Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2021-2022 Trường THPT Lương Ngọc Quyến

15/04/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 215837

Do muốn giảm chi phí sản xuất nên doanh nghiệp A đã không xây dựng hệ thống xử lý chất thải, các chất thải của doanh nghiệp thải trực tiếp ra sông gây ô nhiễm trầm trọng. Doanh nghiệp A đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong lĩnh vực nào sau đây?

  • A. Kinh doanh.
  • B. Đóng thuế.
  • C. Xã hội.
  • D. Lao động.
Câu 2
Mã câu hỏi: 215838

Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định mọi công dân đều bình đẳng trước ..............

  • A. Nhà nước.
  • B. Xã hôi.
  • C. Pháp luật.
  • D. Cộng đồng.
Câu 3
Mã câu hỏi: 215839

Nhà nước đã ban hành các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi, thực hiện chính sách tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển là nội dung bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực nào?

  • A. Kinh tế.
  • B. Chính trị.
  • C. Văn hóa.
  • D. Giáo dục.
Câu 4
Mã câu hỏi: 215840

Nội dung nào dưới đây thể hiện bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật?

  • A. Các tôn giáo không cần chịu sự quản lí của Nhà nước.
  • B. Các tôn giáo nếu có hành vi vi phạm pháp luật đều bị Nhà nước xử lí.
  • C. Các tôn giáo có thể xây dựng những khu vực tự trị của mình.
  • D. Các tôn giáo có thể đứng ngoài pháp luật.
Câu 5
Mã câu hỏi: 215841

Nội dung nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

  • A. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
  • B. Các tôn giáo được pháp luật bảo hộ nơi thờ tự.
  • C. Các tôn giáo được hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.
  • D. Các tôn giáo lớn có nhiều quyền hơn tôn giáo nhỏ.
Câu 6
Mã câu hỏi: 215842

Công dân chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

  • A. Sử dụng pháp luật.
  • B. Thi hành pháp luật.
  • C. Tuân thủ pháp luật.
  • D. Áp dụng pháp luật.
Câu 7
Mã câu hỏi: 215843

Vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc chăm lo công việc gia đình là nội dung bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây giữa vợ chồng ?

  • A. Quan hệ nhân thân.
  • B. Quan hệ tài sản.
  • C. Quan hệ tinh thần.
  • D. Quan hệ giữa cha mẹ và con.
Câu 8
Mã câu hỏi: 215844

Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra ?

  • A. Từ đủ 14 tuổi.
  • B. Từ đủ 16 tuổi.
  • C. Từ đủ 17 tuổi.
  • D. Từ đủ 18 tuổi.
Câu 9
Mã câu hỏi: 215845

Người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý ?

  • A. Từ đủ 14 đến dưới 16.
  • B. Từ đủ 15 dến dưới 16.
  • C. Từ đủ 15 đến dưới 18.
  • D. Từ đủ 14 đến dưới 18.
Câu 10
Mã câu hỏi: 215846

Pháp luật mang bản chất giai cấp, vì pháp luật do ...............

  • A. nhân dân ban hành.
  • B. Nhà nước ban hành.
  • C. chính quyền các cấp ban hành.
  • D. các đoàn thể quần chúng ban hành.
Câu 11
Mã câu hỏi: 215847

Luật giao thông đường bộ quy định người đi xe mô tô phải đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện ..................

  • A. tính chất chung của pháp luật.
  • B. tính quy phạm phổ biến của pháp luật.
  • C. tính phù hợp của pháp luật.
  • D. tính phổ biến rộng rãi của pháp luật.
Câu 12
Mã câu hỏi: 215848

Bình đẳng trong lao động không bao gồm những nội dung nào dưới đây ?

  • A. Bình đẳng trong việc tổ chức lao động.
  • B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
  • C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
  • D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
Câu 13
Mã câu hỏi: 215849

Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có thể thành lập doanh nghiệp, biểu hiện quyền bình đẳng của công dân .................

  • A. trong kinh doanh.
  • B. trong mở rộng sản xuất.
  • C. trong phát triển thị trường.
  • D. trong kinh tế - xã hội.
Câu 14
Mã câu hỏi: 215850

Tuân thủ pháp luật được hiểu là việc các cá nhân, tổ chức...............

  • A. thực hiện những điều mà pháp luật cho phép.
  • B. thực hiện những điều mà pháp luật bắt buộc.
  • C. không thực hiện những điều mà pháp luật cấm.
  • D. không thực hiện những điều mà pháp luật ràng buộc.
Câu 15
Mã câu hỏi: 215851

Phó chủ tịch Ủy an nhân dân quận X cùng Giám đốc Công ty Y lợi dụng chức vụ để tham ô 14 tỉ đồng. Mặc dù cả hai đều giữ chức vụ cao nhưng vẫn bị xét xử nghiêm minh. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về .................

  • A. trách nhiệm pháp lí.
  • B. trách nhiệm kinh doanh.
  • C. nghĩa vụ pháp lí.
  • D. nghĩa vụ kinh doanh.
Câu 16
Mã câu hỏi: 215852

N (19 tuổi) và A (17 tuổi) cùng lên kế hoạch đi cướp. Hai tên này đã cướp xe máy và làm người lái xe ôm trọng thương (thương tật 70% ). Cả hai đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lí nhưng xét trên điều kiện của từng người thì mức xử phạt với N là chung thân còn A là 17 năm tù. Dấu hiệu nào dưới đây được Tòa án làm căn cứ để đưa ra mức xử phạt không giống nhau đó?

  • A. Độ tuổi của người phạm tội.
  • B. Mức độ thương tật của người bị hại.
  • C. Mức độ vi phạm của người phạm tội.
  • D. Hành vi vi phạm của người phạm tội.
Câu 17
Mã câu hỏi: 215853

Mọi công dân nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần , địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật được hiểu là công dân bình đẳng ................

  • A. Như nhau.
  • B. Trước pháp luật.
  • C. Ngang nhau.
  • D. Trước nhà nước.
Câu 18
Mã câu hỏi: 215854

Bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật được hiểu là mọi công dân đều bình đẳng .................

  • A. Về quyền và nghĩa vụ.  
  • B. Về nhu cầu và lợi ích.
  • C. Trong thực hiện pháp luật.
  • D. Về quyền và trách nhiệm.
Câu 19
Mã câu hỏi: 215855

Việc các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

  • A. Sử dụng pháp luật.
  • B. Thi hành pháp luật.
  • C. Tuân thủ pháp luật.
  • D. Áp dụng pháp luật.
Câu 20
Mã câu hỏi: 215856

Quan hệ nào dưới đây không thuộc nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ?

  • A. Quan hệ dòng tộc.
  • B. Quan hệ tài sản.
  • C. Quan hệ nhân thân.
  • D. Quan hệ giữa chị em với nhau.
Câu 21
Mã câu hỏi: 215857

Nội dung nào dưới đây thể hiện bình đẳng giữa anh, chị, em ?

  • A. Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
  • B. Cha mẹ không phân biệt đối xử giữa các con.
  • C. Quan hệ nhân thân.
  • D. Anh, chị, em cùng yêu thương cha mẹ.
Câu 22
Mã câu hỏi: 215858

Mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ của công dân đến đâu còn phụ thuộc vào .................

  • A. Nhu cầu, sở thích, cách sống của mỗi người.
  • B. Nhu cầu, thu nhập và quan hệ của mỗi người.
  • C. Khả năng, hoàn cảnh, điều kiện của mỗi người.
  • D. Quy định và cách xử lí của cơ quan nhà nước.
Câu 23
Mã câu hỏi: 215859

Pháp luật không bao gồm đặc trưng nào dưới đây ?

  • A. Tính quy phạm phổ biến.
  • B. Tính cụ thể về mặt nội dung.
  • C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  • D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 24
Mã câu hỏi: 215860

Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật có nghĩa là Nhà nước ban hành pháp luật và ...............

  • A. tổ chức thực hiện pháp luật.
  • B. xây dựng chủ trương, chính sách.
  • C. xây dựng kế hoạch phát triển đất nước.
  • D. tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.
Câu 25
Mã câu hỏi: 215861

Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây ?

  • A. Trách nhiệm hành chính.
  • B. Trách nhiệm dân sự.
  • C. Trách nhiệm xã hội.
  • D. Trách nhiệm kỉ luật.
Câu 26
Mã câu hỏi: 215862

Anh A và anh B làm việc cùng một cơ quan, có cùng mức thu nhập như nhau. Anh A sống độc thân, anh B có mẹ già và con nhỏ. Anh A phải đóng thuế thu nhập cao gấp đôi anh B. Điều này cho thấy việc thực hiện nghĩa vụ pháp lí còn phụ thuộc vào................

  • A. điều kiện làm việc cụ thể của A và
  • B. địa vị mà của A và
  • C. điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của A và
  • D. độ tuổi của A và
Câu 27
Mã câu hỏi: 215863

Việc tòa án xét xử một số vụ án ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ quan trọng như thế nào trong bộ máy nhà nước nói đến ................

  • A. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
  • B. Công dân bình đẳng về quyền.
  • C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
  • D. Công dân bình đẳng trước pháp luật.
Câu 28
Mã câu hỏi: 215864

Bình đẳng trong kinh doanh không bao gồm nội dung nào dưới đây ?

  • A. Bình đẳng trong tự do lựa chọn hình thức kinh doanh.
  • B. Bình đẳng trong việc tìm kiếm thị trường kinh doanh.
  • C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
  • D. Binh đẳng trong việc lựa chọn loại hình kinh doanh.
Câu 29
Mã câu hỏi: 215865

Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không bao gồm nội dung quan hệ nào dưới đây ?

  • A. Quan hệ hành chính.
  • B. Quan hệ tài sản.
  • C. Quan hệ giữa cha mẹ và con.
  • D. Quan hệ nhân thân.
Câu 30
Mã câu hỏi: 215866

Anh P và chị Q thưa chuyện với gia đình hai bên để được kết hôn với nhau, nhưng bố anh P là ông H không đồng ý và đã cản trở hai người vì anh P theo đạo phật, còn chị H lại theo đạo thiên chúa. Hành vi của ông H là biểu hiện phân biệt đối xử vì lí do.............

  • A. Dân tộc
  • B. Tôn giáo
  • C. Gia đình
  • D. Phong tục
Câu 31
Mã câu hỏi: 215867

Khi biết con mình là G có tình cảm yêu đương với L, mẹ G đã kịch liệt phản đối vì gia đình L có tôn giáo khác với gia đình mình. Hành vi của mẹ G là đã xâm phạm quyền bình đẳng giữa các ....................

  • A. Gia đình
  • B. Phong tục
  • C. Tôn giáo
  • D. Dân tộc
Câu 32
Mã câu hỏi: 215868

So với pháp luật thì đạo đức có phạm vi điều chỉnh ..............

  • A. như nhau.
  • B. bằng nhau.
  • C. hẹp hơn.
  • D. rộng hơn.
Câu 33
Mã câu hỏi: 215869

Tuân thủ pháp luật là hình thức, thực hiện pháp luật trong đó các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật .................

  • A. cho phép làm.
  • B. quy định cấm.
  • C. quy định phải làm.
  • D. không bắt buộc.
Câu 34
Mã câu hỏi: 215870

Quyền của công dân không tách rời ...............

  • A. Lợi ích của công dân
  • B. Nghĩa vụ của công dân
  • C. Trách nhiệm của công dân.
  • D. Nhiệm vụ của công dân.
Câu 35
Mã câu hỏi: 215871

Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng của người Việt Nam?

  • A. Yểm bùa.
  • B. Thờ cúng tổ tiên.
  • C. Lên đồng.
  • D. Xem bói.
Câu 36
Mã câu hỏi: 215872

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được xây dựng dựa trên cơ sở nào dưới đây?

  • A. Quyền cơ bản của con người và quyền công dân.
  • B. Quyền cơ bản của con người và quyền dân chủ của công dân.
  • C. Quyền cơ bản của con người và quyền tự do, dân chủ của công dân.
  • D. Quyền cơ bản của con người và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
Câu 37
Mã câu hỏi: 215873

Đâu là nhận định không đúng về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

  • A. Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
  • B. Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật.
  • C. Mọi tôn giáo, tín ngưỡng được tự do hoạt động.
  • D. Các tôn giáo có quyền hoạt động theo pháp luật.
Câu 38
Mã câu hỏi: 215874

Chị K là người dân tộc thiểu số, chị được tín nhiệm bầu vào Quốc hội khóa XIII. Điều này thể hiện các dân tộc ở Việt Nam đều bình đẳng về ..................

  • A. kinh tế.
  • B. chính trị.
  • C. xã hội.
  • D. văn hóa.
Câu 39
Mã câu hỏi: 215875

Quyền và nghĩa vụ của công dân ...............

  • A. Ít nhiều bị phân biệt bời giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội,…
  • B. Không bị phân biệt bởi giàu nghèo, thành phần, đại vị xã hội, giới tính,…
  • C. Bị phân biệt phụ thuộc vào trình độ nhận thức, địa vị, quan hệ và thu nhập.
  • D. Phụ thuộc vào dân tộc, giới tính , tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, thu nhập,…
Câu 40
Mã câu hỏi: 215876

Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân ................

  • A. Được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau.
  • B. Có thể được hưởng quyền và có nghĩa vụ khác nhau.
  • C. Được hưởng quyền như nhau nhưng có thể có nghĩa vụ khác nhau.
  • D. Thường không được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ