Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 Trường THPT Đông Hà

15/04/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 104034

Chính sách quân điền đưới thời Nguyễn không đạt hiệu quả là do

  • A. nông nghiệp quá lạc hậu.
  • B. người nông dân không quan tâm đến ruộng đất.
  • C. tình trạng chấp chiếm ruộng đất của giai cấp thống trị.
  • D. diện tích ruộng công ở làng xã quá nhiều.
Câu 2
Mã câu hỏi: 104035

Thành tựu kiến trúc nổi tiếng dưới triều Nguyễn hiện nay được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới là

  • A. thành Hà Nội.
  • B. quần thể cung điện, lăng tẩm ở Huế.
  • C. hệ thống lăng tẩm các vua triều Nguyễn ở Huế.
  • D. phố cổ Hội An (Quảng Nam).
Câu 3
Mã câu hỏi: 104036

Đặc điểm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là

  • A. sơ khai, đơn giản nhưng đây là tổ chức nhà nước của một quốc gia.
  • B. đã hoàn chỉnh, do Vua Hùng đứng đầu.
  • C. khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua Hùng.
  • D. nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.
Câu 4
Mã câu hỏi: 104037

Khẩu hiệu nổi tiếng: “Tự do – Bình đẳng Bác ái” thuộc văn kiện nào?

  • A. Tuyên ngôn Độc lập.
  • B. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
  • C. Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ.
  • D. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
Câu 5
Mã câu hỏi: 104038

Hãy sắp xếp các dữ kiện lịch sử sau theo trình tự thời gian về cuộc Nội chiến ở Mĩ:

1. Sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ được ban hành.

2. Quân đội liên bang tấn công thủ phủ Hiệp bang và giành thắng lợi, kết thúc cuộc nội chiến.

3. Nội chiến bùng nổ.

4. Lincôn trúng cử Tổng thống Mĩ.

  • A. 1, 2, 3, 4.    
  • B. 2, 3, 1, 4.
  • C. 4, 3, 1, 2.       
  • D. 1, 4, 2, 3.
Câu 6
Mã câu hỏi: 104039

Điểm chung thể hiện mặt tiến bộ giữa Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam năm 1945 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789 của nước Pháp là gì?

  • A. Quyền tư hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
  • B. Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội.
  • C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
  • D. Đề cao quyền công dân và quyền con người.
Câu 7
Mã câu hỏi: 104040

Trong các thế kỷ XVI - XVIII, tôn giáo mới được truyền bá vào nước ta

  • A. Đạo giáo.   
  • B. Nho giáo.
  • C. Thiên chúa giáo.   
  • D. Phật giáo.
Câu 8
Mã câu hỏi: 104041

Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đánh dấu sự chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc, đưa nước ta bước vào thời kì độc lập lâu dài?

  • A. Khúc Hạo cải cách hành chính, xây dựng quyền tự chủ năm 907.
  • B. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938.
  • C. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ năm 905.
  • D. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô năm 939.
Câu 9
Mã câu hỏi: 104042

Biểu hiện cơ bản nhất về sự xuất hiện của chủ nghĩa đế quốc là

  • A. sự xuất hiện giai cấp tư sản và vô sản.
  • B. mâu thuẫn xã hội gay gắt.
  • C. chiến tranh đế quốc nhằm phân chia thuộc địa.
  • D. sự ra đời các tổ chức độc quyền.
Câu 10
Mã câu hỏi: 104043

Phong trào Tây Sơn nổ ra vào năm nào?

  • A. Năm 1775.  
  • B. Năm 1789.
  • C. Năm 1791. 
  • D. Năm 1771.
Câu 11
Mã câu hỏi: 104044

Thời kì nào Nho giáo, Phật Giáo, Đạo giáo được du nhập vào nước ta

  • A. Thời Trần.
  • B. Thời Lý.
  • C. Thời Bắc thuộc.
  • D. Thời Văn Lang - Âu Lạc.
Câu 12
Mã câu hỏi: 104045

Chiến tranh Trịnh - Nguyễn diễn ra từ

  • A. năm 1627 đến năm 1672.
  • B. năm 1945 đến năm 1592.
  • C. năm 1545 đến năm 1627.
  • D. năm 1672 đến năm 1592.
Câu 13
Mã câu hỏi: 104046

Trào lưu tư tưởng ở Pháp vào thế kỉ XVIII có tên gọi là

  • A. Triết học ánh sáng.
  • B. Triết học duy tâm.
  • C. Trào lưu ánh sáng.
  • D. Trào lưu cải cách.
Câu 14
Mã câu hỏi: 104047

Vua Lu-i XVI triệu tập hội nghị ba đẳng cấp (5 - 1789) với mục đích

  • A. đề xuất vay tiền và ban hành thêm thuế mới.
  • B. ban bố tình trạng chiến tranh.
  • C. thông qua Chính phủ mới.
  • D. thông qua Hiến pháp mới.
Câu 15
Mã câu hỏi: 104048

Sự thất bại của phái Gia-cô-banh xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

  • A. Mâu thuẫn nội bộ phái cầm quyền, nhân dân xa rời chính phủ.  
  • B. Tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính.
  • C. Bộ phận cầm quyền lo củng cố quyền lực.
  • D. Sự chống đối của tư sản phản cách mạng.  
Câu 16
Mã câu hỏi: 104049

Sự tiến bộ của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp (1789) thể hiện ở điểm nào?

  • A. Bảo vệ quyền lợi cho các tầng lớp trong xã hội.
  • B. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
  • C. Coi quyền tư hữu là bất khả xâm phạm.
  • D. Đề cao quyền cơ bản của con người.
Câu 17
Mã câu hỏi: 104050

Hiến pháp năm 1787 đã xác định thể chế chính trị của Hoa Kì là gì?

  • A. Dân chủ đại nghị.
  • B. Quân chủ lập hiến.
  • C. Cộng hòa tổng thống.
  • D. Quân chủ lập hiến.
Câu 18
Mã câu hỏi: 104051

Sự kiện nào đánh dấu Hợp chủng Quốc Mĩ được thành lập?

  • A. Đại hội lục địa lần thứ hai.
  • B. Đại hội lục địa lần thứ nhất.
  • C. Hiến Pháp năm 1787.
  • D. Tuyên ngôn Độc lập năm 1776.
Câu 19
Mã câu hỏi: 104052

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ trong những năm giữa thế kỉ XIX là

  • A. Phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
  • B. Miền Bắc phát triển chủ yếu về công nghiệp.
  • C. Miền Nam phát triển chủ yếu về thương nghiệp.
  • D. Phát triển các đồn điền, trang trại lớn ở cả hai miền.
Câu 20
Mã câu hỏi: 104053

“Quân đội thuộc địa” của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ được thành lập trong

  • A. Đại hội lục địa lần thứ nhất.
  • B. Đại hội lục địa lần thứ hai.
  • C. Đại hội Philađenphĩa.
  • D. Hòa ước Véc-xai.
Câu 21
Mã câu hỏi: 104054

Nội dung nào sau đây phản ánh hạn chế trong Tuyên ngôn Độc lập (1776)?

  • A. Không đề cập đến việc xóa bỏ chế độ nô lệ.
  • B. Quyền công dân không được công nhận.
  • C. Nguyên tắc chủ quyền không được đề cao.
  • D. Quyền con người không được công bố.
Câu 22
Mã câu hỏi: 104055

Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thực chất là

  • A. một cuộc nội chiến.
  • B. cuộc cách mạng tư đầu tiên.
  • C. cuộc cách mạng tư sản.
  • D. cuộc đấu tranh lật đổ ngôi vua.
Câu 23
Mã câu hỏi: 104056

Cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu từ thời gian nào?

  • A. Từ cuối những năm 50 của thế kỷ XVIII.
  • B. Từ những năm 60 của thế kỷ XVIII.
  • C. Từ đầu những năm 70 của thế kỷ XVII.
  • D. Từ những năm 80 của thế kỷ XVIII.
Câu 24
Mã câu hỏi: 104057

Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở châu Âu cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX là

  • A. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản.
  • B. Thúc đẩy những chuyển biển trong nông nghiệp và giao thông.
  • C. Hình thành giai cấp tư sản và vô sản công nghiệp.
  • D. Góp phần giải phóng nông dân, góp phần bổ sung lao động cho thành thị.
Câu 25
Mã câu hỏi: 104058

Việc chế tạo thành công máy dệt chạy bằng sức nước có tác dụng gì?

  • A. Nhiều nhà máy dệt được xây dựng ven sông nước chảy xiết.
  • B. Năng suất của người thợ dệt tăng dần lên 40 lần so với dệt bằng tay.
  • C. Lao động bằng tay dần dần thay thế bằng máy móc.
  • D. Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh.
Câu 26
Mã câu hỏi: 104059

Đâu không phải điều kiện để nước Anh có thể tiến hành một cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỉ XVIII?

  • A. Nguồn nhân công dồi dào.
  • B. Sự tiến bộ về kĩ thuật và tổ chức sản xuất trong các công trường thủ công.
  • C. Có chỗ dựa vững chắc là tôn giáo.
  • D. Có nguồn vốn lớn.
Câu 27
Mã câu hỏi: 104060

Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ công nghiệp nhẹ không xuất phát từ lí do nào sau đây?

  • A. Là ngành truyền thống, phát triển mạnh ở Anh.
  • B. Lượng vốn đầu tư không quá lớn, thu hồi nhanh.
  • C. Thị trường tiêu thụ rộng.
  • D. Nước Anh không có nguồn than đá để phát triển công nghiệp nặng.
Câu 28
Mã câu hỏi: 104061

Quá trình thống nhất nước Đức được thực hiện thông qua

  • A. sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân.
  • B. giải quyết các cuộc nội chiến trong nước.
  • C. các cuộc chiến tranh với các nước láng giềng.
  • D. cải cách kinh tế - xã hội, thống nhất thị trường dân tộc.
Câu 29
Mã câu hỏi: 104062

Ngày 1-1-1863, ở Hoa Kì đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?

  • A. Lincôn trúng cử tổng thống.
  • B. Chính phủ Liên bang giành thắng lợi trong cuộc nội chiến.
  • C. Sắc lệnh cấp đất ở miền Tây cho dân di cư.
  • D. Sắc lệnh xóa bỏ chế độ nô lệ được ban hành.
Câu 30
Mã câu hỏi: 104063

Đâu là yếu tố đã cản trở sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Mĩ vào giữa thế kỉ XIX?

  • A. Lãnh thổ quốc gia mở rộng quá nhanh.
  • B. Miền Tây phát triển nền kinh tế trại chủ.
  • C. Nền kinh tế phát triển nhanh, cung vượt quá cầu.
  • D. Sự tồn tại của chế độ nô lệ ở miền Nam.
Câu 31
Mã câu hỏi: 104064

Đâu là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bùng nổ cuộc nội chiến ở Mĩ là gì?

  • A. Mâu thuẫn giữa tư sản ở miền Bắc và chủ nô ở miền Nam.
  • B. Mâu thuẫn giữa kinh tế công thương nghiệp và kinh tế đồn điền.
  • C. Mâu thuẫn giữa nô lệ và chủ nô.
  • D. Kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mĩ năm 1860.
Câu 32
Mã câu hỏi: 104065

Do đâu có thể khẳng định quá trình thống nhất nước Đức thực chất là quá trình Phổ hóa nước Đức?

  • A. Tầng lớp quý tộc Phổ tiến hành nhằm xác lập nền thống trị của Phổ ra toàn nước Đức.
  • B. Nhân dân Phổ là động lực chủ yếu của cuộc đấu tranh thống nhất.
  • C. Thành phố Berlin của Phổ được chọn làm thủ đô của nước Đức thống nhất.
  • D. Vua Đức là người Phổ, muốn đất nước phát triển theo đường hướng riêng.
Câu 33
Mã câu hỏi: 104066

Nhân tố nào thúc đẩy con người khám phá được năng lượng vô tận của thiên nhiên phục vụ cho đời sống của mình?

  • A. Các phát minh khoa học.
  • B. Cuộc phát kiến địa lí.
  • C. Thành tựu cải cách kinh tế.
  • D. Cách mạng chất xám.
Câu 34
Mã câu hỏi: 104067

Phát minh tạo điều kiện cho con người nghiên cứu được về hoạt động của hệ thần kinh cao cấp của động vật và người là của nhà khoa học nào?

  • A. Lu-i Paster (Pháp).
  • B. Đác-uyn (Anh).
  • C. Hăng-ri Béc-cơ-ren.
  • D. Pap-lốp (Nga).
Câu 35
Mã câu hỏi: 104068

Cách mạng khoa học - kĩ thuật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX không mang lại hệ quả nào sau đây?

  • A. thay đổi cơ bản nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
  • B. dẫn tới sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia.  
  • C. đánh dấu bước tiến mới của chủ nghĩa tư bản.
  • D. thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế.
Câu 36
Mã câu hỏi: 104069

Đâu là hình thức độc quyền cao và phổ biến ở Mỹ?

  • A. Cacten.
  • B. Xanhđica.
  • C. Tơrớt.
  • D. Rốcphelơ.
Câu 37
Mã câu hỏi: 104070

Quốc gia nào cuối thế kỉ XIX được xem là vựa lúa và cung cấp lương thực cho châu Âu?

  • A. Mĩ.  
  • B. Đức.
  • C. Anh.          
  • D. Pháp.
Câu 38
Mã câu hỏi: 104071

Nội dung nào sau đây không phải nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp Mỹ vào cuối thế kỉ XIX?

  • A. Ứng dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
  • B. Đất nước có nền hòa bình lâu dài.
  • C. Thị trường trong nước được mở rộng.
  • D. Lợi dụng chiến tranh để làm giàu.
Câu 39
Mã câu hỏi: 104072

Nhân tố nào sau đây thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ trong những năm cuối của thế kỉ XIX?

  • A. Nội chiến 1861 - 1865 kết thúc.
  • B. Lincôn lên làm tổng thống.
  • C. Chiến tranh thế giới thứ nhất bủng nổ.
  • D. Mĩ thống nhất các bang miền Bắc và miền Nam.
Câu 40
Mã câu hỏi: 104073

Nhân tố nào giúp con người khám phá được năng lượng vô tận của thiên nhiên để phục vụ cho đời sống?

  • A. Thành tựu cải cách kinh tế.
  • B. Cuộc phát kiến địa lí.
  • C. Các phát minh khoa học.
  • D. Cách mạng chất xám.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ