611

Các tế bào con tạo ra qua nguyên phân, có bộ NST như thế nào sao với tế bào mẹ?

  • A. Giảm đi một nửa so với mẹ
  • B. Gấp đôi so với mẹ
  • C. Giống hoàn toàn mẹ
  • D. Gấp ba lần so với mẹ
Câu 24
Mã câu hỏi: 71612

Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân I là gì?

  • A. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • B. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • C. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • D. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Câu 25
Mã câu hỏi: 71613

Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân II là gì?

  • A. Nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • B. Nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • C. Nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
  • D. Nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Câu 26
Mã câu hỏi: 71614

Đặc trưng nào dưới đây của nhiễm sắc thể là phù hợp với kì cuối của giảm phân I?

  • A. Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép.
  • B. Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
  • C. Các nhiễm sắc thể đơn tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.
  • D. Các nhiễm sắc thể kép tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.
Câu 27
Mã câu hỏi: 71615

Trong giảm phân, sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở đâu?

  • A. Kì trung gian của lần phân bào I
  • B. Kì giữa của lần phân bào I
  • C. Kì trung gian của lần phân bào II
  • D. Kì giữa của lần phân bào II
Câu 28
Mã câu hỏi: 71616

Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để sinh con ra có người mắt đen, có người mắt xanh?

  • A. Mẹ mắt đen (AA) x bố mắt xanh (aa).
  • B. Mẹ mắt xanh (aa) x bố mắt đen (AA).
  • C. Mẹ mắt đen (AA) x bố mắt đen (AA).
  • D. Mẹ mắt đen (Aa) bố mắt đen (Aa).
Câu 29
Mã câu hỏi: 71617

Ở ruồi giấm, khi quan sát bộ nhiễm sắc thể người ta thấy có 4 cặp nhiễm sắc thể đang bắt chéo với nhau, tế bào quan sát đang ở kì nào?

  • A. Kì giữa của nguyên phân
  • B. Kì đầu của nguyên phân.
  • C. Kì giữa của giảm phân 1.
  • D. Kì đầu của giảm phân 1.
Câu 30
Mã câu hỏi: 71618

Ở người sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con trai?

  • A. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XX
  • B. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XY
  • C. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + YY
  • D. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X  với trứng 22A + Y  để tạo hợp tử 44A + XY

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ