Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK2 môn Toán 8 năm 2021 Trường THCS Nam Dương

15/04/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 36611

Cho hai phương trình (1) và (2) tương đương với nhau. Biết rằng phương trình (1) có tập nghiệm \(S = {\rm{\{ }} - 3;2\} .\) Khi đó một nghiệm của phương trình (2) là:

  • A. -2
  • B. 3
  • C. -3
  • D. -1
Câu 2
Mã câu hỏi: 36612

Nếu phương trình P(x) = m có nghiệm x = x0 thì x0 thỏa mãn điều kiện gì?

  • A. P(x) = x0    
  • B. P(x0) = m   
  • C. P(m) = x0  
  • D. P(x0) = -m
Câu 3
Mã câu hỏi: 36613

Số x0 được gọi là nghiệm của phương trình A(x) = B(x) khi nào?

  • A. A(x0) < B(x0)
  • B. A(x0) > B(x0)
  • C. A(x0) = -B(x0)
  • D. A(x0) = B(x0)
Câu 4
Mã câu hỏi: 36614

Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. Hai phương trình x2 + 2x + 1 = 0 và x2 – 1 = 0 là hai phương trình tương đương
  • B. Hai phương trình x2 + 2x + 1 = 0 (1) và x2 – 1 = 0 (2) không tương đương vì x = 1 là nghiệm của phương trình (1) nhưng không là nghiệm của phương trình (2).
  • C. Hai phương trình x2 + 2x + 1 = 0 (1) và x2 – 1 = 0 (2) không tương đương vì x = 1 là nghiệm của phương trình (2) nhưng không là nghiệm của phương trình (1).
  • D. Hai phương trình x2 + 2x + 1 = 0 (1) và x2 – 1 = 0 (2) tương đương vì x = -1 là nghiệm chung của cả hai phương trình.
Câu 5
Mã câu hỏi: 36615

Phương trình \( \frac{{x - 2}}{{77}} + \frac{{x - 1}}{{78}} = \frac{{x - 74}}{5} + \frac{{x - 73}}{6}\) có nghiệm là:

  • A. 79
  • B. 76
  • C. 87
  • D. 89
Câu 6
Mã câu hỏi: 36616

Phương trình \(\frac{{x - 12}}{{77}} + \frac{{x - 11}}{{78}} = \frac{{x - 74}}{{15}} + \frac{{x - 73}}{{16}}\)  có nghiệm là

  • A. 88
  • B. 99
  • C. 89
  • D. 87
Câu 7
Mã câu hỏi: 36617

Gọi x1 là nghiệm của phương trình \((x + 1)^3 - 1 = 3 - 5x + 3x^2 + x^3\) và xlà nghiệm của phương trình\(2(x - 1)^2- 2x^2+ x - 3 = 0\). Giá trị \(S = x_1+ x_2\) là:

  • A.  \({x_1} + {x_2} = \frac{1}{{24}}\)
  • B.  \({x_1} + {x_2} = \frac{7}{{3}}\)
  • C.  \({x_1} + {x_2} = \frac{17}{{24}}\)
  • D.  \({x_1} + {x_2} = \frac{1}{{3}}\)
Câu 8
Mã câu hỏi: 36618

Tìm điều kiện của m để phương trình \((3m - 4)x + m = 3m^2+ 1\) có nghiệm duy nhất.

  • A.  \(m = \frac{4}{3}\)
  • B.  \(m \ne \frac{4}{3}\)
  • C.  \(m \ne \frac{3}{4}\)
  • D.  \(m = \frac{3}{4}\)
Câu 9
Mã câu hỏi: 36619

Giải phương trình: 7 + 2x = 22 - 3x

  • A. S = {4}
  • B. S = {3}
  • C. S = {2}
  • D. S = {1}
Câu 10
Mã câu hỏi: 36620

Giải phương trình: \(4(0,5 - 1,5x) = -\dfrac{5x-6}{3}\)

  • A. x = -2
  • B. x = -1
  • C. x = 1
  • D. x = 0
Câu 11
Mã câu hỏi: 36621

Giải phương trình \( \dfrac{7x-1}{6} + 2x = \dfrac{16 - x}{5}\)

  • A. x = 4
  • B. x = 1
  • C. x = 2
  • D. x = 3
Câu 12
Mã câu hỏi: 36622

Giải phương trình: \(\dfrac{10x+3}{12}=1+\dfrac{6+8x}{9}\)

  • A.  \(x = \dfrac{-21}{2}\)
  • B.  \(x = \dfrac{-31}{2}\)
  • C.  \(x = \dfrac{-51}{2}\)
  • D.  \(x = \dfrac{-41}{2}\)
Câu 13
Mã câu hỏi: 36623

Giải phương trình: \(3x - 15 = 2x\left( {x - 5} \right)\)

  • A. \(S = \left\{ {-5; \dfrac{-3}{2}} \right\}\).
  • B. \(S = \left\{ {-5; \dfrac{3}{2}} \right\}\).
  • C. \(S = \left\{ {5; \dfrac{-3}{2}} \right\}\).
  • D. \(S = \left\{ {5; \dfrac{3}{2}} \right\}\).
Câu 14
Mã câu hỏi: 36624

Giải phương trình: \(0,5x\left( {x - 3} \right) = \left( {x - 3} \right)\left( {1,5x - 1} \right)\) 

  • A. \(S= \{2;4\}\). 
  • B. \(S= \{2;3\}\). 
  • C. \(S= \{1;4\}\). 
  • D. \(S= \{1;3\}\). 
Câu 15
Mã câu hỏi: 36625

Giải phương trình \(x\left( {2x - 9} \right) = 3x\left( {x - 5} \right)\)

  • A. \(S =\{0;4\}\).
  • B. \(S =\{0;5\}\).
  • C. \(S =\{0;6\}\).
  • D. \(S =\{0;7\}\).
Câu 16
Mã câu hỏi: 36626

Giải phương trình \({x^2} - x - \left( {3x - 3} \right) = 0\) 

  • A. \(S = \{3;3\}\).
  • B. \(S = \{2;3\}\).
  • C. \(S = \{1;2\}\).
  • D. \(S = \{1;3\}\).
Câu 17
Mã câu hỏi: 36627

Tìm các giá trị của \(a\) sao cho biểu thức \(\dfrac{{10}}{3} - \dfrac{{3a - 1}}{{4a + 12}} - \dfrac{{7a + 2}}{{6a + 18}}\) có giá trị bằng \(2\).

  • A. \(a=\dfrac{{-47}}{7}\).
  • B. \(a=\dfrac{{47}}{7}\).
  • C. \(a=\dfrac{{4}}{7}\).
  • D. \(a=\dfrac{{-4}}{7}\).
Câu 18
Mã câu hỏi: 36628

Tìm các giá trị của \(a\) sao cho biểu thức \(\dfrac{{3a - 1}}{{3a + 1}} + \dfrac{{a - 3}}{{a + 3}}\) có giá trị bằng \(2\).

  • A. \(a =  - \dfrac{3}{5}\)
  • B. \(a =  - \dfrac{5}{3}\)
  • C. \(a =  \dfrac{3}{5}\)
  • D. \(a =   \dfrac{5}{3}\)
Câu 19
Mã câu hỏi: 36629

Giải phương trình  \(1 + \dfrac{1}{{x + 2}} = \dfrac{{12}}{{8 + {x^3}}}\) 

  • A. S = {1}
  • B. S= {0}
  • C. S = {0; 1}
  • D. S = {0; -1}
Câu 20
Mã câu hỏi: 36630

Giải phương trình \(\dfrac{3}{{\left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right)}} + \dfrac{2}{{\left( {x - 3} \right)\left( {x - 1} \right)}} \)\(\,= \dfrac{1}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x - 3} \right)}}\)

  • A. x = 5
  • B. x = 3
  • C. Phương trình vô số nghiệm
  • D. Phương trình vô nghiệm
Câu 21
Mã câu hỏi: 36631

Học kì một, số học sinh giỏi của lớp 8A bằng \(\dfrac{1}{8}\) số học sinh cả lớp. Sang học kì hai, có thêm \(3\) bạn phấn đấu trở thành học sinh giỏi nữa, do đó số học sinh giỏi bằng \(20\%\) số học sinh cả lớp. Hỏi lớp 8A có bao nhiêu học sinh?

  • A. 43 học sinh
  • B. 40 học sinh
  • C. 45 học sinh
  • D. 42 học sinh
Câu 22
Mã câu hỏi: 36632

Mẫu số của một phân số lớn hơn tử số của nó là 3 đơn vị. Nếu tăng cả tử và mẫu của nó thêm 2 đơn vị thì được phân số mới bằng \(\dfrac{1}{2}\). Tìm phân số ban đầu.

  • A. \(\dfrac{1}{3}\)
  • B. \(\dfrac{1}{5}\)
  • C. \(\dfrac{1}{4}\)
  • D. \(\dfrac{1}{6}\)
Câu 23
Mã câu hỏi: 36633

Tìm số tự nhiên có bốn chữ số, biết rằng nếu viết thêm chữ số 1  vào đằng trước ta được số A  có năm chữ số, nếu viết them chữ số 4  vào đằng sau ta được số B  có năm chữ số, trong đó B  gấp bốn lần A .

  • A. 6666
  • B. 6789
  • C. 6699
  • D. 9999
Câu 24
Mã câu hỏi: 36634

Hai ô tô khởi hành cùng một lúc từ hai tỉnh A và B cách nhau 150km, đi ngược chiều và gặp nhau sau 2 giờ. Biết rằng nếu vận tốc của ô tô A  tăng thêm 15km/h thì bằng 2  lần vận tốc ô tô, vận tốc ô tô B là:

  • A. 36
  • B. 30
  • C. 45
  • D. 25
Câu 25
Mã câu hỏi: 36635

Cho hình thang ABCD (AB//CD). Một đường thẳng song song với AB cắt các cạnh bên AD, BC theo thứ tự ở E, F. Đẳng thức nào sau đây đúng?

  • A.  \(\frac{{ED}}{{AD}} + \frac{{BF}}{{BC}} = 1\)
  • B.  \(\frac{{AE}}{{AD}} + \frac{{BF}}{{BC}} = 1\)
  • C.  \(\frac{{AE}}{{ED}} + \frac{{BF}}{{FC}} = 1\)
  • D.  \(\frac{{AE}}{{ED}} + \frac{{FC}}{{BF}} = 1\)
Câu 26
Mã câu hỏi: 36636

Cho tam giác ABC. Một đường thẳng song song với BC cắt các cạnh AB và AC theo thứ tự ở D và E. Chọn câu đúng.

  • A.  \(\frac{{AD}}{{AB}} + \frac{{CA}}{{CE}} = 1\)
  • B.  \(\frac{{AD}}{{AB}} + \frac{{CE}}{{CA}} = 1\)
  • C.  \(\frac{{AB}}{{AD}} + \frac{{CE}}{{CA}} = 1\)
  • D.  \(\frac{{CA}}{{AB}} + \frac{{CE}}{{CA}} = 1\)
Câu 27
Mã câu hỏi: 36637

 Cho hình thang ABCD (AB//CD) có BC = 15cm . Điểm E thuộc cạnh ADsao cho \(\frac{{AE}}{{AD}} = \frac{1}{3}\). Qua E kẻ đường thẳng song song với CD, cắt BC ở F. Tính độ dài BF.

  • A. 15 cm
  • B. 5 cm
  • C. 10 cm
  • D. 7 cm
Câu 28
Mã câu hỏi: 36638

Tìm giá trị của x trên hình vẽ.

  • A.  \(x = \frac{{21}}{5}\)
  • B. x = 2,5
  • C. x = 7
  • D.  \(x = \frac{{21}}{4}\)
Câu 29
Mã câu hỏi: 36639

Cho tam giác ABC, AC = 2AB, AD là đường phân giác của tam giác ABC. Xét các khẳng định sau, số khẳng định đúng là:

\(\begin{array}{l} (I)\frac{{BD}}{{DC}} = \frac{1}{2}\\ (II)\frac{{DC}}{{BC}} = \frac{2}{3}\\ (III)\frac{{BD}}{{BC}} = \frac{1}{2} \end{array}\)

  • A. 0
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 2
Câu 30
Mã câu hỏi: 36640

Cho tam giác  ABC, AC = 2AB, AD là đường phân giác của tam giác ABC, khi đó \(\frac{{BD}}{{CD}}\)= ?

  • A.  \(\frac{{BD}}{{CD}}=\frac{{1}}{{2}}\)
  • B.  \(\frac{{BD}}{{CD}}=1\)
  • C.  \(\frac{{BD}}{{CD}}=\frac{{1}}{{3}}\)
  • D.  \(\frac{{BD}}{{CD}}=\frac{{1}}{{4}}\)
Câu 31
Mã câu hỏi: 36641

Cho ΔMNP, MA là phân giác ngoài của góc M, biết \(\frac{{NA}}{{PA}} = \frac{1}{3}\) . Hãy chọn câu SAI

  • A.  \(\frac{{NA}}{{NP}} = \frac{1}{2}\)
  • B.  \(\frac{{MN}}{{MP}} = \frac{1}{3}\)
  • C.  \(\frac{{MA}}{{MP}} = \frac{1}{3}\)
  • D. MP = 3MN
Câu 32
Mã câu hỏi: 36642

Cho ΔABC, AE là phân giác ngoài của góc A. Hãy chọn câu SAI:

  • A.  \(\frac{{CE}}{{AC}} = \frac{{BE}}{{AB}}\)
  • B.  \(\frac{{AB}}{{CE}} = \frac{{AC}}{{BE}}\)
  • C.  \(\frac{{AB}}{{BE}} = \frac{{AC}}{{CE}}\)
  • D.  \(\frac{{AB}}{{AC}} = \frac{{BE}}{{CE}}\)
Câu 33
Mã câu hỏi: 36643

Cho tứ giác ABCD có đường chéo BD chia tứ giác đó thành hai tam giác đồng dạng ΔABD và ΔBDC. Chọn câu đúng nhất trong các câu dưới đây

  • A. AB // DC    
  • B. ABCD là hình thang 
  • C. ABCD là hình bình hành 
  • D. Cả A, B đều đúng
Câu 34
Mã câu hỏi: 36644

Cho tam giác ABC và hai điểm M, N lần lượt thuộc các cạnh BC, AC sao cho MN // AB. Chọn kết luận đúng trong các kết luận dưới đây

  • A. ΔAMN đồng dạng với ΔABC      
  • B. ΔABC đồng dạng với MNC 
  • C. ΔNMC đồng dạng với ΔABC     
  • D. ΔCAB đồng dạng với ΔCMN
Câu 35
Mã câu hỏi: 36645

Nếu tam giác ABC có MN // BC (với M Є AB, N Є AC) thì

  • A. ΔAMN đồng dạng với ΔABC       
  • B. ΔAMN đồng dạng với ΔACB      
  • C. ΔABC đồng dạng với MNA
  • D. ΔABC đồng dạng với ΔANM
Câu 36
Mã câu hỏi: 36646

Cho tam giác ABC, trên đoạn thẳng AB và AC lấy các điểm M và N sao cho AM = 6cm; MB = 8cm; AN = 3cm và AC = 7cm. Tìm khẳng định sai ?

  • A.  \(\frac{{MN}}{{BC}} = \frac{3}{7}\)
  • B. Hai tam giác AMN và ABC đồng dạng với nhau
  • C. MN// BC
  • D. Tam giác AMC đồng dạng với tam giác ABN.
Câu 37
Mã câu hỏi: 36647

Cho tam giác ABC. Các điểm D, E, F theo thứ tự là trung điểm của BC, CA, AB. Các điểm A′, B′, C′ theo thứ tự là trung điểm của EF, DF, DE. Chọn câu đúng?

  • A. ΔA′B′C′ ∽ ΔABC theo tỉ số k = 1/2
  • B. ΔEDF ∽ ΔABC theo tỉ số k = 1/2
  • C. ΔA′B′C′ ∽ ΔABC theo tỉ số k = 1/4
  • D. ΔA′B′C ′ ∽ ΔEDF theo tỉ số k = 1/2
Câu 38
Mã câu hỏi: 36648

Cho ΔABC nhọn, kẻ đường cao BD và CE, vẽ các đường cao DF và EG của ΔADE. Xét các cặp tam giác sau, có bao nhiêu cặp đồng dạng với nhau?

\(\begin{array}{l} (1)\Delta AEG \sim \Delta ABD\\ (2)\Delta ADF \sim \Delta ACE\\ (3)\Delta ABC \sim \Delta AEC \end{array}\)

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 0
  • D. 3
Câu 39
Mã câu hỏi: 36649

Một tam giác có cạnh nhỏ nhất bằng 12, hai cạnh còn lại bằng x và y (x < y). Một tam giác khác có cạnh lớn nhất bằng 40,5 hai cạnh còn lại cũng bằng x và y. Tính x và y để hai tam giác đó đồng dạng, từ đó suy ra giá trị của S = x + y bằng:

  • A. 45
  • B. 60
  • C. 55
  • D. 35
Câu 40
Mã câu hỏi: 36650

Cho ΔABC đồng dạng với ΔDEF và \(\widehat A = {80^0};\widehat C = {70^0}\), AC = 6cm. Số đo góc \(\widehat E\) là:

  • A. 800
  • B. 300
  • C. 700
  • D. 500

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ