Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK2 môn Hóa học 12 năm 2021 Trường THPT Vũ Văn Hiếu

15/04/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 177700

Cách phân biệt các kim loại kiềm hoặc các hợp chất cùng loại của các kim loại kiềm là đốt nóng trên ngọn lửa đèn cồn và quan sát màu sắc của ngọn lửa. Trường hợp nào sau đây phù hợp giữa màu ngọn lửa và nguyên tố kim loại kiềm?

  • A. Kali – màu vàng. 
  • B. Liti – màu tím.
  • C. Natri – màu đỏ. 
  • D. Rubiđi – tím hồng.
Câu 2
Mã câu hỏi: 177701

Cho từng mẩu nhỏ Na tới dư vào dung dịch chứa HCl và \(MgC{l_2}\). Số phản ứng hóa học diễn ra là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 3
Mã câu hỏi: 177702

Trong phòng thí nghiệm, có thể dùng kim loại kiềm để

  • A. làm khô khí \({N_2}\)
  • B. nhận biết dung dịch HCl và NaCl
  • C. điều chế bazơ tan
  • D. điều chế Mg bằng phản ứng với dung dịch \(MgC{l_2}\)
Câu 4
Mã câu hỏi: 177703

Dãy phản ứng nào sau đây có thể thực hiện được?

  • A. \({NaN{O_3} \to NaOH \to NaHC{O_3} \to NaCl}\)
  • B. \({NaCl \to NaHC{O_3} \to N{a_2}C{O_3} \to N{a_2}O}\)
  • C. \({N{a_2}O \to N{a_2}C{O_3} \to CaC{O_3} \to CaO}\)
  • D. \({N{a_2}S{O_4} \to NaOH \to N{a_2}O \to NaN{O_3}}\)
Câu 5
Mã câu hỏi: 177704

Ứng dụng nào sau đây của mỗi hợp chất của kim loại kiềm phù hợp với phản ứng tương ứng?

  • A. Thuốc sung đen: \(2KCl{O_3} + 3S \to 2KCl + 3S{O_2}\)
  • B. Nấu thủy tinh: \(N{a_2}C{O_3} + Si{O_2} \to N{a_2}Si{O_3} + {H_2}O\)
  • C. Bột nở thực phẩm: \(NaHC{O_3} + HCl \to NaCl + C{O_2} + {H_2}O\)
  • D. Nấu xà phòng: \(NaOH + {C_{17}}{H_{33}}COOH \to {C_{17}}{H_{33}}COOH + {H_2}O\)
Câu 6
Mã câu hỏi: 177705

Thể tich NaOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 2 lít \(C{O_2}\) ở \(27,3^\circ C\) và 1,232 atm là

  • A. 50 ml.
  • B. 100 ml.
  • C. 75 ml.
  • D. 150 ml.
Câu 7
Mã câu hỏi: 177706

Điện phân nóng chảy muối halogenua của một kim loại kiềm thì thu được 62,79 gam kim loại ở catot và 18,032 lít khí bay ra ở anot (đktc). Kim loại kiềm là

  • A. Li.
  • B. Na.
  • C. K.
  • D. Cs.
Câu 8
Mã câu hỏi: 177707

Đun nóng 119 gam hỗn hợp \({K_2}C{O_3}\) và \(KHC{O_3}\) cho đến khi khối lượng không đổi thấy khối lượng chất rắn còn lại 103,5 gam. Khối lượng \({K_2}C{O_3}\) trong hỗn hợp ban đầu là

  • A. 69 gam.
  • B. 103,5 gam.
  • C. 94 gam.
  • D. 33,8 gam.
Câu 9
Mã câu hỏi: 177708

Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong cùng một dung dịch?

  • A. \({MgC{l_2};{\mkern 1mu} CuS{O_4}}\)
  • B. \({NaHS{O_4};{\mkern 1mu} NaHC{O_3}}\)
  • C. \({NaAl{{(OH)}_4};{\mkern 1mu} AlC{l_3}}\)
  • D. \({NaCl;{\mkern 1mu} AgN{O_3}}\)
Câu 10
Mã câu hỏi: 177709

Để điều chế \(Al{(OH)_3}\) trong phòng thí nghiệm, nên dùng cách nào là hiệu quả nhất?

  • A. Đổ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch \(AlC{l_3}\) cho tới dư.
  • B. Đổ từ dung dịch \(NaAl{O_2}\) vào dung dịch NaOH cho tới dư.
  • C. Nhỏ dung dịch HCl tới dư vào dung dịch \(NaAl{O_2}\).
  • D. Rót từ từ dung dịch \(N{H_3}\) vào dung dịch \(AlC{l_3}\) tới dư.
Câu 11
Mã câu hỏi: 177710

Cấu hình electron của ion \(F{e^{2 + }}\) là \(\left[ {Ar} \right]3{d^6}.\) Trong bảng tuần hoàn Fe nằm ở

  • A. ô số 24
  • B. chu kỳ 3.
  • C. nhóm VIII
  • D. chu kỳ 4, nhóm VI
Câu 12
Mã câu hỏi: 177711

Các chất nào sau đây oxi hóa Fe thành \(F{e^{3 + }}\) ?

  • A. \(S,C{l_2}\)
  • B. \(AgN{O_3},CuS{O_4}.\)
  • C. \({H_2}S{O_4}\) đặc nóng, \(HN{O_3}\) loãng.
  • D. \({H_2}O( > 570^\circ C),\,KMn{O_4}.\)
Câu 13
Mã câu hỏi: 177712

Trong số các loại quặng sắt:  Chất chứa hàm lượng phần trăm Fe nhỏ nhất là

  • A. \({FeC{O_3}}\)
  • B. \({F{e_2}{O_3}}\)
  • C. \({F{e_3}{O_4}}\)
  • D. \({Fe{S_2}}\)
Câu 14
Mã câu hỏi: 177713

Cho một lượng sắt tan trong \(HN{O_3}\) loãng, ban đầu màu vàng nâu của dung dịch đậm dần sau đó bị nhạt bớt. Chất tan trong dung dịch sau phản ứng gồm

  • A. \({Fe{{(N{O_3})}_3} + HN{O_3} + {H_2}O}\)
  • B. \({Fe{{(N{O_3})}_2} + HN{O_3} + {H_2}O}\)
  • C. \({Fe{{(N{O_3})}_3} + Fe{{(N{O_3})}_2} + {H_2}O}\)
  • D. \({Fe{{(N{O_3})}_2} + {H_2}O}\)
Câu 15
Mã câu hỏi: 177714

Để loại bỏ tạp chất là Cu, Zn trong Fe (ở dạng hợp kim) có thể dùng cách nào sau đây?

  • A. Dùng nam châm hut sắt.
  • B. Dùng dung dịch \(HN{O_3}\) đặc.
  • C. Dùng \({H_2}S{O_4}\) đặc.
  • D. Dùng dung dịch \(N{H_3}.\)
Câu 16
Mã câu hỏi: 177715

Trường hợp nào sau đây thu được kim loại Fe không bị lẫn chât rắn khác? Giả sử các phản ứng đạt hiệu suất 100%.

  • A. Điện phân dung dịch chứa \(FeC{l_3}\) đến khi \(F{e^{3 + }}\) vừa bị khử hết.
  • B. Cho hỗn hợp FeO và \(F{e_2}{O_3}\) tác dụng với CO dư.
  • C. Đun nóng để làm thăng hoa \({I_2}\) lẫn trong bột Fe.
  • D. Đun nóng hỗn hợp dạng bột vừa đủ \(F{e_2}{O_3}\) và Al (không có không khí).
Câu 17
Mã câu hỏi: 177716

Đun nóng hỗn hợp Fe và S (không có không khí), cho các chất sau phản ứng vào dung dịch HCl đặc, dư thu được một hỗn hợp khí và còn lại một chất rắn X. Chất rắn X là

  • A. Fe dư. 
  • B. FeS.
  • C. S.
  • D. FeS và có thể có Fe dư.
Câu 18
Mã câu hỏi: 177717

Cho 5,6 gam bột sắt tan hoàn toàn trong dung dịch \(AgN{O_3}\) dư. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là

  • A. 2,16 gam.
  • B. 3,24 gam.
  • C. 1,08 gam.
  • D. 32,40 gam.
Câu 19
Mã câu hỏi: 177718

Phản ứng diễn ra trong quá trình luyện thép là

  • A. oxi hóa các tạp chất bằng oxi.
  • B. khử các oxit sắt.
  • C. oxi hóa bớt sắt thành oxit.
  • D. trộn thêm Fe tinh khiết vào gang.
Câu 20
Mã câu hỏi: 177719

Cho một oxit sắt vào dung dịch thuốc tím có pha \({H_2}S{O_4}\) dư thấy dung dịch không mất màu. Oxit đó là

  • A. FeO. 
  • B. \(F{e_3}{O_4}.\)
  • C. \(F{e_2}{O_3}.\)
  • D. tất cả các oxit.
Câu 21
Mã câu hỏi: 177720

Phản ứng nào sau đây chứng tỏ \(F{e^{2 + }}\) có tính khử yếu hơn so với Cu

  • A. \({Fe + C{u^{2 + }} \to F{e^{2 + }} + Cu \downarrow }\)
  • B. \({F{e^{2 + }} + Cu \to C{u^{2 + }} + Fe}\)
  • C. \({2F{e^{3 + }} + Cu \to 2F{e^{2 + }} + C{u^{2 + }}}\)
  • D. \({C{u^{2 + }} + 2F{e^{2 + }} \to 2F{e^{3 + }} + Cu}\)
Câu 22
Mã câu hỏi: 177721

Chất còn thiếu trong phản ứng:

\(NaCr{O_2} + B{r_2} + NaOH \to ... + NaBr + {H_2}O\) là:

  • A. \(N{a_2}C{r_2}{O_7}.\) 
  • B. \(N{a_2}Cr{O_4}.\)
  • C. \(CrB{r_3}.\)
  • D. A, B đều đúng.
Câu 23
Mã câu hỏi: 177722

Phương pháp nhận biết các ion kim loại kiềm:

1. Thử màu ngọn lửa.

2. Tạo muối màu đặc trưng cho từng ion.

C. Tạo kết tủa đặc trưng cho từng ion.

Các phương pháp đúng là

  • A. 1
  • B. 1, 2.
  • C. 3.   
  • D. 2, 3.
Câu 24
Mã câu hỏi: 177723

Để nhận biết ra sự có mặt của ion X trong dung dịch, người ta thêm kiềm vào dung dịch cần phân tích, đặt mẩu giấy quỳ ẩm trên miệng ống nghiệm chứa dung dịch rồi đun nóng nhẹ. X là ion nào trong số các ion sau đây?

  • A. \({SO_3^{2 - }}\)
  • B. \({A{l^{3 + }}}\)
  • C. \({NH_4^ + }\)
  • D. \({NO_3^ - }\)
Câu 25
Mã câu hỏi: 177724

Dung dịch A tạo kết tủa màu trắng với dung dịch \(BaC{l_2}\) và tạo kết tủa màu nâu đen với dung dịch NaOH. Dung dịch A là

  • A. \({FeS{O_4}}\)
  • B. \({AgN{O_3}}\)
  • C. \({N{a_2}C{O_3}}\)
  • D. \({CuS{O_4}}\)
Câu 26
Mã câu hỏi: 177725

Dùng thêm 1 thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt được các dung dịch không nhãn bằng phương pháp hóa học: \(AlC{l_3},\,ZnC{l_2},\,CuC{l_2},\,Fe{(N{O_3})_2},\)\(\,NaCl\) đựng trong các lọ mất nhãn?

  • A. Dung dịch NaOH.
  • B. Dung dịch \(N{a_3}P{O_4}\)
  • C. Dung dịch \(Ba{(OH)_2}\)  
  • D. Dung dịch \(N{H_3}\)
Câu 27
Mã câu hỏi: 177726

Có 3 dung dịch \(NaOH,\,HCl,\,{H_2}S{O_4}\) loãng. Thuốc thử duy nhất để phân biệt 3 dung dịch là

  • A. bột Zn.  
  • B. bột \(AgN{O_3}\)
  • C. bột \(BaC{O_3}\)   
  • D. Quỳ tím.
Câu 28
Mã câu hỏi: 177727

Nhóm nào sau đây chứa các hóa chất mà mỗi chất đều có thể phân biệt được dung dịch \({H_2}S{O_4}\) loãng và dung dịch \({(N{H_4})_2}S{O_4}\) bão hòa?

  • A. Quỳ tím; NaOH.  
  • B. Cu, Ba.
  • C. \(BaC{l_2};Ba{(OH)_2}\)
  • D. \(NaHC{O_3};KOH\)
Câu 29
Mã câu hỏi: 177728

Kết quả một thí nghiệm cho biết, trong một dung dịch co chứa bốn ion gồm 0,03 mol \(N{a^ + };\,0,02mol\,C{a^{2 + }};\,0,05\,mol\,\)\(HCO_3^ - ;\,0,02\,mol\,C{l^ - }.\) Kết luận nào sau đây đúng?

  • A. Kết quả đo bị sai.
  • B. Nước có thể mất độ cứng sau khi đun nóng.
  • C. Dùng \(Ca{(OH)_2}\) không làm giảm độ cứng của nước
  • D. Chỉ có thể loại bỏ độ cứng bằng các muối như: \(N{a_2}C{O_3},N{a_3}P{O_4}...\)
Câu 30
Mã câu hỏi: 177729

Phân biệt trực tiếp dung dịch \(FeS{O_4}\) và dung dịch \(S{O_2}\) cùng nồng độ có thể dùng thuốc thử nào sau đây?

  • A. Dung dịch \((KMn{O_4} + {H_2}S{O_4})\) loãng.
  • B. Dung dịch \(Ba{(OH)_2}.\)
  • C. Giấy quỳ tím.  
  • D. Dung dịch \(N{H_4}Cl.\)
Câu 31
Mã câu hỏi: 177730

Phản ứng nào sau đây viết sai? (không xét đến cân bằng)

(1) Fe + HCl → FeCl3 + H2

(2) Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2

(3) Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

(4) Fe + CuCl2 → FeCl3 + Cu

  • A. (1), (2) sai.
  • B. (1), (2), (4) sai.
  • C. (3)  sai.
  • D. Tất cả đều sai.
Câu 32
Mã câu hỏi: 177731

Kim loại nào không tan trong dung dịch \({H_2}S{O_4}\) loãng, dư ở nhiệt độ thường nhưng có thể tan hoàn toàn trong dung dịch \({H_2}S{O_4}\) đặc, đun nóng?

  • A. Cr.
  • B. Cu.
  • C. Ni.
  • D. Pb.
Câu 33
Mã câu hỏi: 177732

Ngâm một đinh sắt (dư) vào dung dịch \(AgN{O_3}\) đến phản ứng hoàn toàn, nhấc ra rồi ngâm vào dung dịch \(HN{O_3}\) đặc, nguội thấy khối lượng đinh sắt giảm so với ban đầu là 2,8 gam. Khối lượng dung dịch \(AgN{O_3}\) sẽ

  • A. Tăng 2,8 gam
  • B. Giảm 11,8 gam.
  • C. Giảm 10,4 gam.
  • D. Giảm 8 gam.
Câu 34
Mã câu hỏi: 177733

Trường hợp nào không gây nhiễm độc chì Pb?

  • A. Hít phải khói thải xe chạy xăng pha \(Pb{({C_2}{H_5})_4}\)
  • B. Vỏ đồ hộp hàn bằng chì
  • C. Ăn cá, tôm... nhiễm chì.
  • D. Tật xấu: ngậm đầu bút chì.
Câu 35
Mã câu hỏi: 177734

Trong khi ghi chép kết quả phân tích một dung dịch chứa: \({K^ + };\,F{e^{3 + }};\,Cl;\,NO_3^ - ;\,A{g^ + }\) có ghi thừa một ion là

  • A. \(C{l^ - }\)
  • B. \(F{e^{2 + }}\)
  • C. \(A{g^ + }\)
  • D. \(A{g^ + }\) hoặc \(C{l^ - }\)
Câu 36
Mã câu hỏi: 177735

Dạng năng lượng nào sau đây không sinh ra do phản ứng hóa học?

  • A. Dòng điện từ pin, acquy.
  • B. Sức công phá của thuốc nổ.
  • C. Hoạt động của tàu ngầm.
  • D. Nhiệt năng của bếp gas.
Câu 37
Mã câu hỏi: 177736

Dạng năng lượng điện nào ở nước ta đã được khai thác từ lâu và vẫn đang được tiếp tục  nghiên cứu và phát triển?

  • A. Thủy điện.  
  • B. Nhiệt điện.
  • C. Quang điện. 
  • D. Hạt nhân.
Câu 38
Mã câu hỏi: 177737

Vật liệu nào sau đây là sản phẩm của công nghệ hóa học hiện đại?

  • A. Vật liệu nano. 
  • B. Thủy tinh plexiglat.
  • C. Thuốc súng không khói. 
  • D. Nước nặng \(({D_2}O)\)
Câu 39
Mã câu hỏi: 177738

Trong vỏ Trái đất có nhiều nhôm hơn sắt, nhưng giá mỗi tấn nhôm cao hơn nhiều so với giá mỗi tấn sắt. Lí do quan trọng là

  • A. vận chuyển quặng nhôm đến nhà máy xử lí tốn kém hơn vận chuyển quặng sắt.
  • B. nhôm hoạt động mạnh hơn sắt nên để thu hồi nhôm từ quặng sẽ tốn kém hơn.
  • C. nhôm khó nóng chảy nên sản xuất khó hơn sắt.
  • D. quặng nhôm ở sâu trong lòng đất khai thác tốn kém, trong khi quặng sắt tìm thấy ngay trên mặt đất
Câu 40
Mã câu hỏi: 177739

Dầu mỏ là một hỗn hợp nhiều hiđrocacbon. Để có các sản phẩm như xăng, dầu hỏa, mazut... trong nhà máy lọc dầu đã sử dụng phương pháp

  • A. chưng cất phân đoạn.
  • B. chưng cất lôi cuốn hơi nước.
  • C. chưng cất thường.
  • D. chưng cất ở áp suất thấp.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ