Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Sinh học 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Hải Lựu

15/04/2022 - Lượt xem: 8
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 72071

Hai trạng thái khác nhau của cùng một loại tính trạng có biểu hiện trái ngược nhau được gọi là 

  • A. Cặp gen tương phản
  • B. Cặp tính trạng tương phản
  • C. Cặp bố mẹ thuần chủng tương phản 
  • D. Hai cặp gen tương phản
Câu 2
Mã câu hỏi: 72072

Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ở cơ thể lai F1 được gọi là 

  • A. Tính trạng lặn
  • B. Tính trạng tương ứng
  • C. Tính trạng trung gian 
  • D. Tính trạng trội
Câu 3
Mã câu hỏi: 72073

Di truyền là hiện tượng 

  • A. Truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
  • B. Con cái giống bố hoặc mẹ về tất cả các tính trạng.
  • C. Con cái giống bố và mẹ về một số tính trạng. 
  • D. Truyền đạt các tính trạng của bố mẹ cho con cháu.
Câu 4
Mã câu hỏi: 72074

Sự sinh trưởng ở các mô, cơ quan và tế bào là nhờ quá trình nào? 

  • A. Giảm phân.     
  • B. Nguyên phân.
  • C. Thụ tinh. 
  • D. Phát sinh giao tử.
Câu 5
Mã câu hỏi: 72075

Người bị hội chứng Đao có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là 

  • A. 47 NST
  • B. 48 NST
  • C. 45 NST 
  • D. 46 NST
Câu 6
Mã câu hỏi: 72076

Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Vậy thể (2n – 1) cây cà có số lượng nhiễm sắc thể là:

  • A. 23
  • B. 22
  • C. 24
  • D. 25
Câu 7
Mã câu hỏi: 72077

Thể ba nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có đặc điểm nào? 

  • A. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 1 chiếc
  • B. Có một cặp NST tương đồng nào đó 2 chiếc, các cặp còn lại đều có 3 chiếc
  • C. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 3 chiếc 
  • D. Có một cặp NST tương đồng nào đó 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc
Câu 8
Mã câu hỏi: 72078

NST mang gen và tự nhân đôi vì nó chứa:

  • A. Prôtêin và ADN 
  • B. Protêin
  • C. ADN  
  • D. Chứa gen
Câu 9
Mã câu hỏi: 72079

Một phân tử ADN có 10 chu kì xoắn, thì tổng số nuclêôtit của phân tử là:

  • A. 20
  • B. 100
  • C. 50
  • D. 200
Câu 10
Mã câu hỏi: 72080

Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến hệ quả: 

  • A. A + T = G + X
  • B. A = X, G = T
  • C. A + G = T + X 
  • D. A + X + T = X + T + G
Câu 11
Mã câu hỏi: 72081

Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. P: Lông ngắn thuần chủng x Lông dài, kết quả ở F1 như thế nào trong các trường hợp sau đây? 

  • A. 3 lông ngắn : 1 lông dài
  • B. Toàn lông dài
  • C. 1 lông ngắn : 1 lông dài 
  • D. Toàn lông ngắn
Câu 12
Mã câu hỏi: 72082

Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích? 

  • A. P: AA x AA 
  • B. P: Aa x aa
  • C. P: Aa x Aa   
  • D. P: AA x Aa
Câu 13
Mã câu hỏi: 72083

Ở người, sự thụ tinh nào sau đây tạo hợp tử phát triển thành con gái? 

  • A. Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST Y với trứng mang NST X để tạo hợp tử XY.
  • B. Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST Y với trứng mang NST Y để tạo hợp tử YY. 
  • C. Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST X với trứng mang NST Y để tạo hợp tử XY. 
  • D. Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST X với trứng mang NST X để tạo hợp tử XX. 
Câu 14
Mã câu hỏi: 72084

Dạng đột biến nào sau đây không phải là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? 

  • A. Mất một nhiễm sắc thể
  • B. Mất đoạn nhiễm sắc thể
  • C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể 
  • D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể
Câu 15
Mã câu hỏi: 72085

Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào sinh dục của ruồi giấm giảm phân. Nếu tế bào đang ở kì sau của giảm phân II thì số NST đơn trong mỗi tế bào con là:

  • A. 4
  • B. 8
  • C. 16
  • D. 32
Câu 16
Mã câu hỏi: 72086

Bốn loại đơn phân cấu tạo nên phân tử ARN có kí hiệu là 

  • A. T, U, A, X
  • B. A, T, G, X
  • C. A, U, G, X 
  • D. U, T, G, X
Câu 17
Mã câu hỏi: 72087

Giai đoạn của nguyên phân khi NST bắt đầu co xoắn được gọi là......, giai đoạn màng nhân xuất hiện trở lại bao quanh các  NST được gọi là ....... 

  • A. Kì sau, kì cuối
  • B. Kì đầu, kì giữa
  • C. Kì đầu, kì cuối 
  • D. Kì giữa, kì cuối
Câu 18
Mã câu hỏi: 72088

Một tế bào của ruồi giấm sau một lần nguyên phân tạo ra? 

  • A. 4 tế bào con
  • B. 2 tế bào con
  • C. 8 tế bào con 
  • D. 6 tế bào con
Câu 19
Mã câu hỏi: 72089

Điểm giống nhau trong quá trình hình thành giao tử đực so với quá trình hình thành giao tử cái là: 

  • A. Giao tử có nhân mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội n.
  • B. Tạo 1 giao tử lớn và ba thể cực thứ 2.
  • C.

    Tạo 4 giao tử có kích thước bằng nhau. 

  • D. Tạo 4 giao tử có kích thước khác nhau.
Câu 20
Mã câu hỏi: 72090

Các tính trạng di truyền bị biến đổi nếu NST bị biến đổi: 

  • A. Cấu trúc
  • B. Số lượng
  • C. Cấu trúc, số lượng 
  • D. Hình dạng
Câu 21
Mã câu hỏi: 72091

Điều nào đúng khi nói về trẻ đồng sinh khác trứng? 

  • A.  Luôn giống nhau về giới tính
  • B. Luôn khác nhau về giới tính
  • C. Ngoại hình luôn khác nhau 
  • D. Có thể giống hoặc khác nhau về giới tính
Câu 22
Mã câu hỏi: 72092

Khi bố mẹ là mắt nâu và mắt đen. Mắt nâu thể hiện ở đời con F1 chứng tỏ: 

  • A. Mắt đen là trội so với mắt nâu
  • B. Mắt nâu là tính trạng trội hoàn toàn so với mắt đen
  • C. Mắt đen là tính trạng trội 
  • D. Mắt nâu là tính trạng trung gian
Câu 23
Mã câu hỏi: 72093

Tế bào sinh dưỡng của người bị bệnh Đao có chứa: 

  • A. 3 nhiễm sắc thể 21 
  • B. 3 nhiễm sắc tính X
  • C. 2 nhiễm sắc thể X và 1 nhiễm sắc thể Y 
  • D. 2 cặp nhiễm sắc thể X
Câu 24
Mã câu hỏi: 72094

Bệnh câm điếc bẩm sinh là do: 

  • A. Đột biến gen lặn trên NST giới tính
  • B. Đột biến gen trội trên NST thường
  • C. Đột biến gen lặn trên NST thường  
  • D. Đột biến gen trội trên NST giới tính
Câu 25
Mã câu hỏi: 72095

Em có biết tại sao hiện nay ở một số nước châu Á có tình trạng nhiều người đàn ông không tìm được người phụ nữ để kết hôn? Tại sao nhà nước ta có quy định cấm việc lựa chọn giới tính trước khi sinh? Cơ sở khoa học của việc này là gì?

Câu 26
Mã câu hỏi: 72096

Nêu khái niệm, các dạng đột biến gen?

Câu 27
Mã câu hỏi: 72097

Một gen có 60 vòng xoắn và có chứa 1440 liên kết hyđrô. Xác định:

a. Số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của gen.

b. Số liên kết hoá trị của gen.

Câu 28
Mã câu hỏi: 72098

Hãy trình bày ý nghĩa của quy luật phân li độc lập?

Câu 29
Mã câu hỏi: 72099

Nêu những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân.

Câu 30
Mã câu hỏi: 72100

Vận dụng mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình để giải thích kết quả học tập của em. Làm thế nào để có kết quả học tập cao nhất với em?

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ