Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa học kì 1 môn Vật lý 11 Sở GD-ĐT TP.HCM năm 2017-2018

15/04/2022 - Lượt xem: 20
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 121471

Chọn phát biểu sai : 

  • A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do.
  • B. Trong vật cách điện có rất ít điện tích tự do.
  • C. Xét về toàn bộ, một vật trung hòa điện sau đó được nhiễm điện do hưởng ứng thì vẫn là một vật trung hòa điện.
  • D. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hòa điện.
Câu 2
Mã câu hỏi: 121472

Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho: 

  • A. thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ.
  • B. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng.
  • C. tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.
  • D. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.
Câu 3
Mã câu hỏi: 121473

Điều kiện để có dòng điện là

  • A. chỉ cần có các vật dẫn.             
  • B. chỉ cần có hiệu điện thế.               
  • C. chỉ cần có nguồn điện.             
  • D. chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
Câu 4
Mã câu hỏi: 121474

Hai điểm trên một đường sức trong một điện trường đều cách nhau 2m. Độ lớn cường độ điện trường là 1000 V/m2. Hiệu điện thế giữa hai điểm đó là

  • A.  500 V.          
  • B. 1000 V.
  • C. 2000 V.               
  • D. chưa đủ dữ kiện để xác định.
Câu 5
Mã câu hỏi: 121475

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Dòng điện có tác dụng từ. Ví dụ: nam châm điện.
  • B. Dòng điện có tác dụng nhiệt. Ví dụ:  bàn là điện.
  • C.  Dòng điện có tác dụng hoá học. Ví dụ: acquy nóng lên khi nạp điện.
  • D. Dòng điện có tác dụng sinh lý. Ví dụ: hiện tượng điện giật.
Câu 6
Mã câu hỏi: 121476

Tại một điểm có 2 cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn là 3000 V/m và 4000V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là

  • A. 1000 V/m. 
  • B. 7000 V/m.           
  • C. 5000 V/m. 
  • D. 6000 V/m.
Câu 7
Mã câu hỏi: 121477

Một tụ có điện dung 2 μF. Khi đặt một hiệu điện thế 4 V vào 2 bản của tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là

  • A. 2.10-6     
  • B. 16.10-6    
  • C. 4.10-6   
  • D. 8.10-6 
Câu 8
Mã câu hỏi: 121478

Ba quả cầu kim loại lần lượt tích điện là +3C, -7C, -4C. Nếu cho chúng tiếp xúc nhau thì diện tích của hệ là

  • A. -8       
  • B.  – 11     
  • C. +14   
  • D. +3       
Câu 9
Mã câu hỏi: 121479

Cho ba tụ điện C1 = 20 pF, C2 = 10 pF, C3 = 30 pF ghép nối tiếp với nhau. Điện dung của bộ tụ điện này là 

  • A. 5,45 pF. 
  • B. 60 pF. 
  • C. 5,45 nF. 
  • D. 60 nF.
Câu 10
Mã câu hỏi: 121480

Hai điện tích điểm cùng độ lớn 10-4 C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 10-3 N thì chúng phải đặt cách nhau : 

  • A. 30000 m.         
  • B. 300 m.     
  • C. 90000 m.    
  • D. 900 m.
Câu 11
Mã câu hỏi: 121481

Tại ba đỉnh A, B, C của một tam giác đều cạnh a = 0,15m có ba điện tích qA = 2 µC ; qB = 8 µC ; qC = - 8 µC . Véc tơ lực tác dụng lên điện tích qA có độ lớn

  • A. F = 5,9 N và hướng song song với B
  • B. F = 5,9 N và hướng vuông góc với B
  • C.  F = 6,4 N và hướng song song với B
  • D. F = 6,4 N và hướng song song với A
Câu 12
Mã câu hỏi: 121482

Điện năng tiêu thụ được đo bằng : 

  • A. vôn kế.     
  • B. ampe kế.
  • C. tĩnh điện kế.  
  • D. công tơ điện.
Câu 13
Mã câu hỏi: 121483

Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (Ω) được mắc với điện trở 4,8 (Ω) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Cường độ dòng điện trong mạch là

  • A. I = 120 (A).
  • B.  I = 12 (A).
  • C. I = 2,5 (A). 
  • D.  I = 25 (A).
Câu 14
Mã câu hỏi: 121484

Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 2 (Ω), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 6 (Ω) mắc song song với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị

  • A. R = 1 (Ω).  
  • B. R = 2 (Ω).  
  • C. R = 3 (Ω). 
  • D. R = 4 (Ω).
Câu 15
Mã câu hỏi: 121485

Một điện tích -1 μC đặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm cách nó 1m có độ lớn và hướng là: 

  • A.  9000 V/m, hướng về phía nó.           
  • B. 9000 V/m, hướng ra xa nó.
  • C. 9.109 V/m, hướng về phía nó.    
  • D. 9.109 V/m, hướng ra xa nó.
Câu 16
Mã câu hỏi: 121486

Một quả cầu nhỏ khối lượng 3,06.10-15 kg nằm lơ lửng giữa hai tấm kim loại song song nằm ngang nhiễm điện trái dấu. Điện tích của quả cầu đó bằng 4,8.10-18 C. Hai tấm kim loại cách nhau 2 cm. Hiệu điện thế đặt vào hai tấm đó là ( lấy g = 10 m/s2)

  • A. 172,5 V     
  • B. 127,5 V    
  • C. 145 V       
  • D. 165 V
Câu 17
Mã câu hỏi: 121487

Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lốp đốp nhỏ. Đó là do: 

  • A. hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc
  • B. hiện tượng nhiễm điện do cọ xát
  • C. hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng
  • D. cả ba hiện tượng nhiễm điện nêu trên
Câu 18
Mã câu hỏi: 121488

Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường E = 200V/m. Vận tốc ban đầu của electron là 3.105 m/s, khối lượng của electron là 9,1.10-31kg. Tại lúc vận tốc bằng không thì nó đã đi được đoạn đường bao nhiêu ?

  • A. 5,12 mm        
  • B.  2,56 mm   
  • C. 1,28 mm   
  • D. 10,24 mm
Câu 19
Mã câu hỏi: 121489

Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc

  • A. độ lớn điện tích thử.
  • B. độ lớn điện tích đó.
  • C. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó.
  • D. hằng số điện môi của của môi trường.
Câu 20
Mã câu hỏi: 121490

Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài

  • A.  giảm khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.
  • B. tỉ lệ thuận với  cường độ dòng điện chạy trong mạch.
  • C. tăng khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.
  • D. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch
Câu 21
Mã câu hỏi: 121491

Nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với điện trở ngoài R = r, cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch là:

  • A.  I’ = 3I.      
  • B.  I’ = 2I.     
  • C.  I’ = 2,5I.      
  • D. I’ = 1,5I.
Câu 22
Mã câu hỏi: 121492

Chọn câu trả lời sai. Trong mạch điện nguồn điện có tác dụng

  • A. Tạo ra và duy trì một hiệu điện thế.
  • B. Tạo ra dòng điện lâu dài trong mạch.
  • C. Chuyển các dạng năng lượng khác thành điện năng.
  • D. Chuyển điện năng thành các dạng năng lượng khác.
Câu 23
Mã câu hỏi: 121493

Điện thế tại điểm M là VM = 9 V, tại điểm N là VN = 12 V, tại điểm Q là VQ = 6 V. Phép so sánh nào dưới đây sai ? 

  • A. UMQ < UQM     
  • B. UMN = UQM   
  • C. UNQ > UMQ            
  • D. UNM > UQM
Câu 24
Mã câu hỏi: 121494

Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 4 V thì tụ tích được một điện lượng 2 μC. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng

  • A. 50 μ    
  • B. 1 μ       
  • C.  5 μ     
  • D. 0,8 μ
Câu 25
Mã câu hỏi: 121495

Hai bản tụ điện phẳng có dạng hình tròn bán kính R = 60 cm, khoảng cách giữa hai bản là d = 2 mm. Giữa hai bản là không khí. Tính điện dung của tụ điện.

  • A. 5.103 pF.           
  • B. 5.104 pF.                   
  • C.  5.10-8 F.       
  • D. 5.10-10 F.
Câu 26
Mã câu hỏi: 121496

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Công của dòng điện chạy qua một đoạn mạch là công của lực điện trường làm di chuyển các điện tích tự do trong đoạn mạch và bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
  • B. Công suất của dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
  • C. Nhiệt lượng toả ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật.
  • D. Công suất toả nhiệt ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ toả nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bằng nhiệt lượng toả ra ở vật đãn đó trong một đơn vị thời gian.
Câu 27
Mã câu hỏi: 121497

Di chuyển một điện tích q > 0 từ điểm M đến điểm N trong một điện trường. Công AMN của lực điện càng lớn nếu

  • A. đường đi MN càng dài.   
  • B. đường đi MN càng ngắn.
  • C. hiệu điện thế UMN càng lớn.      
  • D. hiệu điện thế UMN càng nhỏ.
Câu 28
Mã câu hỏi: 121498

Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì hút nhau 1 lực là 21 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ

  • A.  hút nhau 1 lực bằng 10 N.       
  • B. đẩy nhau một lực bằng 10 N.
  • C. hút nhau một lực bằng 44,1 N.                
  • D. đẩy nhau 1 lực bằng 44,1 N.
Câu 29
Mã câu hỏi: 121499

Nếu nguyên tử đang thừa –1,6.10-19 C điện lượng mà nó nhận được thêm 2 electron thì nó

  • A. sẽ là ion dương.         
  • B. vẫn là 1 ion âm.
  • C. trung hoà về điện.           
  • D. có điện tích không xác định được.
Câu 30
Mã câu hỏi: 121500

Chọn phát biểu sai. Có ba điện tích điểm nằm cố định trên ba đỉnh một hình vuông (mỗi điện tích ở một đỉnh) sao cho cường độ điện trường ở đỉnh thứ tư bằng không. Nếu vậy thì trong ba điện tích đó

  • A. có hai điện tích dương, một điện tích âm
  • B. có hai điện tích âm, một điện tích dương
  • C. đều là các điện tích cùng dấu
  • D.  có hai điện tích bằng nhau, độ lớn của hai điện tích này nhỏ hơn độ lớn của điện tích thứ ba

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ