Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK2 môn Địa lí 11 năm 2021 - Trường THPT Ngô Gia Tự

15/04/2022 - Lượt xem: 26
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 131901

Ngành công nghiệp nào được coi là ngành kinh tế mũi nhọn của Liên Bang Nga, hàng năm mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn?

  • A. Khai thác dầu khí
  • B. Khai thác than
  • C. Điện lực
  • D. Luyện kim
Câu 2
Mã câu hỏi: 131902

Từ lâu, Liên Bang Nga đã được coi là cường quốc về?

  • A. Công nghiệp luyện kim
  • B. Công nghiệp vũ trụ
  • C. Công nghiệp chế tạo máy
  • D. Công nghiệp dệt
Câu 3
Mã câu hỏi: 131903

Đảo nào sau đây có diện tích tự nhiên lớn nhất ở Nhật Bản?

  • A. Hôcaiđô
  • B. Hônsu
  • C. Kiuxiu
  • D. Xicôcư
Câu 4
Mã câu hỏi: 131904

Sản phẩm nào sau đây không phải là sản phẩm nhập khẩu của Nhật Bản?

  • A. Sản phẩm nông nghiệp
  • B. Năng lượng: than, dầu mỏ, khí tự nhiên
  • C. Nguyên liệu công nghiệp
  • D. Sản phẩm công nghiệp chế biến
Câu 5
Mã câu hỏi: 131905

Đặc điểm dân số Nhật Bản là gì?

  • A. Đông dân, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao
  • B. Đông dân, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp
  • C. Dân số trung bình, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao
  • D. Dân sô trung bình, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp
Câu 6
Mã câu hỏi: 131906

Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên Nhật Bản có xu hướng như thế nào?

  • A. Thấp và ngày càng giảm
  • B. Thấp nhưng ngày càng tăng
  • C. Thấp và giữ ở mức ổn định
  • D. Cao và ngày càng giảm
Câu 7
Mã câu hỏi: 131907

Nền công nghiệp Trung Quốc đã có những chuyển đổi nào sau đây?

  • A. Nền kinh tế thị trường sang nền kinh tế chỉ huy
  • B. Nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường
  • C. Từ sản xuất hàng chất lượng kém sang hàng chất lượng cao
  • D. Từ sản xuất hàng chất lượng cao sang hàng chất lượng kém
Câu 8
Mã câu hỏi: 131908

Đặc điểm lớn của địa hình Trung Quốc như thế nào?

  • A. Thấp dần từ Bắc xuống Nam
  • B. Thấp dần từ Tây sang Đông
  • C. Cao dần từ Bắc xuống Nam
  • D. Cao dần từ Tây sang Đông
Câu 9
Mã câu hỏi: 131909

Lãnh thổ LB Nga có các vùng kinh tế quan trọng nào dưới đây?

  • A. Vùng Phía đông, phía bắc, phía tây, phía nam
  • B. Vùng Trung Ương, trung tâm đất đen, U-ran, Viễn Đông
  • C. Vùng biển, vùng đồng bằng, trung du, miền núi
  • D. Vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, miền Trung, phía Nam
Câu 10
Mã câu hỏi: 131910

Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm dân cư Nhật Bản?

  • A. Nhật Bản là nước đông dân, tính tới 06/2017 dân số Nhật Bản đứng thứ 11 thế giới
  • B. Phần nhỏ dân cư của Nhật Bản sinh sống ở các thành phố ven biển
  • C. Người lao động cần cù, làm việc tích cực, có ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm rất cao
  • D. Người Nhật rất chú trọng đầu tư cho giáo dục, y tế và giao thông công cộng
Câu 11
Mã câu hỏi: 131911

Tác động nào sau đây là không đúng với xu hướng già hóa dân số tới sự phát triển kinh tế- xã hội Nhật Bản?

  • A. Tạo sức ép lớn lên quỹ phúc lợi xã hội
  • B. Nguồn lao động bổ sung dồi dào
  • C. Tuổi thọ trung bình của dân số tăng
  • D. Nguồn tích lũy cho tái đầu tư sản xuất giảm
Câu 12
Mã câu hỏi: 131912

Đặc điểm nổi bật của sông ngòi Nhật Bản là gì?

  • A. Ngắn, dốc
  • B. Lưu vực sông rộng lớn
  • C. Lưu lượng nước nhỏ
  • D. Sông đều chảy ra biển
Câu 13
Mã câu hỏi: 131913

Đường bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh thuận lợi cho Nhật Bản phát triển ngành:

  • A. du lịch sinh thái biển
  • B. giao thông vận tải biển
  • C. khai thác khoáng sản biển
  • D. nuôi trồng hải sản
Câu 14
Mã câu hỏi: 131914

Dân cư Trung Quốc tập trung đông nhất ở vùng nào?

  • A. Ven biển và thượng lưu các con sông lớn
  • B. Ven biển và hạ lưu các con sông lớn
  • C. Ven biển và dọc theo con đường tơ lụa
  • D. Phía Tây bắc của miền Đông
Câu 15
Mã câu hỏi: 131915

Trung Quốc có nhiều kiểu khí hậu không phải là do đâu?

  • A. Vị trí địa lí
  • B. Quy mô lãnh thổ lớn
  • C. Sự phân hóa địa hình đa dạng
  • D. Nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến
Câu 16
Mã câu hỏi: 131916

Nghành công nghiệp trụ cột trong chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc là gì?

  • A. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất máy bay, xây dựng
  • B. Chế tạo máy, điện tử, dệt may, sản xuất ô tô, xây dựng
  • C. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng
  • D. Chế tạo máy, chế biến gỗ, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng
Câu 17
Mã câu hỏi: 131917

Vùng kinh tế giàu tài nguyên, công nghiệp phát triển nhưng nông nghiệp còn hạn chế của LB Nga là:

  • A. vùng Trung ương
  • B. vùng Trung tâm đất đen
  • C. vùng Uran
  • D. vùng Viễn Đông
Câu 18
Mã câu hỏi: 131918

Vùng kinh tế quan trọng để nền kinh tế Liên bang Nga hội nhập vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương là:

  • A. vùng Trung ương
  • B. vùng Trung tâm đất đen
  • C. vùng U-ran
  • D. vùng Viễn Đông
Câu 19
Mã câu hỏi: 131919

Ngành công nghiệp chiếm 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản là:

  • A. công nghiệp chế tạo
  • B. sản xuất điện tử
  • C. dệt may- da giày
  • D. chế biến thực phẩm
Câu 20
Mã câu hỏi: 131920

Ngành dệt ở Nhật Bản được khởi nguồn từ thế kỉ bao nhiêu?

  • A. Thế kỉ XVII
  • B. Thế kỉ XVIII
  • C. Thế kỉ XIX
  • D. Thế kỉ XX.
Câu 21
Mã câu hỏi: 131921

Các hải cảng lớn của Nhật Bản có tên là gì?

  • A. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca
  • B. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Xen-đai
  • C. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Ha-chi-nô-hê
  • D. Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tô-ki-ô, Mu-rô-ran
Câu 22
Mã câu hỏi: 131922

Nông sản nào sau đây của Trung Quốc có sản lượng đứng hàng đầu trên thế giới?

  • A. Lạc và mía
  • B. Bông và thịt bò
  • C. Bông và thịt lợn
  • D. Thịt cừu và mía
Câu 23
Mã câu hỏi: 131923

Quan hệ hợp tác Việt – Trung hợp tác trên phương châm nào?

  • A. Sơn thủy, tương liên, lí tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan
  • B. Láng giềng đoàn kết, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai
  • C. Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai
  • D. Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt
Câu 24
Mã câu hỏi: 131924

Các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc sống tập trung chủ yếu ở:

  • A. Hải đảo và vùng núi
  • B. Vùng núi và biên giới
  • C. Sơn nguyên Tây Tạng
  • D. Biên giới và hải đảo
Câu 25
Mã câu hỏi: 131925

Nhận xét không chính xác về ngành giao thông vận tải của LB Nga?

  • A. Có hệ thống giao thông vận tải tương đối phát triển với đủ các loại hình
  • B. Đường ô tô đóng vai trò quan trọng trong phát triển vùng đông Xi bia
  • C. Có thủ đô Mátcơva nổi tiếng thế giới về hệ thống đường xe điện ngầm
  • D. Gần đây nhiều hệ thống đường giao thông được nâng cấp, mở rộng
Câu 26
Mã câu hỏi: 131926

Vùng kinh tế lâu đời và phát triển nhất của Liên Bang Nga có tên là gì?

  • A. vùng Trung ương
  • B. vùng Trung tâm đất đen
  • C. vùng U-ran
  • D. vùng Viễn Đông
Câu 27
Mã câu hỏi: 131927

Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm?

  • A. Thiên tai khắc nghiệt: động đất, nủi lửa,…
  • B. Biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng
  • C. Chuyển sang trồng các loại cây khác
  • D. Phát triển nông nghiệp quảng canh
Câu 28
Mã câu hỏi: 131928

Sản phẩm nào không phải là sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản?

  • A. Tàu biển
  • B. Ô tô
  • C. Rôbôt
  • D. Xe gắn máy
Câu 29
Mã câu hỏi: 131929

Nhật Bản đứng thứ bao nhiêu thế giới về vi mạch và chất bán dẫn?

  • A. Thứ nhất
  • B. Thứ hai
  • C. Thứ ba
  • D. Thứ tư
Câu 30
Mã câu hỏi: 131930

Biên giới của Trung Quốc với các nước chủ yếu có địa hình như thế nào?

  • A. núi cao, hoang mạc
  • B. sơn nguyên, rừng
  • C. núi cao, sơn nguyên
  • D. rừng, đồng cỏ
Câu 31
Mã câu hỏi: 131931

Sự đa dạng của tự nhiên Trung Quốc được thể hiện qua đặc điểm nào?

  • A. sự đa dạng của địa hình và khí hậu
  • B. sự đa dạng của sinh vật và khoáng sản
  • C. sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây
  • D. sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam
Câu 32
Mã câu hỏi: 131932

Hướng nghiêng chính của địa hình Trung Quốc là gì?

  • A. Tây- Đông
  • B. Bắc- Nam
  • C. Đông- Tây
  • D. Nam- Bắc
Câu 33
Mã câu hỏi: 131933

Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của Nhật Bản?

  • A. Nhật Bản nằm ở phía đông của Thái Bình Dương
  • B. Nhật Bản nằm ở vành đai động đất và núi lửa trên thế giới
  • C. Nhật Bản nằm ở khu vực ngoại chí tuyến
  • D. Nhật bản nằm ở vị trí dễ dàng giao lưu với các nước bằng đường biển
Câu 34
Mã câu hỏi: 131934

Các vật nuôi chính của Nhật Bản được nuôi theo hình thức chủ yếu nào?

  • A. Hộ gia đình
  • B. Trang trại
  • C. Du mục
  • D. Quảng canh
Câu 35
Mã câu hỏi: 131935

Biển Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú là chủ yếu do đâu?

  • A. Có nhiều bão, sóng thần
  • B. Nằm ở vùng vĩ độ cao nên có nhiệt độ cao
  • C. Có diện tích rộng nhất
  • D. Có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau
Câu 36
Mã câu hỏi: 131936

Trên lãnh thổ Nhật Bản hiện có bao nhiêu núi lửa đang hoạt động?

  • A. Hơn 60 núi lửa
  • B. Hơn 70 núi lửa
  • C. Hơn 80 núi lửa
  • D. Hơn 90 núi lửa
Câu 37
Mã câu hỏi: 131937

Ý nào sau đây không đúng với tình hình dân cư của Nhật Bản?

  • A. Nhật Bản là nước đông dân, phần lớn tập trung ở các thành phố ven biển
  • B. Nhật Bản là nước đông dân nên tốc độ gia tăng dân số hàng năm cao
  • C. Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn
  • D. Tốc độ gia tăng dân số hàng năm thấp và đang giảm dần
Câu 38
Mã câu hỏi: 131938

Lãnh thổ Trung Quốc giáp với bao nhiêu nước?

  • A. 12 nước
  • B. 13 nước
  • C. 14 nước
  • D. 15 nước
Câu 39
Mã câu hỏi: 131939

Đâu không phải là những thuận lợi của đặc điểm tự nhiên miền Đông Trung Quốc?

  • A. Tập trung nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn
  • B. Đất phù sa màu mỡ, giàu tài nguyên khoáng sản
  • C. Những cơn mưa mùa hạ gây lụt lội ở đồng bằng
  • D. Đường bờ biển dài, vị trí địa lí thuận lợi
Câu 40
Mã câu hỏi: 131940

Sản lượng nông nghiệp của Trung Quốc tăng chủ yếu là do đâu?

  • A. Nhu cầu lớn của đất nước có số dân đông nhất thế giới
  • B. Có nhiều chính sách, biện pháp cải cách trong nông nghiệp
  • C. Diện tích đất canh tác đứng đầu thế giới
  • D. Thu hút được nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ