Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh

15/04/2022 - Lượt xem: 19
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 215917

Vi phạm pháp luật có dấu hiệu nào dưới đây ?

  • A. Khuyết điểm.
  • B. Lỗi.
  • C. Hạn chế.
  • D. Yếu kém.
Câu 2
Mã câu hỏi: 215918

Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật ................

  • A. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
  • B. do Nhà nước ban hành.
  • C. luôn tồn tại trong mọi xã hội.
  • D. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.
Câu 3
Mã câu hỏi: 215919

Cả 4 người đi xe máy vượt đèn đỏ đều bị Cảnh sát giao thông xử phạt với mức phạt khác nhau. Điều này thể hiện, công dân .................

  • A. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
  • B. bình đẳng trước pháp luật.
  • C. bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lý.
  • D. bình đẳng khi tham gia giao thông.
Câu 4
Mã câu hỏi: 215920

M – 13 tuổi đi xe đạp và N – 18 tuổi đi xe máy cùng vượt đèn đỏ, bị Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe; N bị phạt tiền, M chỉ bị nhắc nhở. Việc làm này của Cảnh sát giao thông có thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý không ? Vì sao ?

  • A. Không, vì cả hai đều vi phạm như nhau.
  • B. Không, vì cần phải xử phạt nghiêm minh.
  • C. Có, vì M chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý.
  • D. Có, vì M không có lỗi.
Câu 5
Mã câu hỏi: 215921

Trong bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2016, những người đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt dân tộc, tôn giáo đều tham gia bầu cử. Điều này thể hiện bình đẳng .................

  • A. về bầu cử, ứng cử.
  • B. về tham gia quản lý nhà nước.
  • C. giữa các dân tộc, tôn giáo.
  • D. giữa người theo đạo và người không theo đạo.
Câu 6
Mã câu hỏi: 215922

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm nội dung nào dưới đây ?

  • A. Bình đẳng về chính trị.
  • B. Bình đẳng về xã hội.
  • C. Bình đẳng về kinh tế.
  • D. Bình đẳng về văn hóa, giáo dục.
Câu 7
Mã câu hỏi: 215923

Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành ................

  • A. nhiều quy định pháp luật.
  • B. một số quy định pháp luật.
  • C. một quy phạm pháp luật.
  • D. nhiều quy định pháp luật.
Câu 8
Mã câu hỏi: 215924

Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được thể hiện rõ nhất ở đặc trưng nào dưới đây?

  • A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
  • B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
  • C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  • D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 9
Mã câu hỏi: 215925

Sử dụng pháp luật được hiểu là công dân sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật .................

  • A. không cho phép làm.
  • B. cho phép làm.
  • C. quy định cấm làm.
  • D. quy định phải làm.
Câu 10
Mã câu hỏi: 215926

Cơ quan nào dưới đây có trách nhiệm bảo vệ công lí và quyền con người?

  • A. Quốc hội.
  • B. Tòa án.
  • C. Chính phủ.
  • D. Ủy ban nhân dân.
Câu 11
Mã câu hỏi: 215927

Những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân, của xã hội sẽ bị Nhà nước ...................

  • A. xử lí thật nặng.
  • B. xử lí nghiêm minh.
  • C. xử phạt nghiêm minh.
  • D. xử phạt thật nặng.
Câu 12
Mã câu hỏi: 215928

Trường hợp nào sau đây là đúng khi bàn về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng?

  • A. Tài sản do người chồng làm ra sau khi kết hôn là tài sản riêng của chồng.
  • B. Trong thời kì hôn nhân, tài sản ai làm ra thì mới có quyền định đoạt.
  • C. Đã là vợ chồng thì mọi tài sản đều là của chung.
  • D. Tài sản vợ hoặc chồng có được trước hôn nhân là tài sản riêng.
Câu 13
Mã câu hỏi: 215929

Theo luật lao động, quy định nào sau đây là sai khi áp dụng với lao động nữ?

  • A. Có quyền được hưởng chế độ thai sản.
  • B. Không được sa thải khi đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • C. Không sử dụng vào công việc tiếp xúc với hóa chất độc hại.
  • D. Không sử dụng vào công việc đòi hỏi kĩ thuật cao.
Câu 14
Mã câu hỏi: 215930

Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thực hiện theo hình thức dân chủ................

  • A. trực tiếp.
  • B. gián tiếp.
  • C. trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
  • D. đại diện và dân chủ gián tiếp.
Câu 15
Mã câu hỏi: 215931

Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây mà chủ thể có quyền lựa chọn làm hoặc không làm?

  • A. Sử dụng pháp luật.
  • B. Thi hành pháp luật.
  • C. Tuân thủ pháp luật.
  • D. Áp dụng pháp luật.
Câu 16
Mã câu hỏi: 215932

H và Q yêu nhau nhưng bị hai gia đình ngăn cản vì hai bên không cùng dân tộc. Trong trường hợp này, gia đình H và Q đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây ?

  • A. Tự do cá nhân.
  • B. Tự do yêu đương.
  • C. Bình đẳng giữa các dân tộc.
  • D. Bình đẳng giữa các gia đình.
Câu 17
Mã câu hỏi: 215933

Ở nước ta bao giờ cũng có người dân tộc thiểu số đại diện cho quyền lợi của các dân tộc ít người tham gia làm đại biểu Quốc hội. Điều này thể hiện ..................

  • A. Bình đẳng giữa các vùng miền.
  • B. Bình đẳng giữa nhân dân miền núi và miền xuôi.
  • C. Bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị.
  • D. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư.
Câu 18
Mã câu hỏi: 215934

Cha mẹ không được ép buộc, xúi giục con làm những điều trái pháp luật là biểu hiện của bình đẳng nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình ?

  • A. Bình đẳng giữa các thế hệ.
  • B. Bình đẳng về quyền tự do.
  • C. Bình đẳng về nghĩa vụ của cha mẹ.
  • D. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
Câu 19
Mã câu hỏi: 215935

Vợ chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là biểu hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây ?

  • A. Quan hệ nhân thân.
  • B. Quan hệ tinh thần.
  • C. Quan hệ xã hội.
  • D. Quan hệ tình cảm.
Câu 20
Mã câu hỏi: 215936

Mọi doanh nghiệp đều được hợp tác và cạnh tranh lành mạnh là biểu hiện của quyền bình đẳng .................

  • A. trong kinh doanh.
  • B. trong lao động.
  • C. trong đời sống xã hội.
  • D. trong hợp tác.
Câu 21
Mã câu hỏi: 215937

Việc Nhà nước quy định tỷ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan dân cử thể hiện quyền bình đẳng về ...................

  • A. kinh tế.
  • B. chính trị.
  • C. văn hóa.
  • D. giáo dục.
Câu 22
Mã câu hỏi: 215938

Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước đôi xử bình đẳng như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, là nội dung của bình đẳng ....................

  • A. giữa các tôn giáo.
  • B. giữa các tín ngưỡng.
  • C. giữa các chức sắc tộc.
  • D. giữa các tín đồ.
Câu 23
Mã câu hỏi: 215939

Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi nào dưới đây của mình ?

  • A. Không cẩn thận.
  • B. Vi phạm pháp luật.
  • C. Thiếu suy nghĩ.
  • D. Thiếu kế hoạch.
Câu 24
Mã câu hỏi: 215940

Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây ?

  • A. Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với người vi phạm pháp luật.
  • B. Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.
  • C. Xác định được người tốt và người xấu.
  • D. Cách li người vi phạm với những người xung quanh.
Câu 25
Mã câu hỏi: 215941

Để quản lí xã hội, Nhà nước cần sử dụng phương tiện quan trọng nhất nào dưới đây?

  • A. Pháp luật.
  • B. Giáo dục.
  • C. Thuyết phục.
  • D. Tuyên truyền.
Câu 26
Mã câu hỏi: 215942

Pháp luật quy định về những việc được làm, việc phải làm và những việc nào dưới đây?

  • A. Không được làm.
  • B. Không nên làm.
  • C. Cần làm.
  • D. Sẽ làm.
Câu 27
Mã câu hỏi: 215943

Để giao kết hợp đồng lao động, chị Q cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây?

  • A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
  • B. Dân chủ, công bằng, tiến bộ.
  • C. Tích cực, chủ động, tự quyết.
  • D. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm.
Câu 28
Mã câu hỏi: 215944

Bình đẳng giữa các tôn giáo ở Việt Nam được hiểu là ...............

  • A. các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật.
  • B. hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được nhà nước bảo đảm.
  • C. các tôn giáo đều có quyền hoạt động tôn giáo.
  • D. các cơ sở tôn giáo đều được nhà nước bảo vệ.
Câu 29
Mã câu hỏi: 215945

Việc Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên học sinh người dân tộc thiểu số vào các trường cao đẳng, đại học là nhằm thực hiện bình đẳng ..................

  • A. giữa miền ngược với miền xuôi.
  • B. giữa các dân tộc.
  • C. giữa các thành phần dân cư.
  • D. giữa các trường học.
Câu 30
Mã câu hỏi: 215946

Khi được chị H hỏi ý kiến để kết hôn, bố chị là ông K đã kịch liệt ngăn cản chị H lấy chồng khác tôn giáo với gia đình mình. Hành vi ngăn cản này của ông K đã xâm phạm quyền bình đẳng .................

  • A. giữa các địa phương.
  • B. giữa các giáo hội.
  • C. giữa các gia đình.
  • D. giữa các tôn giáo.
Câu 31
Mã câu hỏi: 215947

Tòa án nhân dân tỉnh K quyết định áp dụng hình phạt tù đối với ông S là cán bộ có chức quyền trong tỉnh về tội “Tham ô tài sản”. Cùng chịu hình phạt tù còn có 2 cán bộ cấp dưới của ông S. Hình phạt của Tòa án áp dụng là biểu hiện công dân bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây ?

  • A. Về nghĩa vụ bảo vệ tài sản.
  • B. Về nghĩa vụ công dân.
  • C. Về trách nhiệm pháp lý.
  • D. Về chấp nhận hình phạt.
Câu 32
Mã câu hỏi: 215948

Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, X được tuyển chọn vào trường đại học lớn của thành phố, còn Y thì được vào trường bình thường. Trong trường hợp này, X và Y có bình đẳng với nhau hay không ? Nếu có thì là bình đẳng nào dưới đây ?

  • A. Có, bình đẳng về chính sách học tập.
  • B. Có, bình đẳng về học không hạn chế.
  • C. Có, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
  • D. Có, bình đẳng trong tuyển sinh.
Câu 33
Mã câu hỏi: 215949

Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh hoặc kiềm chế việc làm trái pháp luật là một trong các mục đích của ..............

  • A. giáo dục pháp luật.
  • B. trách nhiệm pháp lí.
  • C. thực hiện pháp luật.
  • D. vận dụng pháp luật.
Câu 34
Mã câu hỏi: 215950

Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là ...............

  • A. nghi phạm.
  • B. xâm phạm.
  • C. vi phạm.
  • D. tội phạm.
Câu 35
Mã câu hỏi: 215951

Tòa án nhân dân tỉnh T xét xử vụ án kinh tế trong tỉnh không phụ thuộc vào người bị xét xử là cán bộ lãnh đạo hay nhân viên. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về ................

  • A. xét sử của Tòa án.
  • B. nghĩa vụ pháp lý.
  • C. trách nhiệm pháp lý.
  • D. quyền và nghĩa vụ.
Câu 36
Mã câu hỏi: 215952

Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa ................

  • A. quy tắc chung.
  • B. quy định bắt buộc.
  • C. chuẩn mực chung.
  • D. quy phạm pháp luật.
Câu 37
Mã câu hỏi: 215953

Nội dung văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi phải được diễn đạt ...............

  • A. chính xác, một nghĩa.
  • B. chính xác, đa nghĩa.
  • C. tương đối chính xác, một nghĩa.
  • D. tương đối chính xác, đa nghĩa.
Câu 38
Mã câu hỏi: 215954

Xã Q là một xã miền núi có đồng bào thuộc các dân tộc khác nhau. Nhà nước đã quan tâm, tạo điều kiện ưu đãi để các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã Q kinh doanh tốt, nhờ đó mà kinh tế phát triển. Đây là biểu hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào dưới đây ?

  • A. Bình đẳng về chủ trương.
  • B. Bình đẳng về điều kiện kinh doanh.
  • C. Bình đẳng về điều kiện kinh tế.
  • D. Bình đẳng về cơ hội kinh doanh.
Câu 39
Mã câu hỏi: 215955

Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

  • A. Xử lí kiên quyết những hành vi tham nhũng không phân biệt, đối xử.
  • B. Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, dân chủ, nghiêm minh.
  • C. Xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với yêu cầu của thời kì hội nhập.
  • D. Xây dựng hệ thống cơ quan quốc phòng trong sạch, vững mạnh.
Câu 40
Mã câu hỏi: 215956

Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây ..................

  • A. Bình đẳng trước pháp luật.
  • B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
  • C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
  • D. Bình đẳng về quyền con người.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ