Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2021-2022 Trường THPT Phan Văn Trị

15/04/2022 - Lượt xem: 24
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 216117

Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình được thực hiện ở việc đối xử với nhau như thế nào?

  • A. Công bằng, bình đẳng, tôn trọng.
  • B. Công bằng, dân chủ, bình đẳng.
  • C. Công bằng, dân chủ, tôn trọng.
  • D. Công bằng, tôn trọng, yêu thương.
Câu 2
Mã câu hỏi: 216118

Nội dung nào dưới đây không thuộc nội dung bình đẳng trong lao động?

  • A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
  • B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
  • C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
  • D. Bình đẳng về thu nhập trong lao động.
Câu 3
Mã câu hỏi: 216119

Nhà nước không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, làm cơ sở pháp lí cho việc xử lí mọi hành vi xâm hại quyền và lợi ích của công dân, nhà nước và xã hội để nhằm đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về ..............

  • A. Quyền và nghĩa vụ.
  • B. Trách nhiệm và nghĩa vụ.
  • C. Trách nhiệm pháp lí.
  • D. Trách nhiệm công dân.
Câu 4
Mã câu hỏi: 216120

Trường hợp nào sau đây vi phạm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân?

  • A. Cùng có các điều kiện như nhau nhưng công ty X phải đóng thuế còn công ty Y không phải đóng thuế.
  • B. Nữ từ đủ 18 tuổi được kết hôn nhưng nam giới phải đủ 20 tuổi mới được kết hôn.
  • C. Học sinh là con em thương binh, liệt sĩ, học sinh nghèo được miễn, giảm học phí.
  • D. Học sinh đang sống ở các địa bàn khó khăn như miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo được cộng điểm ưu tiên khi thi đại học.
Câu 5
Mã câu hỏi: 216121

Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  • A. Vi phạm pháp luật.
  • B. Trách nhiệm pháp lí.
  • C. Vi phạm đạo đức.
  • D. Trách nhiệm đạo đức.
Câu 6
Mã câu hỏi: 216122

Cá nhân, tổ chức làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật là hành vi trái pháp luật thuộc loại ..............

  • A. Hành động.
  • B. Không hành động.
  • C. Có thể hành động.
  • D. Có thể không hành động.
Câu 7
Mã câu hỏi: 216123

Pháp luật nước ta thể hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động trên ..............

  • A. Lĩnh vực kinh tế
  • B. Lĩnh vực chính trị
  • C. Lĩnh vực xã hội
  • D. Tất cả mọi lĩnh vực
Câu 8
Mã câu hỏi: 216124

Pháp luật ở bất kì xã hội nào đều mang..................

  • A. Bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
  • B. Bản chất giai cấp và bản chất thời đại.
  • C. Bản chất giai cấp và bản chất lịch sử.
  • D. Bản chất giai cấp và bản chất dân tộc
Câu 9
Mã câu hỏi: 216125

Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về ...................

  • A. Cơ hội học tập.
  • B. Cơ hội việc làm.
  • C. Cơ hội phát triển.
  • D. Cơ hội lao động.
Câu 10
Mã câu hỏi: 216126

Bình đẳng giữa các dân tộc là................... của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết dân tộc.

  • A. Mục tiêu
  • B. Ý nghĩa
  • C. Cơ sở
  • D. Điều kiện
Câu 11
Mã câu hỏi: 216127

Quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức có mối quan hệ ........ với nhau.

  • A. Gắn bó.
  • B. Chặt chẽ.
  • C. Khăng khít.
  • D. Thân thiết.
Câu 12
Mã câu hỏi: 216128

Dấu hiệu nào dưới đây không phải  là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?

  • A. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
  • B. Hành vi do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.
  • C. Hành vi có lỗi của chủ thể thực hiện.
  • D. Hành vi trái pháp luật.
Câu 13
Mã câu hỏi: 216129

Hai bạn X và M điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ và bị cảnh sát giao thông dừng xe để xử lí vi phạm. X vội gọi điện cho chú mình là Chủ tịch quận nhờ can thiệp để không bị xử lí. Tuy nhiên, cảnh sát giao thông vẫn kiên quyết ra quyết định xử phạt theo đúng quy định. Cách giải quyết của cảnh sát đã đảm bảo bình đẳng về ...............

  • A. Quyền và nghĩa vụ của công dân.
  • B. Trách nhiệm pháp lí của công dân.
  • C. Trách nhiệm của công dân.
  • D. Nghĩa vụ pháp lí của công dân.
Câu 14
Mã câu hỏi: 216130

Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động không bao gồm nội dung nào dưới đây?

  • A. Mọi người có quyền lựa chọn bất cứ nghề nghiệp nào mà bản thân thấy thích.
  • B. Mỗi người có quyền lựa chọn nơi để làm việc phù hợp với khả năng của bản thân.
  • C. Mỗi người đều có quyền làm việc phù hợp với khả năng của mình.
  • D. Mỗi người có quyền lựa chọn việc làm, nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình.
Câu 15
Mã câu hỏi: 216131

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là ..............

  • A. Các tôn giáo có quyền hoạt động trong khôn khổ pháp luật và được pháp luật bảo vệ.
  • B. Các tôn giáo khác nhau sẽ có quy định khác nhau về quyền và nghĩa vụ.
  • C. Các tôn giáo đều có quyền tự do hoạt động không giới hạn.
  • D. Các tôn giáo được ưu tiên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ.
Câu 16
Mã câu hỏi: 216132

Trách nhiệm pháp lí được áp dụng không nhằm mục đích nào sau đây?

  • A. Buộc các chủ thể chấm dứt hành vi trái pháp luật.
  • B. Buộc chủ thể vi phạm phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.
  • C. Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh vi phạm pháp luật.
  • D. Tuyên truyền những hành vi vi phạm pháp luật đến với mọi người.
Câu 17
Mã câu hỏi: 216133

Pháp luật là một ................ để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.

  • A. Phương tiện cơ bản.
  • B. Phương tiện đặc trưng.
  • C. Phương tiện phù hợp.
  • D. Phương tiện đặc thù.
Câu 18
Mã câu hỏi: 216134

Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một loại .............

  • A. Nghĩa vụ pháp lí.
  • B. Trách nhiệm pháp lí.
  • C. Nghĩa vụ cụ thể.
  • D. Trách nhiệm cụ thể.
Câu 19
Mã câu hỏi: 216135

Sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động được gọi là ...............

  • A. Hợp đồng mua bán.
  • B. Hồ sơ lao động.
  • C. Hợp đồng lao động.
  • D. Hồ sơ mua bán.
Câu 20
Mã câu hỏi: 216136

Việc giao kết hợp đồng lao động không phải tuân theo nguyên tắc nào sau đây?

  • A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
  • B. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
  • C. Ưu tiên lao động nữ.
  • D. Giao kết trực tiếp.
Câu 21
Mã câu hỏi: 216137

Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được..............

  • A. Đảng quản lí.
  • B. Pháp luật bảo hộ.
  • C. Các tổ chức tôn giáo giữ bí mật.
  • D. Quân đội nhân dân giữ gìn.
Câu 22
Mã câu hỏi: 216138

Pháp luật nước ta yêu cầu đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo không thực hiện trách nhiệm nào dưới đây?

  • A. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.
  • B. Giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước.
  • C. Kích động tín đồ chống phá Nhà nước.
  • D. Sống tốt đời, đẹp đạo.
Câu 23
Mã câu hỏi: 216139

Pháp luật và đạo đức cùng hướng tới các giá trị cơ bản nhất là ................

  • A. Công bằng, nghĩa vụ, lương tâm, danh dự.
  • B. Nghĩa vụ, lương tâm, danh dự, nhân phẩm.
  • C. Công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.
  • D. Công bằng, trung thực, bình đẳng, bác ái.
Câu 24
Mã câu hỏi: 216140

Pháp luật là một trong những phương tiện để nhà nước thực hiện vai trò nào dưới đây?

  • A. Quản lí công dân.
  • B. Bảo vệ công dân.
  • C. Quản lí xã hội.
  • D. Bảo vệ xã hội.
Câu 25
Mã câu hỏi: 216141

Căn cứ vào những yếu tố nào để phân chia các loại vi phạm pháp luật?

  • A. Đối tượng bị xâm phạm, mức độ, tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.
  • B. Đối tượng bị xâm phạm, mức độ, hậu quả nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.
  • C. Đối tượng thực hiện, mức độ, hậu quả nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.
  • D. Đối tượng thực hiện, mức độ, tính chất nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra cho xã hội.
Câu 26
Mã câu hỏi: 216142

Trong quan hệ lao động cụ thể, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện thông qua ................

  • A. Đàm phán.
  • B. Thỏa thuận.
  • C. Hồ sơ lao động.
  • D. Hợp đồng lao động.
Câu 27
Mã câu hỏi: 216143

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là ở Việt Nam, các tôn giáo đều bình đẳng và có quyền tự do hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của ................

  • A. Pháp luật.
  • B. Giáo hội.
  • C. Đạo đức.
  • D. Tín ngưỡng.
Câu 28
Mã câu hỏi: 216144

Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của bình đẳng giữa các tôn giáo?

  • A. Đồng bào mỗi tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời của toàn dân tộc.
  • B. Là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc.
  • C. Tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta.
  • D. Giúp phát triển đời sống kinh tế cho nhân dân.
Câu 29
Mã câu hỏi: 216145

Nhà nước và người sử dụng lao động sẽ có chính sách ưu đãi đối với những người lao động .................

  • A. Có bằng tốt nghiệp đại học.
  • B. Có thâm niên công tác trong nghề.
  • C. Có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao.
  • D. Có hiểu biết và lòng yêu nghề.
Câu 30
Mã câu hỏi: 216146

Có mấy loại trách nhiệm pháp lí?

  • A. 2
  • B. 4
  • C. 6
  • D. 8
Câu 31
Mã câu hỏi: 216147

Pháp luật được coi là phương tiện để quản nhà nước quản lí xã hội ...............

  • A. Hiệu quả nhất.
  • B. Hữu hiệu nhất.
  • C. Đơn giản nhất.
  • D. Phù hợp nhất.
Câu 32
Mã câu hỏi: 216148

Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của nhà nước trong quản lí xã hội bằng pháp luật?

  • A. Ban hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội.
  • B. Tổ chức thực hiện pháp luật trên toàn xã hội.
  • C. Công bố công khai, kịp thời các văn bản pháp luật.
  • D. Tự giác tìm hiểu các quy định của pháp luật.
Câu 33
Mã câu hỏi: 216149

Người bị coi là tội phạm là người vi phạm pháp luật .................

  • A. Hình sự.
  • B. Dân sự.
  • C. Hành chính.
  • D. Kỉ luật.
Câu 34
Mã câu hỏi: 216150

Nội dung nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động?

  • A. Có cơ hội tiếp cận việc làm như nhau.
  • B. Bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng.
  • C. Lao động nữ được quan tâm đến chức năng làm mẹ trong lao động.
  • D. Làm mọi công việc như nhau không phân biệt điều kiện lao động.
Câu 35
Mã câu hỏi: 216151

Việc Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên học sinh người dân tộc thiểu số vào các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học là nhằm thực hiện quyền bình đẳng giữa các ................

  • A. Dân tộc.
  • B. Công dân.
  • C. Vùng miền.
  • D. Giới tính.
Câu 36
Mã câu hỏi: 216152

Nhà nước quan tâm nhiều hơn đến phát triển kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là thực hiện điều gì dưới đây?

  • A. Tạo sự bình đẳng giữa các thành phần dân cư.
  • B. Chăm lo đời sống vật chất cho đồng bào dân tộc thiểu số.
  • C. Tạo sự bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế.
  • D. Duy trì sự tồn tại của các dân tộc thiểu số.
Câu 37
Mã câu hỏi: 216153

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về ...............

  • A. Tội nghiêm trọng.
  • B. Tội rất nghiêm trọng.
  • C. Tội đặc biệt nghiêm trọng.
  • D. Mọi tội phạm.
Câu 38
Mã câu hỏi: 216154

Công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua phương tiện nào?

  • A. Hiến pháp.
  • B. Pháp luật.
  • C. Đạo đức.
  • D. Chủ trương, chính sách.
Câu 39
Mã câu hỏi: 216155

Bình đẳng trong kinh doanh được thực hiện trong quan hệ nào dưới đây?

  • A. Cung – cầu.
  • B. Cạnh tranh.
  • C. Kinh tế.
  • D. Sản xuất.
Câu 40
Mã câu hỏi: 216156

Các dân tộc thực hiện điều gì dưới đây để thực hiện quyền bình đẳng về văn hóa?

  • A. Buộc phải sử dụng tiếng nói, chữ viết phổ thông.
  • B. Duy trì tất cả các phong tục, tập quán của dân tộc mình.
  • C. Cải biến mọi phong tục, tập quán để phù hợp với dân tộc khác.
  • D. Có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ