Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 Trường THPT Phan Đăng Lưu

15/04/2022 - Lượt xem: 19
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 213867

Yếu tố nào quyết định xu hướng liên kết khu vực của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Yêu cầu giải quyết các vấn đề toàn cầu.   
  • B. Sự phát triển của lực lượng sản xuất. 
  • C. Phát huy tối đa những lợi thế về chính trị xã hội. 
  • D. Yêu cầu tạo thế cân bằng với Liên Xô và Đông Âu.
Câu 2
Mã câu hỏi: 213868

Nền tảng cơ bản giúp quá trình liên kết châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai có thể diễn ra thuận lợi là gì?

  • A. Chung ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị 
  • B. Tương đồng nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật
  • C. Chung nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật 
  • D. Quá trình liên kết châu Âu đã từng diễn ra trong lịch sử
Câu 3
Mã câu hỏi: 213869

Trong giai đoạn từ năm 1952 đến năm 1973, nền kinh tế Nhật Bản có điểm hạn chế là?

  • A. Lãnh thổ không rộng, dân số đông, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn 
  • B. Tình hình chính trị thiếu ổn định 
  • C. Dân số già hóa nhanh chóng 
  • D. Trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu 
Câu 4
Mã câu hỏi: 213870

Để đẩy nhanh sự phát triển, Nhật Bản rất coi trọng yếu tố nào?

  • A. Giáo dục và khoa học kĩ thuật      
  • B. Đầu tư ra nước ngoài 
  • C. Thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài     
  • D. Bán các bằng phát minh, sáng chế 
Câu 5
Mã câu hỏi: 213871

Nét đặc sắc của văn hóa Nhật Bản hiện nay là gì?

  • A. Con người luôn gần gũi hòa đồng với thiên nhiên. 
  • B. Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại
  • C. Tuân thủ nghiêm ngặt quy luật tự nhiên và pháp luật Nhà nước. 
  • D. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa ngoại lai. 
Câu 6
Mã câu hỏi: 213872

Lực lượng thực hiện cải cách dân chủ ở Nhật Bản trong những năm 1945-1952 là gì?

  • A. Chính phủ Nhật Bản 
  • B. Thiên Hoàng
  • C. Nghị viện Nhật Bản
  • D. Bộ chỉ huy tối cao lực lượng quân đồng minh
Câu 7
Mã câu hỏi: 213873

Hiệp ước nào dưới đây đã chấm dứt chế độ chiếm đóng của đồng minh ở Nhật Bản?

  • A. Hiệp ước hoà bình XanPhranxico    
  • B. Hiệp ước Bali 
  • C. Hiệp ước Mattrich         
  • D. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật
Câu 8
Mã câu hỏi: 213874

Học thuyết nào của Nhật đánh dấu Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu?

  • A. 1978, hiệp ước hòa bình và hữu nghị Trung – Nhật. 
  • B. 1991, học thuyết Kai – phu 
  • C. Học thuyết Hasimoto (1/1997). 
  • D. 4/1996, hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật kéo dài vĩnh viễn
Câu 9
Mã câu hỏi: 213875

Hạn chế và khó khăn của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1952-1973 là gì?

  • A. trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu. 
  • B. dân số đang già hóa 
  • C. lãnh thổ không lớn, dân số đông và thường xuyên bị thiên tai, tài nguyên khoáng sản nghèo. 
  • D. tình hình chính trị thiếu ổn định. 
Câu 10
Mã câu hỏi: 213876

Một trong những nội dung chủ yếu của học thuyết Phucưđa (1977) và học thuyết Kaiphu (1991) là gì?

  • A. tiếp tục coi trọng quan hệ và liên minh chặt chẽ với Mĩ.
  • B. mở rộng hoạt động và quan hệ đối ngoại trên phạm vi toàn cầu
  • C. tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN. 
  • D. củng cố mối quan hệ giữa Nhật và các nước Đông Á. 
Câu 11
Mã câu hỏi: 213877

Trong nội dung cải cách kinh tế ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng đồng minh đã giải tán các Daibátxưi để làm gì?

  • A. xóa bỏ tàn dư của quan  hệ tư bản chủ nghĩa 
  • B. xóa bỏ quyền lực của Thiên hoàng trong việc chiếm hữu đất đai 
  • C. mở đường cho hàng hóa của Mĩ tràn vào thị trường Nhật Bản
  • D. xóa bỏ những tàn dư của quan hệ phong kiến
Câu 12
Mã câu hỏi: 213878

Chính sách đối ngoại cơ bản của Nhật Bản sau chiến tranh thứ hai là gì?

  • A. Liên minh chặt chẽ với Liên Xô và  các nước Đông Âu
  • B. Hợp tác chặt chẽ với các nước châu Á và châu Phi 
  • C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ 
  • D. Hợp tác với tất cả các nước trên thế giới 
Câu 13
Mã câu hỏi: 213879

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã thực hiện biện pháp nào trong lĩnh vực khoa học kĩ –thuật để đạt hiệu quả cao nhất?

  • A. Mua bằng phát minh sáng chế
  • B. Hợp tác với các nước khác
  • C. Đầu tư vốn nghiên cứu khoa học
  • D. Đánh cắp bằng phát minh sáng chế
Câu 14
Mã câu hỏi: 213880

Nguyên nhân nào không phải là nguyên nhân thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển "thần kì" vào thập niên 60 - 70 của thế kỉ XX?

  • A. Biết áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
  • B. Chi phí cho quốc phòng của Nhật thấp
  • C. Nước Nhật có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
  • D. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước 
Câu 15
Mã câu hỏi: 213881

Sự kiện nào đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa Mĩ và Nhật?

  • A. Hiệp ước an ninh Mĩ –Nhật được kí kết
  • B. Mĩ đóng quân tại Nhật Bản 
  • C. Mĩ viện trợ cho Nhật Bản 
  • D. Mĩ xây dựng căn cứ trên đất nước Nhật Bản
Câu 16
Mã câu hỏi: 213882

Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thứ hai là gì? 

  • A. Biết xâm nhập thị trường thế giới 
  • B. Tác dụng của những cải cách dân chủ 
  • C. Nhân tố con người với truyền thống "Tự lực tự cường"
  • D. Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật
Câu 17
Mã câu hỏi: 213883

Nhân tố hàng đầu dẫn tới sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1952-1973 là gì?

  • A. chi phí cho quốc phòng thấp (không vượt quá 1% GDP).
  • B. tận dụng triệt để các yếu tố thuận lợi từ bên ngoài để phát triển.
  • C. con người được coi là vốn quý nhất, là chìa khóa của sự phát triển
  • D. áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật để nâng cao năng suất
Câu 18
Mã câu hỏi: 213884

Ý nào sau đây là biểu hiện của sự phát triển ở trình độ cao trong khoa học – kĩ thuật Nhật Bản giai đoạn 1991 – 2000 ? 

  • A. Tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dung dân dụng. 
  • B. Chú trọng mua bằng sáng chế phát minh từ các nước khác. 
  • C. Phóng 49 vệ tinh khác nhau và hợp tác có hiệu quả với Mĩ và Liên Xô trong các chương trình vũ trụ quốc tế. 
  • D. Phát triển công nghệ sản xuất phần mềm. 
Câu 19
Mã câu hỏi: 213885

Nhận định nào sau đây không đúng về tình hình Nhật Bản trong giai đoạn 1973 – 1991?

  • A. Đưa ra học thuyết Phucưđa và học thuyết Kaiphu tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN. 
  • B. Đưa ra học thuyết Miyadaoa và Học thuyết Hasimôtô tuyên bố khẳng định kéo dài  vĩnh viễn Hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật. 
  • C. Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới
  • D. Nhật sớm thoát khỏi khủng hoảng và vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 thế giới từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX 
Câu 20
Mã câu hỏi: 213886

Sự phát triển “thần kì của Nhật Bản” được thể hiện rõ nhất ở điểm nào? 

  • A. Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân đứng hàng thứ hai trên thế giới sau Mĩ. 
  • B. Trong khoảng hơn 20 năm (1950 -1 973), tổng sản phẩm quốc dân của Nhật tăng 20 lần 
  • C. Từ thập niên 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản (Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản). 
  • D. Từ nước chiến bại, hết sức khó khăn thiếu thốn, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế. 
Câu 21
Mã câu hỏi: 213887

Trong giai đoạn 1945 đến 2000, nền kinh tế Nhật Bản phát triển theo biểu đồn nào dưới đây?

  • A. phát triển thần kỳ - khủng hoảng – hồi phục – phát triển mạnh mẽ.
  • B. hồi phục – phát triển thần kỳ - suy thoái – hồi phục và phát triển. 
  • C. hồi phục – phát triển thần kỳ - khủng hoảng – phát triển. 
  • D. khủng hoảng – phát triển thần kỳ - suy thoái – hồi phục. 
Câu 22
Mã câu hỏi: 213888

Đâu không phải là nguyên nhân thúc đẩy xu hướng “hướng về châu Á” ở Nhật Bản từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX? 

  • A. Để thoát dần sự lệ thuộc của Mĩ 
  • B. Để khôi phục lại các thị trường truyền thống 
  • C. Để tranh thủ khoảng trống quyền lực mà Mĩ tạo ra ở khu vực 
  • D. Để hạn chế sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á
Câu 23
Mã câu hỏi: 213889

Nhận định nào nói về biến đổi kinh tế các nước Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 

  • A. Thắng  lợi của cách mạng Trung Quốc dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 
  • B. Bán đảo Triều Tiên đã bị chia cắt thành 2 miền theo vĩ tuyến 38 
  • C. Trong nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế 
  • D. Đưa Nhật Bản trở thành nước theo chế độ dân chủ đai nghị tư sản
Câu 24
Mã câu hỏi: 213890

Ý nào dưới đây không phản ánh mối quan hệ giữa cách mạng Trung Quốc với cách mạng Việt Nam?

  • A. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (10-1949). 
  • B. Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (1-1950). 
  • C. Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam (11-1991). 
  • D. Hồng Công, Ma Cao trở thành khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc (1999). 
Câu 25
Mã câu hỏi: 213891

Mục tiêu của công cuộc cải cách, mở cửa mà Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra từ tháng 12-1978 là gì?

  • A. Biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh
  • B. Đưa Trung Quốc thành cường quốc về kinh tế 
  • C. Nâng cao vị thế Trung Quốc trên trường quốc tế
  • D. Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN
Câu 26
Mã câu hỏi: 213892

Sau 20 năm thực hiện đường lối cải cách, đất nước Trung Quốc đã đạt được những thành tựu là gì?

  • A. Trung Quốc trở thành ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
  • B. kinh tế Trung Quốc vươn lên đứng đầu thế giới. 
  • C. nền kinh tế tiến bộ nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện. 
  • D. Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ đưa con người lên không gian.
Câu 27
Mã câu hỏi: 213893

Từ năm 1946 đến năm 1949, ở Trung Quốc diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng là gì?

  • A. Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng hợp tác
  • B. cách mạng Trung Quốc thắng lợi.
  • C. nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản. 
  • D. Liên Xô và Trung Quốc kí hiệp ước hợp tác
Câu 28
Mã câu hỏi: 213894

Đặc điểm của đường lối đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc? 

  • A. Lấy phát triển chính trị làm trung tâm. 
  • B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm. 
  • C. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trung tâm. 
  • D. Lấy phát triển văn hóa làm trung tâm. 
Câu 29
Mã câu hỏi: 213895

Thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc có ý nghĩa gì? 

  • A. Tiêu diệt chế độ phong kiến
  • B. Làm thất bại âm mưu của đế quốc Mĩ 
  • C. Đưa Trung Quốc vào kỉ nguyên mới, tăng cường lực lượng cho chủ nghĩa xã hội, cổ vũ phong trào cách mạng thế giới
  • D. Tiêu diệt tận gốc Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch
Câu 30
Mã câu hỏi: 213896

Hãy nêu tình hình kinh tế Trung Quốc trong những năm 1978 đến năm 1998?

  • A. Nền kinh tế đã phục hồi ngang bằng sp với thời kì trước “Cách mạng văn hóa”. 
  • B. Nền kinh tế tăng trưởng chậm do không giải quyết được vấn đề vốn và đổi mới khoa học công nghệ. 
  • C. Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới
  • D. Nền kinh tế phát triển mạnh, những đời sống nhân dân vẫn chưa được cải thiện 
Câu 31
Mã câu hỏi: 213897

Biến đổi quan trọng của Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. sự thất bại của Quốc dân Đảng.
  • B. cuộc nội chiến giữa hai miền Triều Tiên.
  • C. sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
  • D. nội chiến giữa hai Đảng ở Trung Quốc
Câu 32
Mã câu hỏi: 213898

Một trong những ý nghĩa quốc tế của sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1-10-1949) là gì?

  • A. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Bắc Á.
  • B. Làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống trên thế giới 
  • C. Tạo điều kiện nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu Âu sang châu Á.
  • D. Làm giảm tình trạng căng thẳng của cục diện Chiến tranh lạnh 
Câu 33
Mã câu hỏi: 213899

Địa vị quốc tế của Trung Quốc từ sau năm 1978 không ngừng được nâng cao là do đâu?

  • A. Trung Quốc đã trở thành cường quốc về quân sự khiến các nước phải kính nể. 
  • B. sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại, bình thường hóa quan hệ với nhiều nước. 
  • C. Trung Quốc là một quốc gia có tiềm lực kinh tế và dân số đông nhất thế giới.
  • D. Trung Quốc là ủy viên trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Câu 34
Mã câu hỏi: 213900

Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai miền theo vĩ tuyến 38 từ sau chiến tranh thế giới thứ hai cho đến nay là do đâu?

  • A. quyết định của Hôi nghị Ianta (2- 1945).
  • B. tác động của cuộc Chiến tranh lạnh. 
  • C. hai miền Triều Tiên thỏa thuận, kí kết hiệp định tại Bàn môn Điếm (1953).
  • D. Thỏa thuận của Mĩ và Liên Xô
Câu 35
Mã câu hỏi: 213901

Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1949) đánh dấu nhiệm vụ tiếp theo của Trung Quốc như thế nào?

  • A. Hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
  • B. Chuẩn bị hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
  • C. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên tư bản chủ nghĩa. 
  • D. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 36
Mã câu hỏi: 213902

Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập đánh dấu Trung Quốc?

  • A. Chuẩn bị hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. 
  • B. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ tư sản  
  • C. Hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa 
  • D. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 37
Mã câu hỏi: 213903

Ý nào dưới đây phản ánh chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ láng giềng giữa Việt Nam và Trung Quốc?

  • A. Gây xung đột biên giới với các nước láng giềng Liên Xô (1962) và Ấn Độ (1969).
  • B. Mở cuộc tiến công  6 tỉnh biên giới phía Bấc Việt Nam (1979).
  • C. Thiết lập quan hệ ngoại giao (1950) và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam (1991). 
  • D. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Nhật Bản. 
Câu 38
Mã câu hỏi: 213904

Sư kiện nào đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của Trung Quốc chính thức hoàn thành? 

  • A. Cuộc chiến tranh chống Nhật kết thúc thắng lợi
  • B. Cuộc nội chiến thất bại, lực lượng Quốc dân đảng phải rút chạy từ Đài Loan
  • C. Cuộc nội chiến kết thúc, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
  • D. Tưởng Giới Thạch phát động cuộc chiến tranh chống Đảng Cộng sản. 
Câu 39
Mã câu hỏi: 213905

Các cuộc biểu tình ở Ấn Độ trong những năm 1946 – 1947 đã làm cho?

  • A. Chính quyền thực dân Anh bị lật đổ 
  • B. Chính quyền thực dân Anh phải nhượng bộ
  • C. Quần chúng bị đàn áp đẫm máu 
  • D. Nền kinh tế Ấn Độ bị giảm sút
Câu 40
Mã câu hỏi: 213906

Các chính quyền độc tài quân sự ở các nước Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai được thành lập bởi sự giúp đỡ của nước nào? 

  • A. Cuba.
  • B. Nhật 
  • C. Đức 
  • D.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ