Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK2 môn Hóa học 12 năm 2021 Trường THPT Trần Phú

15/04/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 177380

Cho 50 ml dung dịch FeCl2 1M vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A. 18,15.
  • B. 14,35.
  • C. 15,75.
  • D. 19,75.
Câu 2
Mã câu hỏi: 177381

Cho 2,52 gam kim loại M tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, vừa đủ, sau phản ứng thu được 6,84 gam muối sunfat trung hòa. Kim loại M là

  • A. Zn.
  • B. Ca.
  • C. Fe.
  • D. Mg.
Câu 3
Mã câu hỏi: 177382

Thủy phân hợp chất: H2N-CH(CH3)-CONH-CH2-CONH-CH2-CH2-CONH-CH(C6H5)-CONH-CH(CH3)-COOH thì số α-amino axit thu được là

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 5
  • D. 3
Câu 4
Mã câu hỏi: 177383

Cho 1 mol X tác dụng tối đa 1 mol Br2. X có thể là chất nào sau đây?

  • A. Metan.
  • B. Buta-1,3-đien.
  • C. Etilen.
  • D. Axetilen.
Câu 5
Mã câu hỏi: 177384

Loại tơ nào sau đây có nguồn gốc từ xenlulozơ?

  • A. Tơ visco.
  • B. Tơ tằm.
  • C. Tơ nilon-6,6.
  • D. Tơ olon.
Câu 6
Mã câu hỏi: 177385

Cho a gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và valin phản ứng với 100 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần 380 ml dung dịch KOH 0,5M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X rồi cho sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng khối lượng dung dịch trong bình giảm 43,74 gam. Giá trị của a là

  • A. 7,57.
  • B. 8,85.
  • C. 7,75.
  • D. 5,48.
Câu 7
Mã câu hỏi: 177386

Cho các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozơ:

(1) Thêm 3 - 5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.

(2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.

(3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70°C trong vài phút.

(4) Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.

Thứ tự tiến hành đúng là

  • A. (4), (2), (1), (3).
  • B. (1), (4), (2), (3).
  • C. (1), (2), (3), (4).
  • D. (4), (2), (3), (1).
Câu 8
Mã câu hỏi: 177387

Thuỷ phân hoàn toàn a mol triglixerit X trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và  m  gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol X cần vừa đủ 7,75 mol O2 và thu được 5,5 mol CO2. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 0,2 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là

  • A. 82,4.
  • B. 97,6.
  • C. 80,6.
  • D. 88,6.
Câu 9
Mã câu hỏi: 177388

Rót từ từ dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp X chứa a mol K2CO3 và 1,25a mol KHCO3 ta có  đồ thị như hình bên. Khi số mol HCl là x thì dung dịch chứa 97,02 gam chất tan. Giá trị của a là

  • A. 0,24.
  • B. 0,20.
  • C. 0,18.
  • D. 0,36.
Câu 10
Mã câu hỏi: 177389

Cho hỗn hợp E gồm X (C6H16O4N2 là muối của axit hai chức) và Y (C9H23O6N3, là muối của axit glutamic) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH thu được 7,392 lít (đktc) hỗn hợp hai amin no (kế tiếp trong dãy đồng đẳng, có tỉ khối so với H2 là 107/6) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được m gam hỗn hợp G gồm ba muối khan trong đó có 2 muối có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Giá trị của m là

  • A. 58,52.
  • B. 93,83.
  • C. 51,48.
  • D. 44,44.
Câu 11
Mã câu hỏi: 177390

Cho các phát biểu sau:

(a) Dầu mỡ sau khi sử dụng, có thể tái chế thành nhiên liệu.

(b) Muối mononatri của axit glutamic được dùng làm bột ngọt (mì chính).

(c) Amilopectin, tơ tằm, lông cừu là polime thiên nhiên.

(d) Chất độn amiăng làm tăng tính chịu nhiệt của chất dẻo.

(e) Khi cho giấm ăn (hoặc chanh) vào sữa bò hoặc sữa đậu nành thì thấy có kết tủa xuất hiện.

(f) Thành phần chính của khi biogas là metan.

Số phát biểu đúng là

  • A. 5
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 6
Câu 12
Mã câu hỏi: 177391

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.

(b) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2.

(c) Sục hỗn hợp NO2 và O2 vào nước.

(d) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.

(e) Cho FeO vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

(f) Hòa tan BaO vào nước.

Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 2
Câu 13
Mã câu hỏi: 177392

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm 3 este X, Y, Z (đều mạch hở và chỉ chứa chức este, Z chiếm phần trăm khối lượng lớn nhất trong A) thu được lượng CO2 lớn hơn H2O là 0,25 mol. Mặt khác, m gam A phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 22,2 gam 2 ancol hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon và hỗn hợp T gồm 2 muối. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 0,275 mol O2 thu được CO2, 0,35 mol Na2CO3 và 0,2 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Z trong A là

  • A. 45,20%.
  • B. 42,65%.
  • C. 62,10%.
  • D. 50,40%.
Câu 14
Mã câu hỏi: 177393

Cho các phát biểu sau:

(a) Thủy phân tripanmitin và etyl axetat đều thu được ancol.

(b) Mỡ động vật và dầu thực vật đều chứa nhiều chất béo.

(c) Hiđro hóa triolein thu được tripanmitin.

(d) Thủy phân vinyl fomat thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc.

(e) Ứng với công thức đơn giản nhất là CH2O có 3 chất hữu cơ đơn chức, mạch hở.

Số phát biểu đúng là

  • A. 5
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 2
Câu 15
Mã câu hỏi: 177394

Điện phân dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và NaCl với cường độ dòng điện không đổi, điện cực trơ  thấy thể tích khí thoát ra ở cả 2 điện cực (V lít, đktc) và thời gian điện phân (t giây) phụ thuộc nhau theo đồ thị hình bên.

  • A. 0,75.
  • B. 0,50.
  • C. 0,80.
  • D. 0,65.
Câu 16
Mã câu hỏi: 177395

Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4, CuO (trong đó oxi chiếm 25,39% về khối lượng hỗn hợp). Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 8,96 lít khí CO (ở đktc) sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với hiđro là 19. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch T và 7,168 lít khí NO (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn T thu được 3,456m gam muối khan. Giá trị  của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A. 38,43.
  • B. 35,19.
  • C. 41,13.
  • D. 40,43.
Câu 17
Mã câu hỏi: 177396

Đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol hỗn hợp E chứa ancol X, este đơn chức Y và anđehit Z (X, Y, Z đều  no, mạch hở và có cùng số nguyên tử hiđro) có tỉ lệ mol tương ứng 3 : 1 : 2 thu được 24,64 lít CO2 (đktc) và 21,6 gam nước. Mặt khác, cho 0,6 mol hỗn hợp E trên tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị m của là

  • A. 97,2.
  • B. 64,8.
  • C. 108.
  • D. 86,4.
Câu 18
Mã câu hỏi: 177397

Tripeptit là hợp chất

  • A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.
  • B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau. 
  • C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau. 
  • D. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit.
Câu 19
Mã câu hỏi: 177398

Loại dầu nào sau đây không phải là este của axit béo và glixerol? 

  • A. Dầu luyn.
  • B. Dầu lạc (đậu phộng).
  • C. Dầu dừa.
  • D. Dầu vừng (mè).
Câu 20
Mã câu hỏi: 177399

Tên gọi amin nào sau đây là không đúng?

  • A. C6H5NH2 là alanin.
  • B. CH3CH2CH2NH2 là n-propylamin.
  • C. CH3CH(CH3)NH2 là isopropylamin.
  • D. CH3NHCH3 là đimetylamin.
Câu 21
Mã câu hỏi: 177400

Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lí của amin là không đúng? 

  • A. Độ tan trong nước của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon trong phân tử tăng.  
  • B. Anilin là chất lỏng khó tan trong nước, màu đen. 
  • C. Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc.   
  • D. Metylamin, đimetylamin, etylamin là chất khí, dễ tan trong nước.
Câu 22
Mã câu hỏi: 177401

Glucozo không có tính chất nào dưới đây?

  • A. Tính chất của poliancol.
  • B. Lên men tạo ancol etylic. 
  • C. Tính chất của nhóm andehit.
  • D. Tham gia phản ứng thủy phân.
Câu 23
Mã câu hỏi: 177402

Khi thủy phân trilinolein trong môi trường axit ta thu được sản phẩm là 

  • A. C17H31COOH và glixerol.
  • B. C15H31COOH và glixerol.
  • C. C17H35COOH.
  • D. C15H31COOH và etanol.
Câu 24
Mã câu hỏi: 177403

Tính chất của chất béo được liệt kê như sau:

(1) chất lỏng;

(2) chất rắn;

(3) nhẹ hơn nước;

(4) tan trong nước;

(5) tan trong xăng;

(6) dễ bị thủy phân trong môi trường kiềm hoặc axit;

(7) tác dụng với kim loại kiềm giải phóng;

(8) dễ cộng vào gốc axit.

Số tính chất đúng với mọi loại chất béo là

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 2
Câu 25
Mã câu hỏi: 177404

Nhỏ dung dịch iot lên miếng chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh tím là do chuối xanh có chứa 

  • A. glucozo.
  • B. saccarozo.
  • C. tinh bột.
  • D. xenlulozo.
Câu 26
Mã câu hỏi: 177405

Chất nào sau đây có phản ứng tráng gương?

  • A. Tinh bột.
  • B. Saccarozo.
  • C. Xenlulozo.
  • D. Glucozo.
Câu 27
Mã câu hỏi: 177406

Este etyl fomat có công thức là

  • A. HCOOC2H5.
  • B. HCOOCH3.
  • C. HCOOCH=CH2.
  • D. CH3COOCH3.
Câu 28
Mã câu hỏi: 177407

Amino axit nào sau đây có hai nhóm amino?

  • A. Lysin.
  • B. Valin.
  • C. Axit glutamic.
  • D. Alanin.
Câu 29
Mã câu hỏi: 177408

Cho các chất: Glucozo (X); Saccarozo (Y); Tinh bột (Z); Glixerol (T); Xenlulozo (H). Những chất có phản ứng thủy phân là

  • A. Y, Z, H.
  • B. X, Y, Z.
  • C. X, Z, H.
  • D. Y, T, H.
Câu 30
Mã câu hỏi: 177409

Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là

  • A. 68.
  • B. 46.
  • C. 45.
  • D. 85.
Câu 31
Mã câu hỏi: 177410

Phân tích este X người ta thu được kết quả: %mC = 40% và %mH = 6,66%. Ngoài ra, từ thực nghiệm người ta xác định được X là este đơn chức. Este X là

  • A. metyl axetat.
  • B. etyl propionat.
  • C. metyl fomat.
  • D. metyl acrylat.
Câu 32
Mã câu hỏi: 177411

Nguyên nhân amin có tính bazo là

  • A. có khả năng nhường proton.
  • B. phản ứng được với dung dịch axit. 
  • C. trên nguyên tử N còn một đôi electron tự do có khả năng nhận H+.
  • D. xuất phát từ amoniac.
Câu 33
Mã câu hỏi: 177412

Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau?

  • A. Tinh bột và xenlulozo 
  • B. Fructozo và glucozo
  • C. Metyl fomat và axit axetic
  • D. Mantozo và saccarozo
Câu 34
Mã câu hỏi: 177413

Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây? 

  • A. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
  • B. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng.
  • C. Amilozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh.
  • D. Saccarozơ có phản ứng tráng gương.
Câu 35
Mã câu hỏi: 177414

Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai? 

  • A. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2
  • B. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-amino axit.
  • C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.
  • D. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
Câu 36
Mã câu hỏi: 177415

Số đồng phân của hợp chất este đơn chức có công thức phân tử C4H8Otác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 sinh ra Ag là

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 1
  • D. 3
Câu 37
Mã câu hỏi: 177416

Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là 

  • A. Cu(OH)2.
  • B. Dung dịch HCl.
  • C. Dung dịch NaOH.
  • D. Dung dịch NaCl.
Câu 38
Mã câu hỏi: 177417

Axit X + 2H2 → Axit Y. Tên gọi của axit X và Y lần lượt là

  • A. Axit oleic và axit stearic. 
  • B. Axit linoleic và axit stearic.
  • C. Axit panmitic; axit oleic. 
  • D. Axit linoleic và axit oleic.
Câu 39
Mã câu hỏi: 177418

Cho các chất sau:

X1: C6H5NH2;

X2: CH3NH2;

X3: H2NCH2COOH;

X4: HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH;

X5: H2NCH2CH2CH2CH(NH2)COOH.

Các dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là

  • A. X2, X3, X4.
  • B. X2, X5.
  • C. X1, X3, X5.
  • D. X1, X2, X5.
Câu 40
Mã câu hỏi: 177419

Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:

  • A. HCOOC2H5.
  • B. HOC2H4CHO.
  • C. C2H5COOH.
  • D. CH3COOCH3.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ