Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn GDCD 6 KNTT năm 2021-2022 Trường THCS Trần Hưng Đạo

15/04/2022 - Lượt xem: 28
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 15711

Câu tục ngữ: "Có chí thì nên" nói đến đức tính nào dưới đây?

  • A. Siêng năng, kiên trì.
  • B. Khiêm tốn.
  • C. Trung thực.
  • D. Tiết kiệm.
Câu 2
Mã câu hỏi: 15712

Việc làm nào dưới đây không thể hiện tính tự lập ở học sinh?

  • A. Chủ động chép bài của bạn.
  • B. Đi học đúng giờ.
  • C. Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
  • D. Học kinh doanh để kiếm thêm thu nhập.
Câu 3
Mã câu hỏi: 15713

Hành động nào dưới đây thể hiện học sinh không có tính tự lập?

  • A. Tự thức dậy đi học đúng giờ.
  • B. Tự gấp chăn màn sau khi ngủ dậy.
  • C. Luôn làm theo ý mình, không nghe người khác.
  • D. Tự giác dọn phòng ít nhất 3 lần mỗi tuần.
Câu 4
Mã câu hỏi: 15714

Câu tục ngữ nào dưới đây nói về không tôn trọng sự thật?

  • A. Ăn ngay nói thẳng.
  • B. Ném đá giấu tay.
  • C. Cây ngay không sợ chết đứng.
  • D. Sự thật mất lòng.
Câu 5
Mã câu hỏi: 15715

Hành vi nào dưới đây thể hiện đức tính tôn trọng sự thật của một người?

  • A. Phê phán những việc làm sai trái
  • B. Cố gắng không làm mất lòng ai
  • C. Mọi việc luôn dĩ hòa vi quý.
  • D. Làm việc không liên quan đến mình
Câu 6
Mã câu hỏi: 15716

Hải gặp bài toán khó bèn suy nghĩ: “Mình sẽ không làm, sang nhà bạn Hoàng giải hộ”. Việc làm của Hải trong tình huống trên thể hiện bạn thiếu đức tính gì?

  • A. Yêu thương con người.
  • B. Tiết kiệm.
  • C. Tự nhận thức bản thân.
  • D. Siêng năng, kiên trì.
Câu 7
Mã câu hỏi: 15717

Bạn D năm nay học lớp 6, ngoài việc học bạn không làm việc gì cả, việc nhà thường để anh chị làm hết, quần áo bố mẹ vẫn giặt cho. Việc làm đó thể hiện bạn D chưa có phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

  • A. Chăm chỉ.
  • B. Tự lập.
  • C. Ích kỷ.
  • D. Ỷ lại.
Câu 8
Mã câu hỏi: 15718

Long lấy tiền đóng học phí để chơi game. Khi cô giáo hỏi Long đã trả lời với cô giáo là Long đã đánh rơi số tiền ấy. Thấy vậy Nam đã khuyên Long nhận lỗi với mẹ và cô giáo. Hành động của Nam là thể hiện bạn là người như thế nào?

  • A. Tôn trọng sự thật
  • B. Tôn trọng pháp luật
  • C. Giữ chữ tín
  • D. Tự nhận thức bản thân
Câu 9
Mã câu hỏi: 15719

Ngọc và Lâm vừa tham gia hội thao của trường về. Trên đường đi, hai bạn nói chuyện với nhau. Ngọc nói: “Rõ ràng là Tùng đã chơi gian lận mới giành chiến thắng, hay là mình báo với cô đi”. Lâm nói: “Thôi, mình coi như không biết đi, nói ra Tùng lại ghét chúng mình đấy”. Bạn Tùng chưa thực hiện tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

  • A. Tự nhận thức bản thân
  • B. Tôn trọng sự thật
  • C. Giữ chữ tín
  • D. Tôn trọng pháp luật
Câu 10
Mã câu hỏi: 15720

Nhà bạn Hào ở gần trường nhưng bạn rất hay đi học muộn. Khi lớp trưởng hỏi lí do, Hào luôn trả lời: “Tại bố mẹ không gọi mình dậy sớm” nên không đi học được. Việc làm này thể hiện bạn Hào chưa biết rèn luyện phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

  • A. Đi học sớm.
  • B. Tự lập.
  • C. Yêu thương con người.
  • D. Tự nhận thức bản thân.
Câu 11
Mã câu hỏi: 15721

Biểu hiện nào dưới đây thể hiện đức tính tự lập?

  • A. Bạn A tự ngồi vào bàn học mà không cần bố mẹ nhắc nhở.
  • B. Bạn B đợi mẹ nhắc mới đi nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa.
  • C. Mặc dù đã lớn nhưng nhà giàu nên H không cần làm gì.
  • D. Q nay đã học lớp 9 nhưng vẫn chờ mẹ dọn phòng cho mình.
Câu 12
Mã câu hỏi: 15722

Hành vi nào dưới đây thể hiện một học sinh không có tính tự lập?

  • A. D nhờ bạn chép bài trên lớp hộ khi mình bị ốm.
  • B. K ở nhà chơi, thường xin tiền bố mẹ đi tụ tập bạn bè.
  • C. Tự giặt quần áo của mình không cần ai nhắc nhở.
  • D. Nhà H ở xa trường nhưng bạn luôn đi học đúng giờ.
Câu 13
Mã câu hỏi: 15723

Mục đích của việc tự nhận thức bản thân là gì?

  • A. biết mọi điều.
  • B. tiến tới thành công.
  • C. tự tin hơn.
  • D. hiểu rõ bản thân.
Câu 14
Mã câu hỏi: 15724

Tự nhận thức bản thân để hiểu đúng về mình, đưa ra những quyết định đúng đắn là một trong những....................

  • A. điều tất yếu của con người.
  • B. giá trị sống cơ bản.
  • C. kĩ năng sống cơ bản.
  • D. năng lực của cá nhân.
Câu 15
Mã câu hỏi: 15725

Ý kiến nào không đúng khi nói về tự nhận thức bản thân?

  • A. Mỗi người có những điểm mạnh, điểm yếu riêng.
  • B. Mỗi người không ai giống nhau hoàn toàn.
  • C. Mỗi người đều có mặt tốt và tự hào giống nhau.
  • D. Mỗi người có hạn chế, yếu kém riêng của mình.
Câu 16
Mã câu hỏi: 15726

Mỗi ngày, H dành thời gian để ghi nhật kí. H cũng thường xuyên trao đổi với người thân, thầy cô, bạn bè về bản thân, về cuộc sống và lắng nghe ý kiến của mọi người để điều chỉnh bản thân. Bên cạnh đó, H còn tham gia các hoạt động, thử thách mới để khám phá bản thân. Việc làm này thể hiện H là người luôn .................

  • A. tự cao tự đại.
  • B. tự tin với bản thân.
  • C. tự nhận thức bản thân.
  • D. muốn lấy lòng người khác.
Câu 17
Mã câu hỏi: 15727

Sau mỗi lần trả bài kiểm tra, A thường so sánh, đối chiếu với bài của các bạn được điểm cao để tìm ra những điểm chưa đúng, chưa hay và nhờ các bạn giải thích những điều mà A chưa hiểu. Việc làm này thể hiện A là người ......................

  • A. tự nhận thức bản thân.
  • B. mặc cảm với bản thân.
  • C. chú ý đến điểm số.
  • D. dựa dẫm vào người khác.
Câu 18
Mã câu hỏi: 15728

Một hôm, hai bạn Hân và Nam đang trên đường đi học về thì thấy hai thanh niên đi ngược chiều đâm ngã một người phụ nữ rồi bỏ chạy. Hân và Nam thấy người phụ nữ bị thương nặng, đã cùng mọi người giúp đõ sơ cứu vế thương cho người bị nạn. Việc làm trên thể hiện hai bạn đã thực hiện tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

  • A. Yêu thương con người.
  • B. Tự nhận thức bản thân.
  • C. Siêng năng, kiên trì.
  • D. Tự lập.
Câu 19
Mã câu hỏi: 15729

Tôn trọng sự thật không có ý nghĩa nào dưới đây?

  • A. Góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
  • B. Chỉ những người làm trái đạo đức mới phải tôn trọng sự thật.
  • C. Giúp con người nâng cao phẩm giá của bản thân.
  • D. Được mọi người tin yêu, quý trọng.
Câu 20
Mã câu hỏi: 15730

Để tôn trọng sự thật, mọi người cần phải làm gì?

  • A. Chỉ làm những việc mà bản thân mình thích.
  • B. Tránh tham gia những việc không liên quan đến mình.
  • C. Nhận thức đúng, có hành động và thái độ phù hợp với sự thật.
  • D. Không dám nói sự thật sợ bị trả thù.
Câu 21
Mã câu hỏi: 15731

Hành động nào không là biểu hiện của tự lập ở học sinh?

  • A. Nhờ chị gái chuẩn bị đồ dùng học tập cho mình.
  • B. Dù trời lạnh nhưng luôn làm đầy đủ bài tập rồi mới đi ngủ.
  • C. Tự chuẩn bị đồ ăn sáng rồi đi học.
  • D. Cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Câu 22
Mã câu hỏi: 15732

Sáng nào M cũng đi học muộn vì phải chờ mẹ gọi dậy thì mới dậy. Hành động đó thể hiện điều gì?

  • A. M tự lập.
  • B. M ỷ lại.
  • C. M vô tâm.
  • D. M tự giác.
Câu 23
Mã câu hỏi: 15733

Câu tục ngữ nào dưới đây không nói về đức tính tự lập?

  • A. Đầu người nào tóc người ấy.
  • B. Tự lực cánh sinh.
  • C. Thân tự lập thân.
  • D. Ăn cháo đá bát.
Câu 24
Mã câu hỏi: 15734

Sắp tới, lớp của T đi dã ngoại nhưng T nhờ chị gái chuẩn bị tất cả đồ dùng mang đi cho mình. Việc làm đó của T thể hiện điều gì?

  • A. T là người tự lập.
  • B. T là người ỷ lại.
  • C. T là người tự tin.
  • D. T là người tự ti.
Câu 25
Mã câu hỏi: 15735

Bạn H luôn tự dọn dẹp phòng riêng, giặt quần áo của mình mà không cần bố mẹ nhắc nhở. Việc làm đó của H thể hiện đức tính nào dưới đây?

  • A. Tự lập.
  • B. Ỷ lại.
  • C. Tự tin.
  • D. Tự ti.
Câu 26
Mã câu hỏi: 15736

Sau khi ăn cơm tối xong, bạn H giúp mẹ dọn dẹp, rửa bát sau đó lấy sách vở ra học bài. Việc làm đó của H thể hiện điều gì?

  • A. H là người tự lập.
  • B. H là người ỷ lại.
  • C. H là người tự tin.
  • D. H là người tự ti.
Câu 27
Mã câu hỏi: 15737

G thường xuyên viết nhật kí về những điều xảy ra hàng ngày, từ đó có thể tự nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cho bản thân… giúp G hoàn thiện bản thân ngày càng tốt hơn. Việc làm này thể hiện G là người biết .................

  • A. sở thích của mình.
  • B. điểm yếu của mình.
  • C. tự nhận thức bản thân.
  • D. điểm mạnh của mình.
Câu 28
Mã câu hỏi: 15738

Khi gặp bài toán khó N không chịu suy nghĩ liền lấy ngay sách hướng dẫn giải bài tập ra chép. Việc làm này của N chưa thể hiện đức tính gì?

  • A. Tự lập.
  • B. Tự do.
  • C. Tự tin.
  • D. Khiêm tốn.
Câu 29
Mã câu hỏi: 15739

Bạn X suốt ngày chơi điện tử, không học bài và không giúp đỡ bố mẹ. Ở gia đình mọi việc X thường ỷ lại vào bác giúp việc. Trên lớp, X thường mua đồ ăn mời các bạn để được nhìn bài khi tới giờ kiểm tra. Việc làm này của X thiếu đức tính gì?

  • A. Tự lập.
  • B. Tự do.
  • C. Tự tin.
  • D. Khiêm tốn.
Câu 30
Mã câu hỏi: 15740

Bạn A chỉ ăn và học, việc nhà thường để cho bố mẹ làm hết, quần áo bố mẹ vẫn giặt cho. Việc làm đó thể hiện điều gì?

  • A. Bạn A là người ỷ lại.
  • B. Bạn A là người ích kỷ.
  • C. Bạn A là người tự lập.
  • D. Bạn A là người vô trách nhiệm.
Câu 31
Mã câu hỏi: 15741

Bạn K nói: “Gia đình tớ rất giàu, bố mẹ tớ đã chuẩn bị sẵn cả tương lai cho tớ rồi! Tớ không cần phải khổ sở, vất vả học hành nữa, nên giờ tớ chỉ việc ăn và chơi”. Vì thế kết quả học tập của K rất thấp, thường xuyên bị cô giáo nhắc nhở. Việc làm này của K thể hiện bạn là người như thế nào?

  • A. Bạn K là người ỷ lại.
  • B. Bạn K là người ích kỷ.
  • C. Bạn K là người tự lập.
  • D. Bạn K là người tự tin.
Câu 32
Mã câu hỏi: 15742

Biết được bạn C đã tung tin không đúng sự thật trên mạng xã hội, mục đích gây sốc để nhận được nhiều lượt yêu thích và bình luận. Trong tình huống đó, nếu em là bạn của C thì em sẽ làm gì?

  • A. Khuyên bạn không nên làm như vậy.
  • B. Bắt chước bạn, biết đâu mình lại nổi tiếng.
  • C. Lờ đi không biết, không phải việc của mình.
  • D. Nhờ bạn chỉ cách viết sao để câu nhiều like.
Câu 33
Mã câu hỏi: 15743

Ý nào không đúng khi nói về ý nghĩa của tôn trọng sự thật?

  • A. Góp phần tạo ra các mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
  • B. Chỉ những người làm trái đạo đức mới phải tôn trọng sự thật.
  • C. Tôn trọng sự thật giúp con người nâng cao phẩm giá của bản thân.
  • D. Được mọi người tin yêu, quý trọng.
Câu 34
Mã câu hỏi: 15744

Câu tục ngữ: “Có khó mới có miếng ăn/ Không dưng ai dễ đem phần đến cho” nói đến đức tính nào sau đây?

  • A. Đoàn kết.
  • B. Trung thực.
  • C. Tự lập.
  • D. Tiết kiệm.
Câu 35
Mã câu hỏi: 15745

Câu tục ngữ: “Muốn ăn phải lăn vào bếp” nói đến đức tính nào?

  • A. Đoàn kết.
  • B. Trung thực.
  • C. Tự lập.
  • D. Tiết kiệm.
Câu 36
Mã câu hỏi: 15746

Hai bạn C và bạn A là bạn thân của nhau. Vì A có mâu thuẫn với D, nên A đã bịa đặt rằng D là người ăn trộm đồ nhà hàng xóm. A muốn C đứng ra làm chứng cho mình là người nói đúng sự việc trên và đem chuyện này kể với các bạn trong lớp. Trong tình huống đó, nếu em là bạn C thì em sẽ làm gì?

  • A. Từ chối và khuyên bạn không nên làm như vậy.
  • B. Vì là bạn thân, nên sẽ tì mọi cách giúp bạn.
  • C. Lờ đi không biết, không phải việc của mình.
  • D. Cho bạn là người xấu, không thèm chơi với bạn nữa.
Câu 37
Mã câu hỏi: 15747

Hành động nào dưới đây thể hiện tính kiên trì, siêng năng?

  • A. Chỉ chăm chỉ làm việc nhà khi bố mẹ yêu cầu và nhắc nhở.
  • B. Nếu gặp bài tập khó thì nên bỏ qua để có thời gian làm việc khác.
  • C. Siêng năng cũng không giỏi được, vì quan trọng là phải thông minh.
  • D. Dù là bất kì ai, trong đó có học sinh rất cần có tính siêng năng, kiên trì.
Câu 38
Mã câu hỏi: 15748

Câu tục ngữ: "Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững" nói đến đức tính nào?

  • A. Siêng năng, kiên trì.
  • B. Trung thực.
  • C. Tiết kiệm.
  • D. Thật thà.
Câu 39
Mã câu hỏi: 15749

Câu tục ngữ: “Thật thà ma vật không chết” nói đến điều gì sau đây?

  • A. có sức khỏe phi thường.
  • B. tiết kiệm, dũng cảm.
  • C. tôn trọng sự thật.
  • D. sức khỏe là tất cả.
Câu 40
Mã câu hỏi: 15750

Ý kiến nào dưới đây nói đúng về ý nghĩa của tự nhận thức bản thân?

  • A. Giúp ta dễ dàng đồng cảm chia sẻ với người khác.
  • B. Xác định những việc cần làm để hoàn thiện bản thân.
  • C. Có cái nhìn trung thực về ưu điểm, nhược điểm của mình.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ