Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Lịch Sử 8 năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Văn Tố

15/04/2022 - Lượt xem: 27
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 49459

Nguyên nhân cơ bản nào chứng minh Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?

  • A. Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng.
  • B. Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.
  • C. Thiết lập được nền cộng hoà tư sản.
  • D. Cách mạng đã đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia – cô – banh.
Câu 2
Mã câu hỏi: 49460

Cuộc cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII diễn ra dưới hình thức gì?

  • A. Một cuộc nội chiến.
  • B. Một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
  • C. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kết hợp với nội chiến.
  • D. Một cuộc cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa.
Câu 3
Mã câu hỏi: 49461

Nguyên nhân cơ bản gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn trước tiên giữa các đế quốc nào?

  • A. Giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức.
  • B. Giữa đế quốc Đức với đế quốc Áo - Hung.
  • C. Giữa đế quốc I-ta-li-a với đế quốc Anh, Pháp.
  • D. Giữa đế quốc Anh, Pháp với đế quốc Đức.
Câu 4
Mã câu hỏi: 49462

Các Mác viết: “Thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến”, Đó là ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản nào?

  • A. Cách mạng tư sản Hà Lan.
  • B. Cách mạng tư sản Anh.
  • C. Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ.
  • D. Cách mạng tư sản Pháp.
Câu 5
Mã câu hỏi: 49463

Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là ai?

  • A. Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Crôm-oen.
  • B. Phu-ri-ê, Mông-te-xki-ơ và Ô-oen.
  • C. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ru-xô.
  • D. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.
Câu 6
Mã câu hỏi: 49464

Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung nào nổi bật?

  • A. Không mở mang công nghiệp ở thuộc địa.
  • B. Tìm cách kìm hãm sự phát triển của kinh tế thuộc địa.
  • C. Vơ vét, đàn áp, chia để trị.
  • D. Tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính.
Câu 7
Mã câu hỏi: 49465

Giêm-ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien Ny cho năng xuất bao nhiêu lần?

  • A. 7 lần
  • B. 6 lần
  • C. 5 lần
  • D. 8 lần
Câu 8
Mã câu hỏi: 49466

Trong những năm 1926-1927 nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm mục đích gì?

  • A. Đánh đổ các tập đoàn quân phiệt đang chia nhau thống trị Trung Quốc.
  • B. Đánh đổ nền thống trị phản động của tập đoàn Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch.
  • C. Đánh đổ ách thống trị của triều đình phong kiến Mãn Thanh.
  • D. Đánh đổ sự xâu xé của các nước phương Tây.
Câu 9
Mã câu hỏi: 49467

Bên cạnh chính sách khai thác, bóc lột Ấn Độ thực dân Anh còn thi hành chính sách thâm độc nào?

  • A. Lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo để đàn áp nhân dân Ấn Độ.
  • B. Áp dụng chính sách "chia để trị".
  • C. Thi hành chính sách “ngu dân”.
  • D. Khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động thời cổ xưa.
Câu 10
Mã câu hỏi: 49468

Chế độ chính trị của Mĩ là gì?

  • A. Cộng hòa
  • B. Quân chủ chuyên chế
  • C. Quân chủ lập hiến
  • D. Phong kiến
Câu 11
Mã câu hỏi: 49469

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bùng nổ đầu tiên ở nước nào, sau đó lan rộng trong thế giới tư bản chủ nghĩa?

  • A. Nước Anh.
  • B. Nước Pháp.
  • C. Nước Đức.
  • D. Nước Mĩ.
Câu 12
Mã câu hỏi: 49470

Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ đạt đến đỉnh cao nhất vào năm nào?

  • A. Năm 1929
  • B. Năm 1931
  • C. Năm 1932
  • D. Năm 1933
Câu 13
Mã câu hỏi: 49471

Chiến tranh Nga-Nhật xảy ra vào năm nào?

  • A. Năm 1904
  • B. Năm 1914
  • C. Năm 1924
  • D. Năm 1934
Câu 14
Mã câu hỏi: 49472

Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản trong 5 năm (1914-1919) như thế nào?

  • A. Không thay đổi
  • B. Tăng 5 lần
  • C. Tăng 15 lần
  • D. Giảm 5 lần
Câu 15
Mã câu hỏi: 49473

Anh xâm lược và đặt ách Cai trị ở Ấn Độ vào thời gian nào?

  • A. Thế kỉ XThế kỉ XIII
  • B. Thế kỉ XI
  • C. Thế kỉ XII
  • D. Thế kỉ XIII
Câu 16
Mã câu hỏi: 49474

Nhân dân Trung Quốc chống Anh xâm lược – Chiến tranh thuốc phiện vào năm nào?

  • A. 1840- 1844
  • B. 1840- 1843
  • C. 1840- 1841
  • D. 1840- 1842
Câu 17
Mã câu hỏi: 49475

Thành tựu của công cuộc xây dựng nền văn hoá Xô Viết được thể hiện ở điểm nào?

  • A. Xóa bỏ tình trạng mù chữ và nạn thất học.
  • B. Phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, văn hoá, nghệ thuật.
  • C. Đấu tranh chống các tàn dư tư tưởng của chế độ cũ.
  • D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 18
Mã câu hỏi: 49476

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào ngày tháng năm nào?

  • A. Ngày 1 tháng 9 năm 1939
  • B. Ngày 2 tháng 9 năm 1939
  • C. Ngày 3 tháng 9 năm 1939
  • D. Ngày 4 tháng 9 năm 1939
Câu 19
Mã câu hỏi: 49477

 Ngày 28 - 8 - 1789 diễn ra sự kiện lịch sử nào ở Pháp?

  • A. Công nhân, thợ thủ công đánh chiếm nhà tù Ba-xti.
  • B. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ra đời.
  • C. Quốc hội lập hiến thông qua Hiến pháp mới.
  • D. Quốc hội lập hiến tuyên bố xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân.
Câu 20
Mã câu hỏi: 49478

Kinh tế Nhật Bản phát triển mau lẹ là do đâu?

  • A. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, tập trung công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng.
  • B. Số tiền bồi thường chiến phí và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc.
  • C. Do sự bóc lột tàn tệ của giới chủ nhân.
  • D. Ảnh hưởng của cách mạng Nga 1905.
Câu 21
Mã câu hỏi: 49479

Chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” của Mĩ thực chất được cho chính xác là gì?

  • A. Dùng sức mạnh kinh tế, ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc Mĩ
  • B. Dùng sức mạnh quân sự, ngoại giao ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc Mĩ
  • C. Dùng sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao ép các nước Mĩ Latinh phải phụ thuộc vào Mĩ
  • D. Dùng sức mạnh của đồng đôla để chia các nước Mĩ Latinh, từ đó ép các nước này phải phụ thuộc Mĩ
Câu 22
Mã câu hỏi: 49480

Chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng đến Việt Nam ra sao?

  • A. Không ảnh hưởng đến Việt Nam vì chiến trường chính ở châu Âu.
  • B. Có ảnh hưởng đến Việt Nam nhưng không nhiều.
  • C. Pháp tăng cường khai thác thuộc địa để bù lỗ cho chiến tranh.
  • D. Pháp tăng cường khai thác thuộc địa và bắt lính.
Câu 23
Mã câu hỏi: 49481

Bài học kinh nghiệm lớn nhất của cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản nửa sau thế kỉ XIX để lại cho các nước ở khu vực châu Á tại thời điểm đó là gì?

  • A. Muốn cải cách thành công phải có cơ sở kinh tế- xã hội vững chắc 
  • B. Cải cách chỉ có thể thành công khi nền độc lập dân tộc chưa bị xâm phạm
  • C. Cải cách chỉ có thể thành công khi phe cải cách phải nắm được quyền lực tuyệt đối
  • D. Muốn cải cách thành công phải có sự ủng hộ của quần chúng
Câu 24
Mã câu hỏi: 49482

Kết quả lớn nhất mà cuộc cải cách của vua Rama V cụ thể được cho mang lại là gì?

  • A. Đưa nền kinh tế Xiêm phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa
  • B. Giúp Xiêm thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước đế quốc.
  • C. Chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh, Pháp.
  • D. Đời sống nhân dân được cải thiện, người lao động được tự do sinh sống.
Câu 25
Mã câu hỏi: 49483

Việc làm nào của giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ cụ thể đã được cho thấy vai trò quan trọng của họ trong đời sống xã hội từ giữa thế kỉ XIX?

  • A. Thành lập xưởng đóng tàu và làm đại lí vận tải cho hãng tàu của Anh
  • B. Mở xí nghiệp dệt và làm đại lí cho các hãng buôn của Anh
  • C. Xây dựng các khu công nghiệp quy mô của người Ấn
  • D. Đầu tư khai thác mỏ, cạnh tranh với tư sản Anh
Câu 26
Mã câu hỏi: 49484

Đầu thế kỉ XX, phong trào cách mạng ở Trung Quốc cụ thể được cho phát triển theo khuynh hướng nào?

  • A. Vô sản
  • B. Phong kiến
  • C. Tự do dân chủ
  • D. Dân chủ tư sản
Câu 27
Mã câu hỏi: 49485

Ý nghĩa cụ thể được cho quan trọng nhất của cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911 là gì?

  • A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
  • B. Chấm dứt sự thống trị của các nước đế quốc ở Trung Quốc
  • C. Có tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á
  • D. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến ở Trung Quốc
Câu 28
Mã câu hỏi: 49486

Nguyên nhân chính được cho đã dẫn đến sự thất bại nhanh chóng của cuộc vận động Duy Tân ở Trung Quốc là gì?

  • A. Không dựa vào lực lượng nhân dân
  • B. Chưa được chuẩn bị kĩ về mọi mặt
  • C. Sự chống đối, đàn áp của phái thủ cựu do Từ Hi Thái hậu đứng đầu
  • D. Những người lãnh đạo chưa có nhiều kinh nghiệm
Câu 29
Mã câu hỏi: 49487

Chính sách mà Mĩ đã thực hiện ở khu vực Mĩ Latinh từ đầu thế kỉ XX cụ thể được cho chính là biểu hiện của .........

  • A. Chủ nghĩa thực dân mới
  • B. Chủ nghĩa thực dân cũ
  • C. Sự đồng hóa dân tộc
  • D. Sự nô dịch văn hóa
Câu 30
Mã câu hỏi: 49488

Học thuyết của Mĩ về châu Mĩ Latinh cụ thể được cho có tên gọi chính xác là gì?

  • A. Học thuyết Mơnrô
  • B. Học thuyết đôminô
  • C. Học thuyết Aixenhao
  • D. Học thuyết Truman
Câu 31
Mã câu hỏi: 49489

Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào và Campuchia cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX cụ thể được cho là gì?

  • A. Đấu tranh chính trị 
  • B. Đấu tranh ôn hoà
  • C. Đấu tranh vũ trang
  • D. Đấu tranh ngoại giao
Câu 32
Mã câu hỏi: 49490

Đâu cụ thể được cho không phải là đặc điểm chung của các phong trào đấu tranh chống Pháp ở Campuchia cuối thế kỉ XIX?

  • A. Nổ ra liên tục, có cuộc khởi nghĩa kéo dài tới 30 năm 
  • B. Đều có sự liên kết với cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam 
  • C. Thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia
  • D. Đều bị thực dân Pháp đàn áp
Câu 33
Mã câu hỏi: 49491

Theo em ảnh hưởng của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc đã đưa tới sự ra đời của tổ chức chính trị nào ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?

  • A. Duy Tân hội
  • B. Việt Nam Quang Phục Hội
  • C. Đông Kinh nghĩa thục
  • D. Việt Nam Đồng minh hội
Câu 34
Mã câu hỏi: 49492

Thực hiện những cải cách về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, mục đích chính của Thiên hoàng Minh Trị là gì?

  • A. Đưa Nhật Bản phát triển mạnh như các nước phương Tây
  • B. Biến Nhật Bản trở thành một cường quốc ở Châu Á
  • C. Giúp Nhật Bản thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây
  • D. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu
Câu 35
Mã câu hỏi: 49493

Theo em chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) có tác động như thế nào đối với Nhật Bản?

  • A. Sau Chiến tranh Nga - Nhật, Mĩ tìm cách liên minh với Nhật Bản.
  • B. Chiến tranh Nga - Nhật đã làm giảm sút vị thế của Nhật Bản ở Viễn Đông.
  • C. Chiến tranh Nga - Nhật là nguyên nhân chính dẫn đến Chiến tranh Thái Bình Dương (1941-1945).
  • D. Chiến tranh Nga - Nhật đã đưa Nhật Bản lên địa vị một cường quốc đế quốc ở Viễn Đông.
Câu 36
Mã câu hỏi: 49494

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có tác động như thế nào đến phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam?

  • A. Mở ra một con đường giải phóng mới cho dân tộc Việt Nam
  • B. Tạo điều kiện cho sự ra đời của Đảng cộng sản ở Việt Nam
  • C. Giải quyết thành công cuộc khủng hoảng
  • D. Khẳng định con đường độc lập dân tộc gắn với CNXH ở Việt Nam
Câu 37
Mã câu hỏi: 49495

Điểm giống nhau giữa cách mạng Nga 1905 – 1907 và cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII là gì?

  • A. Cuộc cách mạng tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo
  • B. Chống lại chế độ quân chủ, lật đổ ách thống trị của nhà vua
  • C. Diễn ra trong thời đại đế quốc chủ nghĩa
  • D. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
Câu 38
Mã câu hỏi: 49496

Biểu hiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng?

  • A. Sự hình thành liên minh chính trị đối đầu nhau
  • B. Sự hình thành các liên minh kinh tế đối đầu nhau
  • C. Sự hình thành các khối quân sự đối đầu nhau
  • D. Sự tập trung lực lượng quân sự ở biên giới giữa các nước
Câu 39
Mã câu hỏi: 49497

Từ nửa sau thế kỉ XIX, tình hình Nhật Bản có điểm gì khác so với hầu hết các nước châu Á? 

  • A. bị các nước đế quốc phương Tây nhòm ngó, âm mưu xâm lược.
  • B. chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng.
  • C. nhà nước thực hiện chính sách "bế quan toả cảng".
  • D. giai cấp thống trị sớm nhận thức vai trò của cải cách và đã mạnh dạn tiến hành cải cách đất nước.
Câu 40
Mã câu hỏi: 49498

Tại sao ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp?

  • A. Xiêm nằm ở vị trí tiếp giáp giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp ở Đông Nam Á
  • B. Anh và Pháp thỏa thuận không biến Xiêm thành thuộc địa riêng
  • C. Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Đông Dương của Pháp
  • D. Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Mã Lai và Miến Điện của Anh

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ