Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2019 Trường THPT Nguyễn Trung Thiên

15/04/2022 - Lượt xem: 20
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 223407

Góp ý xây dựng Hiến Pháp năm 2013 của nước ta là quyền của

  • A. tất cả nhân dân Việt Nam.
  • B. tất cả nhân dân Việt Nam có trình độ nhận thức.
  • C. tất cả nhân dân Việt Nam là người Kinh có trình độ nhận thức.
  • D. tất cả nhân dân Việt Nam là người Kinh.
Câu 2
Mã câu hỏi: 223408

Anh X và chị Y dự định kết hôn nhưng còn do dự vì chị Y không theo đạo phật , bố mẹ anh X nhận được nhiều ý kiến góp ý nhưng chưa biết chọn cách nào cho đúng ? Nếu là em, em sẽ chọn đáp án nào?

  • A. Đồng ý cho đôi trẻ kết hôn dù không cùng đạo.
  • B. Sau khi kết hôn chị Y phải theo đạo của chồng.
  • C. Chị Y không theo đạo cũng được nhưng phải làm các thủ tục cưới hỏi theo dạo của chồng.
  • D. Trước khi kết hôn chị Y phải đăng ký theo đạo của chồng.
Câu 3
Mã câu hỏi: 223409

Anh A khi tham gia giao thông đã vượt đèn đỏ và khi bị CSGT yêu cầu dừng xe để lập biên bản vi phạm, A không chấp nhận mà còn lao xe vào cảnh sát nhằm bỏ chạy dẩn đến một cảnh sát bị thương nặng.Vậy trong trường hợp này thanh niên A phải chịu trách nhiệm pháp lý gì dưới đây?

  • A. Hành chính và kỷ luật. 
  • B. Hành chính và dân sự.                                                
  • C. Hình sự và hành chính
  • D. Kỷ luật và dân sự.
Câu 4
Mã câu hỏi: 223410

Những người sử dụng không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?                

  • A. Khả năng đảm bảo thi hành cao.
  • B. Tính quy phạm phổ biến.
  • C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
  • D. Hiệu lực tuyệt đối. 
Câu 5
Mã câu hỏi: 223411

Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể

  • A. nhận thức và đồng ý với hành vi của mình.
  • B. hiểu được hành vi của mình.
  • C. có kiến thức về lĩnh vực mình làm.
  • D. nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.
Câu 6
Mã câu hỏi: 223412

Khẩu hiệu nào sau đây phản ánh không đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo đối với đạo pháp và đất nước: 

  • A. Kính chúa yêu nước.
  • B. Tốt đời đẹp đạo.
  • C. Đạo pháp dân tộc.
  • D. Buôn thần bán thánh.
Câu 7
Mã câu hỏi: 223413

Khoản 1 điều 16 Hiến pháp 2013 ghi “Mọi người đều được bình đẳng trước pháp luật”. Mọi người được hiểu là

  • A. bất kỳ người nào đang sống trên lãnh thổ Việt Nam.
  • B. công dân Việt Nam và người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ Việt Nam.
  • C. tất cả người dân Việt Nam.
  • D. tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên.
Câu 8
Mã câu hỏi: 223414

Ông A tự ý sử dụng lòng đường làm bãi trông giữ xe và để mất xe đạp của chị N. Tại nhà ông A, do tranh cãi về mức tiền bồi thường, anh M chồng chị N đã đập vỡ lọ hoa của ông A nên bị anh Q con trai ông A đuổi đánh. Anh M lái xe mô tô vượt đèn đỏ bỏ chạy và đã bị cảnh sát giao thông xử phạt. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?

  • A. Ông A và anh M. 
  • B. Ông A, anh M và chị N.
  • C. Anh M và chị N.
  • D. Ông A, anh M và anh Q.
Câu 9
Mã câu hỏi: 223415

Bình đẳng giữa vợ và chồng trong tài sản chung có nghĩa là vợ,chồng

  • A. có quyền chiếm hữu, khai thác,theo dõi. 
  • B. có quyền sở hữu, khai thác và đem cho.
  • C. có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. 
  • D. có quyền sở hữu, sử dụng và đem cho.
Câu 10
Mã câu hỏi: 223416

Một trong những nghĩa vụ của người kinh doanh là

  • A. đảm bảo sự phát triển của đất nước.
  • B. tuân thủ các quy định về tài nguyên, môi trường.    
  • C. đảm bảo an sinh xã hội.
  • D. giử gìn trật tự an toàn xã hội.
Câu 11
Mã câu hỏi: 223417

Chị H và anh T yêu nhau và muốn kết hôn nhưng bố chị H lại muốn chị kết hôn với người khác nên đã cản trở việc kết hôn của chị. Thuyết phục bố không được chị H viện dẫn điểm b khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, theo đó “ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” thì bố chị mới đồng ý để hai người kết hôn với nhau. Trong trường hợp này. Pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?

  • A. Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • B. Là yếu tố liên quan đến cuộc sống gia đình.
  • C. Là yếu tố diều chỉnh suy nghĩ của mọi người.
  • D. Là phương tiện để mọi người đấu tranh trong những trường hợp cần thiết.
Câu 12
Mã câu hỏi: 223418

Là viên chức nhà nước, ông V thường xuyên đi làm muộn mà không có lý do chính đáng. Ông V đã có hành vi vi phạm nào dưới đây ?

  • A. Hình sự. 
  • B. Kỷ luật.
  • C.   Hành chính.
  • D. Dân sự.
Câu 13
Mã câu hỏi: 223419

Pháp luật quy định xử phạt hành chính đối với mọi công dân không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy. Trong trường hợp này, pháp luật có vai trò là phương tiện để Nhà nước

  • A. bảo vệ lợi ích của mình.
  • B. bảo vệ công dân.
  • C. quản lý công dân. 
  • D. quản lý xã hội.
Câu 14
Mã câu hỏi: 223420

Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, năm 2012 Quốc hội nước ta đã ban hành luật biển Việt Nam và Luật đã được áp dụng trong thực tiễn. Yêu cầu ban hành Luật Biển Việt Nam cho thấy pháp luật bắt nguồn từ

  • A. kinh nghiệm của các nước trên Biển Đông.
  • B. thực tiễn đời sống xã hội.
  • C. mục đích bảo vệ Tổ Quốc.
  • D. lợi ích của cán bộ chiến sĩ hải quân.
Câu 15
Mã câu hỏi: 223421

Vi phạm kỷ luật là hành vi xâm phạm các quan hệ

  • A. công vụ nhà nước.
  • B. tài sản 
  • C. nhân thân. 
  • D. xã hội.
Câu 16
Mã câu hỏi: 223422

Hành vi của người tâm thần đánh người khác gây thương tích nặng không bị coi là vi phạm pháp luật vì

  • A. không trái pháp luật. 
  • B. không có năng lực trách nhiệm pháp lí.
  • C. không hiểu biết về pháp luật.
  • D. không có lỗi.
Câu 17
Mã câu hỏi: 223423

Người dân tộc thiểu số mà vi phạm pháp luật thì

  • A. chỉ xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật do cố ý.
  • B. chỉ xét xử hành vi vi phạm pháp luật được xác định là có lỗi do cố ý.
  • C. xử lý như tất cả mọi người không phân biệt đối xử.
  • D. chỉ nhắc nhở vì họ là người dân tộc.
Câu 18
Mã câu hỏi: 223424

Bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền

  • A. hoạt động trong khuôn khổ giáo lý của tôn giáo do pháp luật quy định.
  • B. hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật, được pháp luật bảo hộ.
  • C. hoạt động theo giáo lý và hình thức lễ nghi của tôn giáo đó.
  • D. hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật, được pháp luật bảo vệ.
Câu 19
Mã câu hỏi: 223425

Nội dung nào dưới đây không thuộc về quan hệ bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

  • A. Bình đẳng giữa cha mẹ và con cái.   
  • B. Bình đẳng giữa con cháu với cô, dì chú bác.  
  • C. Bình đẳng giữa ông bà và cháu. 
  • D. Bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình.
Câu 20
Mã câu hỏi: 223426

M và N đều là học sinh lớp 12 đã gây thương tích cho người khác. Viện kiểm sát nhân dân đưa ra khung hình phạt như sau:

  • A. M cải tạo 20 tháng, N 14 tháng vì N có sổ hộ nghèo.
  • B. M cải tạo 12 tháng và N 6 tháng vì N là học sinh giỏi.
  • C. cải tạo không giam giữ 24 tháng.
  • D. M cải tạo 24 tháng và N 18 tháng vì N là nữ.
Câu 21
Mã câu hỏi: 223427

Số lượng các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam là:

  • A. 55
  • B. 56
  • C. 54
  • D. 57
Câu 22
Mã câu hỏi: 223428

Sau giờ học trên lớp, Nam (người dân tộc Kinh) giảng bài cho H’Rê ( người dân tộc Ê Đê). Hành vi của Nam thể hiện

  • A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc
  • B. quyền tự do, dân chủ của Nam.
  • C. sự tương thân tương ái của Nam
  • D. sự bất bình đẳng giữa các dân tộc.
Câu 23
Mã câu hỏi: 223429

Hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây có chủ thể thực hiện khác với với các hình thức còn lại?

  • A. Sử dụng pháp luật.
  • B. Áp dụng pháp luật.
  • C. Tuân thủ pháp luật
  • D. Thi hành pháp luật.
Câu 24
Mã câu hỏi: 223430

Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung do văn bản cấp trên ban hành  là thể hiện dặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?

  • A. Tính xác định cụ thể về mặt nội dung.
  • B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
  • C. Trình tự khoa học của pháp luật.
  • D. Trình tự kế hoạch của hệ thống pháp luật.
Câu 25
Mã câu hỏi: 223431

Anh A báo cho cơ quan chức năng biết về việc người hàng xóm thường xuyên tổ chức đánh bạc ăn tiền tại nhà riêng. Việc làm này của anh A là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây ?

  • A. Sử dụng pháp luật. 
  • B. Áp dụng pháp luật.
  • C. Thi hành pháp luật. 
  • D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 26
Mã câu hỏi: 223432

Việc kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký  của doanh nghiệp là biểu hiện sự bình đẳng về

  • A. nghĩa vụ phát sinh của doanh nghiệp trong kinh doanh.
  • B. quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong kinh doanh.
  • C. quyền của doanh nghiệp trong kinh doanh.
  • D. nghĩa vụ của doanh nghiệp trong kinh doanh.
Câu 27
Mã câu hỏi: 223433

Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?

  • A. Bản chất khoa học.
  • B. Bản chất chính trị.
  • C. Bản chất giai cấp 
  • D. Bản chất xã hội.
Câu 28
Mã câu hỏi: 223434

Theo quy định của pháp luật bình đẳng trong kinh doanh được thể hiện trong quan hệ nào dưới đây?

  • A. Sản xuất
  • B. Kinh tế.
  • C. Cung cầu 
  • D. Cạnh tranh.
Câu 29
Mã câu hỏi: 223435

Quyền và nghĩa vụ của công dân được nhà nước quy định trong:

  • A. Hiến pháp và luật.
  • B. Luật và chính sách.
  • C. Luật hiến pháp
  • D. Hiến pháp. 
Câu 30
Mã câu hỏi: 223436

Chị M theo đạo Thiên Chúa. Tuy nhiên sau khi kết hôn,chồng chị là  anh Q yêu cầu chị phải từ  bỏ đạo Thiên chúa vì phải đi nhà thờ ảnh hưởng đến việc chăm sóc gia đình .Vậy anh Q đã vi phạm quyền  bình đẳng giữa vợ và chồng  về nội dung nào sau đây?

  • A. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
  • B. Bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật.
  • C. Hoạt động tôn giáo.
  • D. Tự do thờ cúng, tôn giáo, tín ngưỡng.
Câu 31
Mã câu hỏi: 223437

Công dân bình đẳng trước pháp luật là:

  • A. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống và quy định của địa phương.
  • B. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
  • C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
  • D. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tinh, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, phong tục ,tập quán.
Câu 32
Mã câu hỏi: 223438

Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc:

  • A. Tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số. 
  • B. Bình đẳng.
  • C. Các bên cùng có lợi. 
  • D. Đoàn kết giữa các dân tộc. 
Câu 33
Mã câu hỏi: 223439

Vợ chồng chị B mua 1 căn hộ và đứng tên người chồng. Khi bán, người chồng  tự quyết định ,chị B kịch liệt phản đối.chị B có quyền phản đối không?

  • A. Không có, vì giấy chứng nhận quyền sở hữu đứng tên anh.
  • B. Có, vì đây là tài sản chung dù đúng tên ai.
  • C. Có, vì luật bảo vệ  bà mẹ và trẻ em.
  • D. Không có, vì anh B là chủ gia đình.
Câu 34
Mã câu hỏi: 223440

Người nước ngoài vi phạm luật giao thông ở Việt Nam đến mức phải xử phạt thì

  • A. xử phạt ở mức thấp hơn người Việt Nam vi phạm.
  • B. không xử phạt vì họ không chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam.
  • C. không xử phạt vì pháp luật Việt Nam chỉ quy định cho người Việt Nam.
  • D. xử phạt bằng pháp luật Việt Nam.
Câu 35
Mã câu hỏi: 223441

Theo quy định của pháp luật nội dung nào dưới đây thể hiện bản chất của hợp đồng lao động?

  • A. Sự kỳ kèo.
  • B. Sự thỏa thuận.
  • C. Sự cam kết.
  • D. Sự hợp tác.
Câu 36
Mã câu hỏi: 223442

Anh N ép buộc vợ phải nghĩ việc ở nhà để chăm sóc  gia đình nên vợ chồng anh thường xẩy ra mâu thuẫn. Anh N đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?

  • A. Huyết thống. 
  • B. Tài sản.
  • C. Nhân thân.  
  • D. Tình cảm
Câu 37
Mã câu hỏi: 223443

Việc đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường nhằm mục đích nào dưới đây?

  • A. Sữa đổi pháp luật. 
  • B. Phổ biến pháp luật. 
  • C. Xây dựng pháp luật. 
  • D. Áp dụng pháp luật.
Câu 38
Mã câu hỏi: 223444

Một số cử tri của xã X đã không bỏ phiếu cho anh La cho dù anh đủ năng lực và được Đảng ủy xã giới thiệu trong cơ cấu dự nguồn. Họ cho rằng anh La vừa theo công giáo lại là người dân tộc Mường. Việc làm của cử tri đã vi phạm quyền:

  • A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
  • B. Quyền tự do của công dân.
  • C. Quyền bình đẳng trong việc tham gia quản lí nhà nước.
  • D. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo.
Câu 39
Mã câu hỏi: 223445

Cửa hàng ăn uống của bà M thường xuyên kê bàn ghế lấn chiếm hè phố, chiếm mất lối đi dành cho người đi bộ. Công an phường đã lập biên bản xử phạt bà M. Vậy bà M phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây về hành vi vi phạm của mình ?

  • A. Trách nhiệm kỷ luật.
  • B. Trách nhiệm hình sự.
  • C. Trách nhiệm hành chính. 
  • D. Trách nhiệm dân sự.
Câu 40
Mã câu hỏi: 223446

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các bộ luật, đạo luật là

  • A. Chính Phủ
  • B. Quốc hội và Chính phủ.
  • C. Quốc hội.
  • D. Tòa án tối cao và Viện kiểm sát tối cao.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ