Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK2 môn Lịch sử 9 năm 2021- Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng

15/04/2022 - Lượt xem: 21
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 75424

Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam trong Báo cáo Chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội đại biểu Đảng lần thứ II là gì?

  • A. Đánh đổ đế quốc phong kiến, làm cách mạng dân tộc dân chủ.
  • B. Đánh đổ thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.
  • C. Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mỹ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới.
  • D. Đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp có đế quốc Mỹ giúp sức.
Câu 2
Mã câu hỏi: 75425

Sự kiện tiêu biểu thể hiện liên minh đoàn kết chiến đấu giữa ba nước Đông Dương trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) là

  • A. thành lập mặt trận Việt-Miên-Lào.
  • B. thành lập mặt trận Việt Minh.
  • C. thành lập Hội quốc dân Việt Nam.
  • D. thành lập mặt trận Liên Việt.
Câu 3
Mã câu hỏi: 75426

Nội dung nào thể hiện điểm hạn chế của kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi (1950)?

  • A. Vừa tập trung lực lượng, vừa phát triển đội quân nòng cốt.
  • B. Phân tán lực lượng và chiếm các vị trí quan trọng.
  • C. Vừa củng cố vừa mở rộng lực lượng.
  • D. Vừa tập trung vừa phân tán lực lượng.
Câu 4
Mã câu hỏi: 75427

Nội dung quan trọng nhất của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 là gì?

  • A. các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
  • B. các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
  • C. cấm đưa quân đội và vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương.
  • D. các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.
Câu 5
Mã câu hỏi: 75428

Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trở thành trung tâm của kế hoạch Na-va là do

  • A. Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng.
  • B. Điện Biên Phủ được Pháp chiếm từ lâu.
  • C. Điện Biên Phủ ngay từ đầu là trọng tâm của kế hoạch Na-va.
  • D. Điện Biên Phủ gần nơi đóng quân chủ lực của Pháp.
Câu 6
Mã câu hỏi: 75429

Hạn chế của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương đối với Việt Nam là

  • A. chưa giải phóng được vùng nào ở nước ta.
  • B. mới giải phóng được miền Bắc.
  • C. chỉ giải phóng được miền Nam.
  • D. chỉ giải phóng được vùng Tây Bắc.
Câu 7
Mã câu hỏi: 75430

Tại sao cuộc đấu tranh trên bàn Hội nghị Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương diễn ra gay gắt và phức tạp?

  • A. Do lập trường ngoan cố của Pháp.
  • B. Do lập trường ngoan cố của Pháp-Mỹ.
  • C. Do lập trường ngoan cố của Mỹ.
  • D. Do tình hình thế giới diễn ra căng thẳng.
Câu 8
Mã câu hỏi: 75431

Tác động của Hiệp định Giơ-ne-cơ đối với cách mạng Việt Nam là

  • A. Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước.
  • B. Mỹ không còn can thiệp vào Việt Nam.
  • C. chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ hoàn toàn.
  • D. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trong cả nước.
Câu 9
Mã câu hỏi: 75432

Thắng lợi nào đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va của thực dân Pháp?

  • A. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954.
  • B. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954.
  • C. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được ký kết.
  • D. Chiến thắng Bắc Tây Nguyên tháng 2/1954.
Câu 10
Mã câu hỏi: 75433

Một quyết định khác biệt của Đại hội đại biểu lần thứ II (2/1951) so với Đại hội đại biểu lần thứ I (3/1935) của Đảng Cộng sản Đông Dương là

  • A. đưa Đảng ra hoạt động công khai.
  • B. thông qua các báo cáo chính trị quan trọng.
  • C. thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ của Đảng.
  • D. bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ chính trị.
Câu 11
Mã câu hỏi: 75434

Trụ sở chính của Liên Hợp quốc đặt ở đâu?

  • A. Niu-óoc.
  • B. Xan Phran-xi-scô.
  • C. Oa-sinh-tơn.
  • D. Ca-li-phóoc-li-a.
Câu 12
Mã câu hỏi: 75435

Cơ sở nào dẫn đến sự hình thành Trật tự thế giới hai cực Ianta?

  • A. Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (Liên Xô).
  • B. Những thỏa thuận của ba cường quốc sau Hội nghị Ianta.
  • C. Những thỏa thuận về việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Hội nghị Ianta.
  • D. Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc.
Câu 13
Mã câu hỏi: 75436

Quyết định của Hội nghị Ianta đưa đến sự phân chia hai cực trong quan hệ quốc tế như thế nào?

  • A. Liên Xô tham gia chống Nhật ở châu Á.
  • B. Thành lập Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới.
  • C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
  • D. Thỏa thuận việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
Câu 14
Mã câu hỏi: 75437

Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại, sau “Chiến tranh lạnh” các nước ra sức điều chỉnh chiến lược

  • A. lấy quân sự làm trọng điểm.
  • B. lấy chính trị làm trọng điểm.
  • C. lấy kinh tế làm trọng điểm.
  • D. lấy văn hóa, giáo dục làm trọng điểm.
Câu 15
Mã câu hỏi: 75438

Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta, Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của

  • A. Mỹ
  • B. Liên Xô
  • C. Trung Quốc
  • D. các nước phương Tây.
Câu 16
Mã câu hỏi: 75439

Nội dung nào không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

  • A. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.
  • B. Sự ra đời của các tổ chưc liên kết kinh tế.
  • C. Sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU).
  • D. Việc duy trì sự liên minh Mỹ và Nhật.
Câu 17
Mã câu hỏi: 75440

Đâu là mặt hạn chế của xu thế toàn cầu hóa?

  • A. Cơ cấu kinh tế các nước có sự biến động không đều.
  • B. Đặt ra yêu cầu phải tiến hành cải cách để nâng cao sức cạnh tranh.
  • C. Thúc đẩy sự thay đổi về kinh tế và xã hội hóa của lực lượng sản xuất.
  • D. Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.
Câu 18
Mã câu hỏi: 75441

Tổ chức nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

  • A. khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA).
  • B. Diễn đàn hợp tác Á-ÂU (ASEM).
  • C. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO).
  • D. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
Câu 19
Mã câu hỏi: 75442

Điểm khác biệt giữa cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại nửa sau thế kỷ XX với cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII là gì?

  • A. Khoa học gắn liền với kỹ thuật.
  • B. Có nhiều phát minh lớn cho nhân loại.
  • C. Kỹ thuật đi trước mở đường cho sản xuất.
  • D.  Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Câu 20
Mã câu hỏi: 75443

Năm 1923, giai cấp tư sản Việt Nam đã tổ chức hoạt động đấu tranh nào dưới đây?

  • A. Bãi công của công nhân Ba Son.
  • B. Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ.
  • C. Kêu gọi quần chúng ủng hộ tư tưởng quân chủ chuyên chế
  • D. Chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo
Câu 21
Mã câu hỏi: 75444

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp thi hành chính sách như thế nào về văn hóa-giáo dục?

  • A. Khai hóa dân tộc Việt Nam.
  • B. Pháp-Việt đuề huề.
  • C. Văn hóa nô dịch.
  • D. Phát triển văn hóa truyền thống.
Câu 22
Mã câu hỏi: 75445

Tư bản Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam vì lý do chủ yếu nào dưới đây?

  • A. Đầu tư xây dựng các đô thị mới ở Việt Nam.
  • B. Củng cố địa vị của Pháp trong thế giới tư bản.
  • C.  Tiếp tục kiểm soát thị trường Đông Dương.
  • D. Để bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
Câu 23
Mã câu hỏi: 75446

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Việt Nam có những chuyển biến mới là do nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây?

  • A. Chính sách tăng cường đầu tư vào công nghiệp của tư bản.
  • B. Chính sách đầu tư vốn của tư bản Pháp.
  • C. Chính sách tăng thuế khóa của tư bản Pháp.
  • D. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp.
Câu 24
Mã câu hỏi: 75447

Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929), kinh tế Việt Nam có đặc điểm gì?

  • A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa du nhập.
  • B. Phát triển cân đối giữa các ngành.
  • C. Phát triển chậm và lệ thuộc vào Pháp.
  • D. Phát triển mất cân đối, lệ thuộc vào Pháp.
Câu 25
Mã câu hỏi: 75448

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp thi hành chính sách như thế nào về văn hóa-giáo dục?

  • A. Khai hóa dân tộc Việt Nam.
  • B. Pháp-Việt đuề huề.
  • C. Văn hóa nô dịch.
  • D. Phát triển văn hóa truyền thống.
Câu 26
Mã câu hỏi: 75449

Trong những năm 1919-1925, giai cấp tiểu tư sản ở Việt Nam đấu tranh nhằm mục đích

  • A. giành độc lập dân tộc.
  • B. đòi những quyền tự do, dân chủ.
  • C. “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”.
  • D. ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc.
Câu 27
Mã câu hỏi: 75450

Sự kiện nào dưới đây đánh dấu bước tiến mới của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm 1919-1925?

  • A. Công nhân Ba Son bãi công.
  • B. Công hội thành lập ở Sài Gòn-Chợ Lớn.
  • C. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.
  • D. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời.
Câu 28
Mã câu hỏi: 75451

Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu thỏa hiệp với thực dân Pháp vì lý do nào dưới đây?

  • A. Thực dân Pháp nhượng bộ một số quyền lợi.
  • B. Thực dân Pháp đàn áp các hoạt động của Đảng.
  • C. Giai cấp tư sản không ủng hộ chủ trương của Đảng.
  • D. Nhân dân không tham gia các hoạt động của Đảng.
Câu 29
Mã câu hỏi: 75452

Trong những năm 1919-1925, giai cấp nào dưới đây đã tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình, bãi khóa, lập các tổ chức chính trị?

  • A. Giai cấp tư sản.
  • B. Giai cấp nông dân.
  • C. Giai cấp công nhân.
  • D. Giai cấp tiểu tư sản.
Câu 30
Mã câu hỏi: 75453

Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác?

  • A. Bãi công của công nhân Ba Son (8/1925).
  • B. Phong trào “vô sản hóa” (1928).
  • C. Bãi công ở nhà máy xi măng Hải Phòng (1928).
  • D. Bãi công ở đồn điền cao su Phú Riềng (1929).

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ