Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021 Trường THCS Tân Phú

15/04/2022 - Lượt xem: 18
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 14412

Lượng mưa trung bình năm ở nước ta rơi vào khoảng:

  • A. 1300 – 1800mm
  • B. 1400 – 1900mm
  • C. 1500 – 2000mm
  • D. 1600 – 2100mm
Câu 2
Mã câu hỏi: 14413

Trên Địa Cầu, nước ta nằm ở:

  • A. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây
  • B. Nửa cầu Nam và nửa cầu Đông
  • C. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông.
  • D. Nửa cầu Nam và nửa cầu Tây
Câu 3
Mã câu hỏi: 14414

Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường:

  • A. Kinh tuyến.
  • B. Kinh tuyến gốc.
  • C. Vĩ tuyến.
  • D. Vĩ tuyến gốc.
Câu 4
Mã câu hỏi: 14415

Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường:

  • A. Kinh tuyến.
  • B. Kinh tuyến gốc.
  • C. Vĩ tuyến.
  • D. Vĩ tuyến gốc.
Câu 5
Mã câu hỏi: 14416

Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có điểm chung là cùng mang số độ bằng:

  • A. 0o
  • B. 30o
  • C. 90o
  • D. 180o
Câu 6
Mã câu hỏi: 14417

Mỏ không phải mỏ nội sinh là:

  • A. Vàng, bạc
  • B.  Đồng, chì
  • C. Đồng, sắt
  • D. Than đá, cao lanh
Câu 7
Mã câu hỏi: 14418

Ở nước ta khoáng sản Apatit tập trung chủ yếu ở:

  • A. Thái Nguyên
  • B. Lào Cai
  • C. Cao Bằng
  • D. Quảng Ninh
Câu 8
Mã câu hỏi: 14419

Tầng có độ cao trung bình khoảng 16km là tầng:

  • A. Tầng đối lưu
  • B. Tầng bình lưu
  • C. Tầng ion
  • D. Tầng ô dôn
Câu 9
Mã câu hỏi: 14420

Khối khí lạnh hình thành ở:

  • A. Trên các biển
  • B. Trên vùng núi cao
  • C. Vùng vĩ độ cao
  • D. Vùng vĩ độ thấp
Câu 10
Mã câu hỏi: 14421

Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp cao?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 11
Mã câu hỏi: 14422

Khả năng thu nhận hơi nước của không khí càng nhiều khi:

  • A. Nhiệt độ không khí tăng
  • B. Không khí bốc lên cao
  • C. Nhiệt độ không khí giảm
  • D. Không khí hạ xuống thấp
Câu 12
Mã câu hỏi: 14423

Chọn câu đúng nhất. Khoáng sản là gì?

  • A. Các tích tụ tự nhiên của khoáng vật
  • B. Các loại đá và khoáng vật có ích
  • C. Các loại đá do nhiều loại khoáng vật khác nhau
  • D. Các loại nham thạch từ các trận động đất
Câu 13
Mã câu hỏi: 14424

Loại khoáng sản không phải khoáng kim loại màu là:

  • A. than đá
  • B. đồng
  • C. chì
  • D. vàng
Câu 14
Mã câu hỏi: 14425

Tầng đối lưu là tầng khí quyển nằm:

  • A. sát mặt đất
  • B. giữu tầng ion và nhiệt
  • C. dưới tầng cao của khí quyển
  • D. trên tầng cao của khí quyển
Câu 15
Mã câu hỏi: 14426

Thời tiết là hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian:

  • A. ngắn nhất định không thay đổi
  • B. ngắn nhất định ở một nơi
  • C. xảy ra khắp mọi nơi và không thay đổi.
  • D. dài và trở thành quy luật
Câu 16
Mã câu hỏi: 14427

Ở nước ta có hoạt động của gió hành tinh:

  • A. Gió biển
  • B. Gió Mậu dịch
  • C. Gió đất
  • D. Gió mùa
Câu 17
Mã câu hỏi: 14428

Trên Trái Đất, nước ngọt chiếm bao nhiêu trong toàn bộ khối lượng nước trên Trái Đất?

  • A. 2%
  • B. 3% 
  • C. 4% 
  • D. 5%
Câu 18
Mã câu hỏi: 14429

Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là:

  • A.  Khí cacbonic
  • B. Khí nito
  • C. Hơi nước
  • D.  Oxi
Câu 19
Mã câu hỏi: 14430

Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm đi:

  • A. 0,30
  • B.  0,40
  • C. 0,50
  • D.  0,60
Câu 20
Mã câu hỏi: 14431

Khối khí lạnh hình thành ở vùng:

  • A. Biển và đại dương.Khối khí lạnh hình thành ở vùng:
  • B. Đất liền.
  • C. Vùng vĩ độ thấp.
  • D. Vùng vĩ độ cao.
Câu 21
Mã câu hỏi: 14432

Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển ra:

  • A. 2 tầng
  • B. 3 tầng
  • C. 4 tầng
  • D. 5 tầng
Câu 22
Mã câu hỏi: 14433

Tầng khí quyển nằm sát mặt đất là:

  • A. Tầng đối lưu
  • B. Tầng Ion nhiệt
  • C. Tầng cao của khí quyển
  • D. Tầng bình lưu
Câu 23
Mã câu hỏi: 14434

Tầng đối lưu có độ cao trung bình vào khoảng:

  • A. 12km
  • B. 14km
  • C. 16km
  • D. 18km
Câu 24
Mã câu hỏi: 14435

Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt là:

  • A. đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.
  • B. bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.
  • C. đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.
  • D.  bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.
Câu 25
Mã câu hỏi: 14436

Việc đặt tên cho các khối khí dựa vào:

  • A. Nhiệt độ của khối khí.
  • B. Khí áp và độ ẩm của khối khí.
  • C. Vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc.
  • D. Độ cao của khối khí.
Câu 26
Mã câu hỏi: 14437

Các hiện tượng khí tượng như: mây, mưa, sấm, chớp... hầu hết xảy ra ở:

  • A. tầng đối lưu.
  • B. tầng bình lưu.
  • C. tầng nhiệt.
  • D. tầng cao của khí quyển.
Câu 27
Mã câu hỏi: 14438

Các tầng cao của khí quyển không có đặc điểm là:

  • A. Từ 80km trở lên
  • B. Không khí cực loãng.
  • C. Không có quan hệ với đời sống con người
  • D. Có quan hệ mật thiết với đời sống con người
Câu 28
Mã câu hỏi: 14439

Tại sao ở các dãy núi cao có sự khác nhau về nhiệt độ dưới chân núi và trên đỉnh núi?

  • A. Càng lên cao nhiệt độ càng tăng
  • B. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm
  • C.  Nhiệt độ tăng mạnh khi xuống dốc
  • D.  Trên cao nhận được bức xạ nhiều hơn
Câu 29
Mã câu hỏi: 14440

Khi đo nhiệt độ không khí người ta phải đặt nhiệt kế:

  • A. Ngoài trời nắng, cách mặt đất 3m
  • B. Nơi mát, cách mặt đất 1m
  • C. Ngoài trời, sát mặt đất
  • D. Trong bóng râm, cách mặt đất 2m.
Câu 30
Mã câu hỏi: 14441

Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 3 lần trong ngày vào các thời điểm:

  • A. 9 giờ, 16 giờ, 24 giờ
  • B. 6 giờ, 14 giờ, 22 giờ
  • C. 5 giờ, 13 giờ, 21 giờ
  • D. 7 giờ, 15 giờ, 23 giờ

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ