Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

15/04/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 14472

Loài động vật nào thuộc loài động vật di cư ?

  • A. Các loài sống dưới nước
  • B. Các loài gặm ngấm
  • C. Các loại thuộc họ linh trưởng
  • D. Các loài chim
Câu 2
Mã câu hỏi: 14473

Hiện tượng sóng thần tạo nên là do đâu?

  • A. Bão, lốc xoáy và áp thấp nhiệt đới
  • B. Sự thay đổi áp suất của biển
  • C. Chuyển động của dòng khí xoáy
  • D. Động đất ngầm dưới đáy biển
Câu 3
Mã câu hỏi: 14474

Nước ta có biển nào?

  • A. Biển Thái Lan
  • B. Biển Đông
  • C. Biển đen
  • D. Biển Bắc Bộ
Câu 4
Mã câu hỏi: 14475

Sông nào có tổng lượng nước chảy trong năm lớn nhất ở miền Bắc nước ta ?

  • A. Sông Thái Bình
  • B. Sông Hồng
  • C. Sông Đà
  • D. Sông Mã
Câu 5
Mã câu hỏi: 14476

Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên được gọi là gì?

  • A. Chi lưu
  • B.  Phụ lưu
  • C. Lưu vực sông
  • D. Cửa sông
Câu 6
Mã câu hỏi: 14477

Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

  • A. đới nóng
  • B. đới cận nhiệt
  • C. đới ôn hòa
  • D. đới lạnh
Câu 7
Mã câu hỏi: 14478

Khí hậu có ảnh hưởng đến động vật và thực vật như thế nào?

  • A. Đông vật bị ảnh hưởng của khí hậu nhiều hơn thực vật
  • B. Đông vật bị ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật
  • C. Động vật và thực vật chịu ảnh hưởng của khí hậu như nhau
  • D. Tùy loài động vật và thực vật khác nhau
Câu 8
Mã câu hỏi: 14479

Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra:

  • A. thành phần hữu cơ trong đất
  • B. thành phần khoáng trong đất
  • C. thành phần độ phì của đất
  • D. thành phần dinh dưỡng cho đất
Câu 9
Mã câu hỏi: 14480

Dòng biển nóng là dòng nào?

  • A. Dòng biển Pê-ru
  • B. Dòng biển Gơn-xtrim
  • C. Dòng biển Ca-li-phóc-ni-a
  • D. Dòng biển Ben-ghê-la
Câu 10
Mã câu hỏi: 14481

Nơi dòng chảy của hai hay nhiều hơn các con sông gặp nhau gọi là gì?

  • A. Chi lưu
  • B.  Phụ lưu
  • C. Hợp lưu
  • D. Chế độ dòng chảy
Câu 11
Mã câu hỏi: 14482

Các con sông có nhiệm vụ thoát nước cho sông chính gọi là:

  • A. Chi lưu
  • B. Phụ lưu
  • C. Hợp lưu
  • D. Chế độ dòng chảy
Câu 12
Mã câu hỏi: 14483

Đới khí hậu nào có các mùa trong năm thể hiện rất rõ?

  • A. Đới nóng
  • B. Đới lạnh
  • C. Đới ôn hòa
  • D. Đới cận nhiệt
Câu 13
Mã câu hỏi: 14484

Gió thổi thường xuyên ở vùng ôn đới là:

  • A. Gió mùa đông Bắc
  • B. Gió Đông Cực
  • C. Gió Tây ôn đới
  • D. Gió mùa đông Nam
Câu 14
Mã câu hỏi: 14485

Đới nóng là đới nằm giữa:

  • A. chí tuyến và vòng cực.
  • B. hai chí tuyến Bắc - Nam.
  • C. hai vòng cực.
  • D. Cực và cận cực
Câu 15
Mã câu hỏi: 14486

Nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió:

  • A. Gió đất – biển
  • B.  Gió Đông Bắc
  • C. Gió Tây Nam
  • D.  Gió mùa
Câu 16
Mã câu hỏi: 14487

Hồ do hình thành từ khúc uốn sông ở nước ta là:

  • A. Hồ Tây     
  • B. Hồ Trị An
  • C. Hồ Gươm      
  • D. Hồ Tơ Nưng
Câu 17
Mã câu hỏi: 14488

Nước biển và đại dương có những vận động nào?

  • A. Sóng, thủy triều và dòng biển
  • B. Sóng thần, dòng hải lưu
  • C. Các dòng biển nóng và lạnh
  • D. Triều cường, triều kém và sóng
Câu 18
Mã câu hỏi: 14489

Một số cây công nghiệp lâu năm tiêu biểu ở nước ta là:

  • A. Cà phê, cao su, chè
  • B. Táo, nho, cà phê
  • C. Thông, tùng, chè
  • D. Chà là, dừa, cà phê
Câu 19
Mã câu hỏi: 14490

Mỏ nội sinh gồm có các mỏ:

  • A. Đồng
  • B.  Than đá
  • C. Đá vôi
  • D. Apatit
Câu 20
Mã câu hỏi: 14491

Loại khoáng sản nào dùng làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất?

  • A. Kim loại.
  • B. Vật liệu xây dựng.
  • C.  Phi kim loại.
  • D. Năng lượng.
Câu 21
Mã câu hỏi: 14492

Các khối khí được đặt tên dựa vào yếu tố nào?

  • A. Khí áp và độ ẩm của khối khí.
  • B. Vị trí hình thành và bề mặt tiếp xúc.
  • C. Nhiệt độ của khối khí.
  • D. Độ cao của khối khí.
Câu 22
Mã câu hỏi: 14493

Các hiện tượng khí tượng như: mây, mưa, sấm, chớp... hầu hết xảy ra ở:

  • A. tầng đối lưu.
  • B. tầng bình lưu.
  • C. tầng nhiệt.
  • D. tầng cao của khí quyển.
Câu 23
Mã câu hỏi: 14494

Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?

  • A. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là giống nhau.
  • B. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau.
  • C.  Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.
  • D. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.
Câu 24
Mã câu hỏi: 14495

Thời tiết là gì?

  • A. Là hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi.
  • B. Là hiện tượng khí tượng xảy ra khắp mọi nơi và không thay đổi.
  • C. Là hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian dài ở một nơi.
  • D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 25
Mã câu hỏi: 14496

Trên Trái Đất có bao nhiêu đới ôn hòa?

  • A. 3
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 4
Câu 26
Mã câu hỏi: 14497

Đới nóng (hay nhiệt đới) nằm giữa:

  • A. hai vòng cực.
  • B. 66°33 B và 66°33 N.
  • C. chí tuyến và vòng cực.
  • D. hai chí tuyến.
Câu 27
Mã câu hỏi: 14498

Nguồn chính nào cung cấp hơi nước cho khí quyển?

  • A.  biển và đại dương.
  • B.  sông ngòi.
  • C. ao, hồ.
  • D. sinh vật.
Câu 28
Mã câu hỏi: 14499

Trên Trái Đất có bao nhiêu đới ôn lạnh?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 29
Mã câu hỏi: 14500

Lượng hơi nước chứa được càng nhiều, khi nhiệt độ không khí:

  • A.  càng thấp.
  • B. càng cao.
  • C. trung bình.
  • D. Bằng 0°
Câu 30
Mã câu hỏi: 14501

Trên Trái Đất có bao nhiêu đới nóng?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ