Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn GDCD 6 KNTT năm 2021-2022 Trường THCS Trần Quý Hai

15/04/2022 - Lượt xem: 27
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 15791

Câu tục ngữ: "Siêng làm thì có, siêng học thì hay" nói đến đức tính nào dưới đây?

  • A. Trung thực, thành khẩn.
  • B. Siêng năng, kiên trì.
  • C. Tiết kiệm thời gian.
  • D. Trung thành, khiêm tốn.
Câu 2
Mã câu hỏi: 15792

Câu tục ngữ: "Hay làm đắp ấm vào thân" nói đến đức tính nào dưới đây?

  • A. Siêng năng.
  • B. Trung thực.
  • C. Tiết kiệm.
  • D. Thật thà.
Câu 3
Mã câu hỏi: 15793

Câu tục ngữ: “Thẳng mực tàu đau lòng gỗ” nói về đức tính gì?

  • A. giản dị, cần cù.
  • B. tiết kiệm, khiêm tốn.
  • C. khiêm tốn, siêng năng.
  • D. tôn trọng sự thật.
Câu 4
Mã câu hỏi: 15794

Câu tục ngữ: “Thật thà ma vật không chết” nói đến tính gì?

  • A. có sức khỏe phi thường.
  • B. tiết kiệm, dũng cảm.
  • C. tôn trọng sự thật.
  • D. sức khỏe là tất cả.
Câu 5
Mã câu hỏi: 15795

Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện đức tính tôn trọng sự thật?

  • A. Cây ngay không sợ chết đứng.
  • B. Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.
  • C. Mất lòng trước, được lòng sau.
  • D. Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay.
Câu 6
Mã câu hỏi: 15796

Ý kiến nào không đúng về tính tự lập?

  • A. Những thành công chỉ do nhờ vào sự nâng đỡ, bao che của người khác thì không thể bền vững.
  • B. Tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi khó khăn.
  • C. Tự lập trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng, có những khó khăn, thử thách và vấp ngã.
  • D. Chỉ có con nhà nghèo mới cần tự lập, con nhà giàu thì có điều kiện tốt nên không cần phải tự lập nữa.
Câu 7
Mã câu hỏi: 15797

Câu tục ngữ nào dưới đây nói đến tính tự lập?

  • A. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • B. Ăn quả nào rào quả nấy.
  • C. Há miệng chờ sung.
  • D. Qua cầu rút ván.
Câu 8
Mã câu hỏi: 15798

Sau mỗi lần cô giáo trả bài kiểm tra, S thường dành thời gian so sánh, đối chiếu với bài của các bạn được điểm cao để tìm ra những điểm chưa đúng, chưa hay và nhờ các bạn giải thích những điều mà S chưa hiểu. Việc làm này thể hiện S là người .................

  • A. tự nhận thức bản thân.
  • B. mặc cảm với bản thân.
  • C. chú ý đến điểm số.
  • D. dựa dẫm vào người khác.
Câu 9
Mã câu hỏi: 15799

Trong giờ sinh hoạt lớp, vì hay mắc nhiều lỗi nên D bị cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở. Và bị các bạn trong lớp nhận xét và đưa ra những điều cần phải cố gắng, D thường tỏ ra khó chịu và không quan tâm đến nhưng điều các bạn góp ý. Việc làm này thể hiện D là người chưa .................

  • A. hòa đồng với bạn bè.
  • B. biết lắng nghe.
  • C. chú ý đến người khác.
  • D. tự nhận thức bản thân.
Câu 10
Mã câu hỏi: 15800

Câu ca dao: “Học là học để hành/ Vừa hành vừa học mới thành người khôn.” nói về truyền thống nào dưới đây?

  • A. Truyền thống cần cù lao động.
  • B. Truyền thống hiếu học.
  • C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
  • D. Truyền thống yêu nước.
Câu 11
Mã câu hỏi: 15801

Hành vi nào dưới đây không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

  • A. Dành thời gian thăm hỏi, chăm sóc ông bà, người cao tuổi trong gia đình.
  • B. Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình và dòng họ. 
  • C. Trân trọng và tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình.
  • D. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình.
Câu 12
Mã câu hỏi: 15802

Quan điểm nào sau đây là đúng khi nói về lòng yêu thương con người?

  • A. Yêu thương con người là truyền thống quý báu cần được giữ gìn và phát huy.
  • B. Yêu thương là phải nghĩ tốt, bênh vực cả những người làm điều xấu.
  • C. Chỉ cần yêu thương những trong gia đình, dòng họ của mình.
  • D. Giúp đỡ người khác, hi vọng người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình.
Câu 13
Mã câu hỏi: 15803

Câu tục ngữ: “Cứu một mạng người hơn xây 7 tháp phù đồ” nói đến đức tính gì?

  • A. Tinh thần xây dựng.
  • B. Lòng yêu thương con người.
  • C. Tinh thần yêu nước.
  • D. Đức tính kiên trì.
Câu 14
Mã câu hỏi: 15804

Việc làm nào không biểu hiện lòng yêu thương con người?

  • A. Quyên góp sách giáo khoa cũ, đồ dùng học tập cho học sinh vùng lũ lụt.
  • B. Chăm sóc, quan tâm ông bà, bố mẹ, anh chị em của mình khi bị ốm đau.
  • C. Giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp và trong trường.
  • D. Bao che cho hành động sai trái của bạn bè chơi thân với mình trong lớp.
Câu 15
Mã câu hỏi: 15805

Câu tục ngữ: "Bới đất nhặt cỏ" nói đến đức tính nào dưới đây?

  • A. Trung thực.
  • B. Siêng năng.
  • C. Khiêm tốn.
  • D. Lễ độ.
Câu 16
Mã câu hỏi: 15806

Hành động nào thể hiện tính người siêng năng, kiên trì?

  • A. X thường xuyên trốn học, chơi điện tử.
  • B. A dành ít nhất 30 phút để học tiếng Anh mỗi ngày.
  • C. H chỉ ham chơi mà không chịu giúp mẹ làm việc nhà.
  • D. Q lấy sách giải ra chép cho nhanh để đi chơi với bạn.
Câu 17
Mã câu hỏi: 15807

Câu tục ngữ: “Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng” nói đến .................

  • A. cách thức chữa bệnh.
  • B. tiết kiệm, khiêm tốn.
  • C. tôn trọng sự thật.
  • D. thuốc đắng là thuốc tốt.
Câu 18
Mã câu hỏi: 15808

Biểu hiện nào dưới đây không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

  • A. Xóa bỏ các mặt hàng truyền thống thay bằng các mặt hàng nhập khẩu.
  • B. Bỏ nghề làm bánh đa sang nghề làm đẹp.
  • C. Bán lại bí quyết làm bánh cuốn cho người nhiều tiền.
  • D. Cả A, B,
Câu 19
Mã câu hỏi: 15809

Bạn A dự định đăng kí tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Anh do trường tổ chức. Nhưng A lo lắng vì vốn từ vựng tiếng Anh của mình còn hạn chế nên đắn đo không biết có nên dự thi hay không. Trong trường hợp này, nếu em là bạn của A, em sẽ làm gì?

  • A. Bảo bạn đừng thi, vì học tiếng Anh khó sẽ vất vả.
  • B. Khuyên bạn kiên trì, chăm chỉ học từ vựng mỗi ngày.
  • C. Mặc kệ, vì đấy là lựa chọn của bạn mình không liên quan.
  • D. Đi nói xấu bạn, học không giỏi mà thích thể hiện.
Câu 20
Mã câu hỏi: 15810

Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tự lập?

  • A. Đi học đúng giờ, không cần bố mẹ nhắc.
  • B. Học kinh doanh để kiếm thêm thu nhập.
  • C. Học bài cũ và chuẩn bị bài cũ.
  • D. Cả A, B,
Câu 21
Mã câu hỏi: 15811

Câu tục ngữ nào dưới đây nói đến người không có tính tự lập?

  • A. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • B. Muốn ăn phải lăn vào bếp.
  • C. Đầu người nào tóc người ấy.
  • D. Há miệng chờ sung.
Câu 22
Mã câu hỏi: 15812

T là một học sinh chậm nên sau mỗi ngày đi học về, T thường ghi chép lại toàn bộ những nội dung được học và dành nhiều thời gian để tìm hiểu, chỗ nào chưa rõ T thường nhờ chị gái giảng lại và tự hoàn thành bài tập cô giao,... Vì thế mà thành tích học tập của T ngày càng tiến bộ. Việc làm này thể hiện T là người biết ..................

  • A. tự nhận thức bản thân.
  • B. được điểm yếu của mình.
  • C. thân biết phận của mình.
  • D. được điểm mạnh của mình.
Câu 23
Mã câu hỏi: 15813

N luôn muốn mình học giỏi như bạn Q, nhưng N nghĩ rằng đó là điều rất khó với mình, vì bạn cho rằng những người học giỏi là những người có tố chất thông minh. Vì vậy không thông minh có cố gắng mấy cũng không thể học giỏi được. Nếu là bạn của N em sẽ khuyên bạn như thế nào?

  • A. nên cố gắng vì mỗi người có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau.
  • B. thôi đừng cố công vô ích vì mình không có tố chất thông minh.
  • C. nên biết thân biết phận của mình, đừng mong ước viễn vong nữa.
  • D. nên tìm cách lấy lòng Q, để Q cho nhìn bài trong giờ kiểm tra.
Câu 24
Mã câu hỏi: 15814

Câu tục ngữ: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” nói đến tính gì?

  • A. Tinh thần siêng năng.
  • B. Tinh thần xây dựng.
  • C. Lòng yêu thương con người.
  • D. Đức tính tiết kiệm.
Câu 25
Mã câu hỏi: 15815

Việc làm nào là biểu hiện của yêu thương con người?

  • A. Quyên góp quần áo cho học sinh vùng cao.
  • B. Gặt lúa giúp gia đình người già neo đơn.
  • C. Tặng chăn ấm cho gia đình nghèo trong thôn.
  • D. Cả A ,B,
Câu 26
Mã câu hỏi: 15816

Bạn H ham mê trò chơi điện tử, nên dành rất ít thời gian cho việc học. Kết quả là bạn học rất xa xút, cô giáo chủ nhiệm đã gọi điện về thông báo với gia đình. Nếu em là bạn của H, em sẽ làm gì?

  • A. Nhờ bạn dạy mình thêm những trò mới.
  • B. Khuyên bạn giảm chơi điện tử, chăm chỉ học tập.
  • C. Mặc kệ, vì đấy là lựa chọn của bạn.
  • D. Đi nói xấu bạn với các bạn trong lớp.
Câu 27
Mã câu hỏi: 15817

Biểu hiện nào cho thấy đức tính tự lập?

  • A. Bạn A tự ngồi vào bàn học mà không cần bố mẹ nhắc nhở.
  • B. Bạn B đợi mẹ nhắc mới đi nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa.
  • C. Mặc dù đã lớn nhưng nhà giàu nên H không cần làm gì.
  • D. K nay đã học lớp 9 nhưng vẫn chờ mẹ dọn phòng cho mình.
Câu 28
Mã câu hỏi: 15818

Việc làm nào dưới đây không thể hiện tính tự lập?

  • A. Tự mình đi xe đạp đến trường.
  • B. Nghiêm túc làm bài kiểm tra.
  • C. Khi thi trao đổi đáp án với bạn.
  • D. Đọc thêm sách và làm bài tập nâng cao.
Câu 29
Mã câu hỏi: 15819

Câu tục ngữ: “Luyện mãi thành tài/ Miệt mài thành giỏi.” nói về truyền thống nào dưới đây?

  • A. Truyền thống đoàn kết chống giặc.
  • B. Truyền thống hiếu học.
  • C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
  • D. Truyền thống yêu nước.
Câu 30
Mã câu hỏi: 15820

Để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta cần phải làm gì?

  • A. Chăm ngoan, học giỏi.
  • B. Kính trọng, giúp đỡ ông bà.
  • C. Sống trong sạch, lương thiện.
  • D. Cả A, B,
Câu 31
Mã câu hỏi: 15821

V thường xuyên viết nhật kí về những điều xảy ra hàng ngày, để từ đó có thể tự nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cho bản thân… . Điều này giúp V hoàn thiện bản thân ngày càng tốt hơn. Việc làm này thể hiện V là người biết .................

  • A. sở thích của mình.
  • B. điểm yếu của mình.
  • C. tự nhận thức bản thân.
  • D. điểm mạnh của mình.
Câu 32
Mã câu hỏi: 15822

Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện việc tôn trọng sự thật?

  • A. Mật ngọt chết ruồi.
  • B. Ăn ngay nói thẳng.
  • C. Cây ngay không sợ chết đứng.
  • D. Thật thà ma vật không chết.
Câu 33
Mã câu hỏi: 15823

Câu tục ngữ: “Của phi nghĩa có giàu đâu/Ở cho ngay thật, giàu sau mới bền.” nói về điều gì?

  • A. Giản dị, cần cù.
  • B. Tiết kiệm, khiêm tốn.
  • C. Tôn trọng sự thật.
  • D. Khiêm tốn, giản đơn.
Câu 34
Mã câu hỏi: 15824

Chủ nhật, lớp của T đi dã ngoại nhưng bạn không tự chuẩn bị mà nhờ chị gái chuẩn bị đồ dùng mang đi. Việc làm đó của T thể hiện điều gì?

  • A. T là người tự lập.
  • B. T là người ỷ lại.
  • C. T là người tự tin.
  • D. T là người tự ti.
Câu 35
Mã câu hỏi: 15825

Sau mỗi bữa ăn, H giúp mẹ dọn dẹp, rửa bát sau đó lấy sách vở ra học bài. Việc làm đó của H thể hiện điều gì?

  • A. H là người tự lập.
  • B. H là người ỷ lại.
  • C. H là người tự tin.
  • D. H là người tự ti.
Câu 36
Mã câu hỏi: 15826

Hành động nào dưới đây thể hiện việc tự nhận thức của bản thân?

  • A. P thường tìm ra lỗi trong bài kiểm tra của mình để nhờ các bạn giải thích.
  • B. H luôn hỏi cô giáo và các bạn về bài học mình băn khoăn, chưa hiểu.
  • C. A rất thích hát nên đã nhờ mẹ đăng kí tham gia lớp học thanh nhạc.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 37
Mã câu hỏi: 15827

Câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách” nói đến đức tính gì?

  • A. Tinh thần chăm chỉ.
  • B. Đức tính kiên trì.
  • C. Tinh thần yêu nước.
  • D. Lòng yêu thương con người.
Câu 38
Mã câu hỏi: 15828

Câu tục ngữ: “Nhường cơm, sẻ áo” nói đến đức tính gì?

  • A. Tinh thần kỷ luật.
  • B. Lòng yêu thương con người.
  • C. Tinh thần xây dựng.
  • D. Đức tính tiết kiệm.
Câu 39
Mã câu hỏi: 15829

Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của sống tự lập?

  • A. Từ chối khám phá cuộc sống
  • B. Đánh mất kĩ năng sinh tồn
  • C. Giúp cá nhân được mọi người kính trọng
  • D. Ngại khẳng định bản thân
Câu 40
Mã câu hỏi: 15830

Việc làm nào dưới đây góp phần rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì?

  • A. Làm việc theo sở thích cá nhân.
  • B. Ỷ lại vào người khác khi làm việc.
  • C. Vượt mọi khó khăn để đạt mục tiêu.
  • D. Từ bỏ mọi việc khi gặp khó khăn.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ