Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi HK1 môn Địa Lí 8 năm 2021-2022 Trường THCS Ngô Mây

15/04/2022 - Lượt xem: 28
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 47635

Đâu là nguyên nhân khiến Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao?

  • A. Có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  • B. Hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu, lao động có trình độ cao, mang lại lợi nhuận lớn.
  • C. Không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao.
  • D. Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
Câu 2
Mã câu hỏi: 47636

Nhân tố nào quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển và thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc?

  • A. Chính sách phát triển đúng đắn.
  • B. Diện tích lãnh thổ rộng nhất thế giới.
  • C. Có vị trí địa lý quan trọng.
  • D. Dân cư và lao động dồi dào.
Câu 3
Mã câu hỏi: 47637

Đâu không là nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển và thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc?

  • A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
  • B. Chính sách phát triển kinh tế đúng đắn.
  • C. Dân cư và lao động dồi dào.
  • D. Diện tích lãnh thổ rộng lớn hàng đầu thế giới.
Câu 4
Mã câu hỏi: 47638

Nhân tố nào quan trọng nhất giúp Nhật Bản vươn lên trở thành cường quốc thứ 2 thế giới?

  • A. Con người.
  • B. Khoa học – công nghệ.
  • C. Tài nguyên thiên nhiên.
  • D. Điều kiện tự nhiên.
Câu 5
Mã câu hỏi: 47639

Đâu là thành tựu xã hội quan trọng nhất của Nhật Bản?

  • A. trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
  • B. phát triển nhanh chóng các ngành công nghiệp hiện đại.
  • C. chất lượng đời sống người dân cao và ổn định.
  • D. tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.
Câu 6
Mã câu hỏi: 47640

Thành tựu quan trọng nhất của nền kinh tế Trung Quốc là gì?

  • A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.
  • B. Nền nông nghiệp phát triển nhanh chóng và toàn diện.
  • C. Phát triển nhanh chóng một nền công nghiệp hoàn chỉnh.
  • D. Vươn lên trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
Câu 7
Mã câu hỏi: 47641

Xác định đâu là điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở Đông Nam Á?

  • A. Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
  • B. Vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng.
  • C.  Hoạt động của gió mùa với một mùa đông lạnh thực sự.
  • D. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế và có sự phân hóa của khí hậu.
Câu 8
Mã câu hỏi: 47642

Xác định đâu là khó khăn lớn nhất về tự nhiên của Đông Nam Á biển đảo trong phát triển kinh tế?

  • A. nghèo tài nguyên khoáng sản.
  • B. đồng bằng nhỏ hẹp.
  • C. địa hình núi cắt xẻ, giao thông khó khăn.
  • D.  thiên tai động đất, núi lửa.
Câu 9
Mã câu hỏi: 47643

Em hãy cho biết loại gió nào mang lại lượng mưa lớn cho khu vực Đông Nam Á ?

  • A. gió mùa tây nam.
  • B. gió mùa đông bắc.
  • C. gió Tín phong.
  • D. gió biển.
Câu 10
Mã câu hỏi: 47644

Xác định đâu là khu vực tập trung các đồng bằng phù sa của bán đảo Trung Ấn?

  • A. Hạ lưu các con sông.
  • B. Vùng trung du.
  • C. Trên các cao nguyên.
  • D. Phía Nam Campuchia.
Câu 11
Mã câu hỏi: 47645

Xác định đâu là hướng chủ yếu của các dãy núi ở bán đảo Trung Ấn?

  • A. vòng cung và bắc – nam.
  • B. bắc – nam và tây bắc – đông nam.
  • C. bắc – nam và đông – tây.
  • D. đông bắc – tây nam và vòng cung.
Câu 12
Mã câu hỏi: 47646

Xác định nguyên nhân chủ yếu làm cho dân cư Nam Á tập trung chủ yếu ở khu vực đông bằng Ấn – Hằng và ven Ấn Độ Dương?

  • A. kinh tế phát triển.
  • B. đây là cái nôi của nền văn minh nhân loại.
  • C. điều kiện tự nhiên thuận lợi.
  • D. dân cư sinh sống lâu đời.
Câu 13
Mã câu hỏi: 47647

Cho biết nhân tố nào ít ảnh hưởng nhất đến sự tập trung dân cư đông đúc ở đồng bằng Ấn – Hằng?

  • A. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
  • B. Đặc điểm địa hình, khí hậu, nguồn nước.
  • C. Tài nguyên khoáng sản.
  • D. Hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Câu 14
Mã câu hỏi: 47648

Phát biểu nào thế hiện đúng sự chuyển dịch cơ cấu GDP của Ấn Độ?

  • A. Chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ.
  • B. Chuyển dịch theo hướng đảm bảo an ninh, lương thực.
  • C. Chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa.
  • D. Chuyển dịch theo hướng phát triển ngành công nghiệp hiện đại.
Câu 15
Mã câu hỏi: 47649

Xác định đâu là nguyên nhân chủ yếu khiến dân cư phân bố thưa thớt ở khu vực Tây Bắc của Nam Á?

  • A. khí hậu khô hạn, khắc nghiệt.
  • B. có nhiều thiên tai động đất, núi lửa.
  • C. tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.
  • D. địa hình núi cao hiểm trở, bị chia cắt mạnh.
Câu 16
Mã câu hỏi: 47650

Nguyên nhân khiến cho các nước Nam Á gặp khó khăn trong việc xây dựng lại đất nước sau khi giành lại độc lập?

  • A. Không có nguồn tài nguyên phong phú.
  • B. Dân cư không có trình độ cao.
  • C. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.
  • D. Tình hình chính trị - xã hội bất ổn.
Câu 17
Mã câu hỏi: 47651

Đâu là thành tựu lớn nhất của cuộc cách mạng trắng và cách mạng xanh?

  • A. đưa giá trị sản lượng công nghiệp Ấn Độ tăng nhanh và đứng thứ 10 thế giới.
  • B. giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân.
  • C. đưa Ấn Độ trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất Nam Á.
  • D. tạo ra nguồn nông sản xuất khẩu lớn cho các nước Nam Á.
Câu 18
Mã câu hỏi: 47652

Quốc gia nào là quốc gia đang phát triển nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp?

  • A. Nhật Bản
  • B. Trung Quốc
  • C. Hàn Quốc
  • D. Lào
Câu 19
Mã câu hỏi: 47653

Quốc gia nào trở nên giàu có dựa vào nguồn tài nguyên dầu khí phong phú?

  • A. Nhật Bản
  • B. Việt Nam
  • C. Cô-oét
  • D. Lào
Câu 20
Mã câu hỏi: 47654

Xác định quốc gia nào có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao nhất châu Á?

  • A. Trung Quốc
  • B. Ấn Độ
  • C. Hàn Quốc
  • D. Nhật Bản
Câu 21
Mã câu hỏi: 47655

Đâu là nguyên nhân khiến các nước châu Á có quá trình phát triển sớm nhưng hiện nay số nước các quốc gia nghèo khổ vẫn chiếm tỉ lệ cao?

  • A. Châu Á nghèo tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Châu Á nhiều thiên tai: động đất, núi lửa, bão,…
  • C. Chế độ phong kiến và thực dân kìm hãm, nền kinh tế rơi vào tình trạng chậm phát triển kéo dài.
  • D. Ảnh hưởng các cuộc khủng khoảng kinh tế.
Câu 22
Mã câu hỏi: 47656

Cho biết từ thế kỉ XVI và đặc biệt trong thế kỉ XIX đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á có gì nổi bật?

  • A. Kinh tế của các nước châu Á rất phát triển với trình độ cao.
  • B. Nhiều nước các nước thực hiện thành công các cuộc cách mạng công nghiệp trở thành các nước tư bản hùng mạnh trên thế giới.
  • C. Hầu hết các nước châu Á trở thành thuộc địa của các đế quốc Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha,…
  • D. Các nước châu Á trở thành các nước đế quốc đi xâm lược các nước khác.
Câu 23
Mã câu hỏi: 47657

Đâu là nhóm các nước có nhiều dầu mỏ nhất ở Tây Nam Á?

  • A. Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kì, Xi-ri, Cô-oét.
  • B. Ả-rập Xê-út, I-ran, I-rắc, Xi-ri.
  • C. Yê-men, Ô-man, Li-Băng, Síp.
  • D. Ả-rập Xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét.
Câu 24
Mã câu hỏi: 47658

Cho biết các mỏ dầu của khu vực Tây Nam Á được cho phân bố chủ yếu ở đâu?

  • A. Phía bắc khu vực.
  • B. Ven biển phía nam.
  • C. Ven vịnh Pec – xích.
  • D. Ven biển Địa Trung Hải.
Câu 25
Mã câu hỏi: 47659

Cho biết đồng bằng Lưỡng Hà nằm ở vị trí nào của khu vực Tây Nam Á? 

  • A. Phía tây nam.
  • B. Phía đông bắc.
  • C. Ven các biển và đại dương.
  • D. Ở giữa.
Câu 26
Mã câu hỏi: 47660

Hãy cho biết đồng bằng Lưỡng Hà được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông nào?

  • A. Ti-grơ và Ơ-phrát.
  • B. Ấn – Hằng.
  • C. Hoàng Hà, Trường Giang.
  • D. A-mua và Ô-bi.
Câu 27
Mã câu hỏi: 47661

Xác định các miền địa hình của khu vực Tây Nam Á từ đông bắc xuống tây nam lần lượt?

  • A. các dãy núi cao; đồng bằng Lưỡng Hà; sơn nguyên A – rap.
  • B. đồng bằng Lưỡng Hà; sơn nguyên A – rap; các dãy núi cao.
  • C. sơn nguyên A – rap; đồng bằng Lưỡng Hà; các dãy núi cao.
  • D. các dãy núi cao; sơn nguyên A – rap; đồng bằng Lưỡng Hà.
Câu 28
Mã câu hỏi: 47662

Đâu là dạng địa hình chủ yếu ở Tây Nam Á?

  • A. đồng bằng châu thổ.
  • B. núi và cao nguyên.
  • C. bán bình nguyên.
  • D. sơn nguyên và bồn địa.
Câu 29
Mã câu hỏi: 47663

Xác định vai trò của dãy Hi-ma-lay-a trong việc điều tiết khí hậu của khu vực Nam Á?

  • A. đem lại một mùa đông bớt lạnh hơn và mùa hạ có mưa nhiều ở sườn phía nam.
  • B. đem lại một mùa đông lạnh giá và mùa hạ có gió phơn khô nóng ở sườn phía nam.
  • C. đem lại một mùa đông lạnh, ẩm, mưa nhiều và mùa hạ ít mưa ở sườn phía bắc.
  • D. đem lại một mùa đông lạnh, khô và mùa hạ mưa nhiều ở sườn phía nam.
Câu 30
Mã câu hỏi: 47664

Dạng địa hình không phổ biến ở Nam Á?

  • A. Sơn nguyên.
  • B. Đồng bằng.
  • C. Núi cao.
  • D. Đầm lầy.
Câu 31
Mã câu hỏi: 47665

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và sinh hoạt của người dân khu vực Nam Á?

  • A. Khí hậu.
  • B. Thủy văn.
  • C. Thổ nhưỡng.
  • D. Địa hình.
Câu 32
Mã câu hỏi: 47666

Nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân khu vực Nam Á đã chịu ảnh hưởng rất lớn bởi?

  • A. nhịp điệu dòng chảy sông ngòi.
  • B. nhịp điệu hoạt động của dòng biển nóng – lạnh.
  • C. nhịp điệu hoạt động của gió mùa.
  • D. nhịp điệu thay đổi của cảnh quan theo mùa.
Câu 33
Mã câu hỏi: 47667

Nguyên nhân nào khiến sông ngòi ở khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á có chế độ nước theo mùa?

  • A. nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • B. ảnh hưởng của dòng biển nóng, lạnh chảy theo mùa.
  • C. địa hình có sự phân hóa đa dạng.
  • D. vào mùa đông nước sông bị đóng băng.
Câu 34
Mã câu hỏi: 47668

Nguyên nhân khiến châu Á có nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn là gì?

  • A. Có nhiều hệ thống sông lớn bồi đắp nên các đồng bằng lớn.
  • B. Do lịch sử phát triển lâu dài nên bị ngoại lực hạ thấp địa hình.
  • C. Quá trình vận động kiến tạo làm nâng cao vùng thềm lục địa.
  • D. Do được các vật liệu biển bồi đắp.
Câu 35
Mã câu hỏi: 47669

Đâu là ý nghĩa tự nhiên của các con sông lớn ở châu Á?

  • A. phát triển thủy điện.
  • B. cung cấp nguồn lợi thủy sản lớn.
  • C. phát triển giao thông đường thủy.
  • D. bồi đắp nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn.
Câu 36
Mã câu hỏi: 47670

Nguyên nhân nào khiến Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn?

  • A. Mưa nhiều, mức độ chia cắt địa hình lớn.
  • B. Địa hình cao, nhiều dốc, gập ghềnh.
  • C. Tiếp giáp với nhiều vùng biển lớn.
  • D. Hệ thống nước ngầm dồi dào, phong phú.
Câu 37
Mã câu hỏi: 47671

Xác định đâu là các kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á?

  • A. gió mùa và lục địa.
  • B. hải dương và lục địa.
  • C. núi cao và lục địa.
  • D. gió mùa và hải dương.
Câu 38
Mã câu hỏi: 47672

Các kiểu khí hậu cận nhiệt ở Châu Á từ Đông sang Tây sắp xếp theo đúng thứ tự là?

  • A. cận nhiệt gió mùa, cận nhiệt địa trung hải, cận nhiệt núi cao, cận nhiệt lục địa.
  • B. cận nhiệt địa trung hải, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt núi cao, cận nhiệt gió mùa.
  • C. cận nhiệt gió mùa, cận nhiệt núi cao, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt địa trung hải.
  • D. cận nhiệt núi cao, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt địa trung hải, cận nhiệt gió mùa.
Câu 39
Mã câu hỏi: 47673

Cho biết vùng nội địa và Tây Nam Á phổ biến cảnh quan nào?

  • A. Cảnh quan rừng lá kim.
  • B. Cảnh quan thảo nguyên.
  • C. Cảnh quan rừng nhiệt đới thường xanh.
  • D. Cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc.
Câu 40
Mã câu hỏi: 47674

Cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc phổ biến ở khu vực nào?

  • A. vùng nội địa và Tây Nam Á.
  • B. khu vực Đông Á.
  • C. khu vực Đông Nam Á.
  • D. khu vực Nam Á.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ