Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK1 môn Toán Đại 10 năm 2020 Trường THPT Trần Văn Giàu

15/04/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (30 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 81192

Trong các câu sau, có bao nhiêu câu là mệnh đề? Có bao nhiêu mệnh đề đúng?

(I) Hải Phòng có phải là một thành phố trực thuộc Trung ương không?

(II) Hai vectơ có độ dài bằng nhau thì bằng nhau.

(III) Một tháng có tối đa 5 ngày chủ nhật.

(IV) 2019 là một số nguyên tố.

(V) Đồ thị của hàm số y = ax2 (a ≠ 0) là một đường parabol.

(VI) Phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0(a ≠ 0) có nhiều nhất là 2 nghiệm.

  • A. Có 5 mệnh đề; 2 mệnh đề đúng
  • B. Có 5 mệnh đề; 3 mệnh đề đúng
  • C. Có 5 mệnh đề; 4 mệnh đề đúng
  • D. Có 6 mệnh đề; 3 mệnh đề đúng
Câu 2
Mã câu hỏi: 81193

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào có mệnh đề đảo đúng?

  • A. Nếu hai số a, b cùng chia hết cho c thì a + b chia hết cho c.
  • B. Nếu một số nguyên chia hết cho 6 thì nó chia hết cho 2 và 3.
  • C. Nếu hai số x, y thỏa mãn x + y > 0 thì có ít nhất một trong hai số x, y dương.
  • D. Phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) có a, c trái dấu thì có hai nghiệm phân biệt.
Câu 3
Mã câu hỏi: 81194

Cho mệnh đề: "Với mọi số nguyên n không chia hết cho 3, n2 - 1 chia hết cho 3". Mệnh đề phủ định của mệnh đề trên là mệnh đề nào dưới đây?

  • A. "Tồn tại số nguyên n không chia hết cho 3, n2 - 1 không chia hết cho 3";
  • B. "Tồn tại số nguyên n không chia hết cho 3, n2 - 1 chia hết cho 3";
  • C. "Tồn tại số nguyên n chia hết cho 3, n- 1 chia hết cho 3";
  • D. "Tồn tại số nguyên n chia hết cho 3, n2 - 1 không chia hết cho 3".
Câu 4
Mã câu hỏi: 81195

Cho các tập hợp A = [-2; +∞), B = [2; 5), C = [0; 5). Tập hợp A ∩ B ∩ C là tập nào dưới đây?

  • A. (-2; 5)
  • B. (2; 3)
  • C.  [2; 3)
  • D. (1; +∞)
Câu 5
Mã câu hỏi: 81196

Cho A = {x ∈ R: |x| ≥ 2}. Phần bù của A trong tập số thực R là tập nào sau đây?

  • A. [-2; 2]
  • B. (-2; 2)
  • C. (-∞; -2) ∪ (2; +∞)
  • D. (-∞; -2] ∪ [2; +∞)
Câu 6
Mã câu hỏi: 81197

Cho số thực m > 0. Điều kiện cần và đủ để hai tập hợp \(\left( { - \infty ;\frac{1}{m}} \right)\) và \(\left( {4m; + \infty } \right)\) có giao khác rỗng là gì?

  • A. \(0 < m \leqslant \frac{1}{2}\)
  • B. \(0 < m < \frac{1}{2}\)
  • C. \(0 < m < \frac{1}{4}\)
  • D. \(0 < m \leqslant \frac{1}{4}\)
Câu 7
Mã câu hỏi: 81198

Tập hợp \(A = \left\{ {\frac{1}{3};\frac{1}{8};\frac{1}{{15}};\frac{1}{{24}};\frac{1}{{35}}} \right\}\) bằng tập hợp nào dưới đây?

  • A. \(\left\{ {\frac{1}{{n\left( {n + 1} \right)}}|n \in N,1 \leqslant n \leqslant 5} \right\}\)
  • B. \(\left\{ {\frac{1}{{2n + 1}}|n \in N,1 \leqslant n \leqslant 5} \right\}\)
  • C. \(\left\{ {\frac{1}{{n\left( {n + 2} \right)}}|n \in N,1 \leqslant n \leqslant 5} \right\}\)
  • D. \(\left\{ {\frac{1}{{{n^2} + 2}}|n \in N,1 \leqslant n \leqslant 5} \right\}\)
Câu 8
Mã câu hỏi: 81199

Trong một cuộc điều tra dân số, người ta báo cáo số dân của tỉnh A là ā = 1718462 ± 150 người. Số quy tròn của số a = 1 718 462 bằng bao nhiêu?

  • A. 1 718 000
  • B. 1 718 400
  • C.  1 718 500
  • D. 1 719 000
Câu 9
Mã câu hỏi: 81200

Giả sử biết số đúng là 3,254. Sai số tuyệt đối khi quy tròn số này đến hàng phần trăm bằng bao nhiêu?

  • A. 0,04
  • B. 0,004
  • C. 0,006
  • D. 0,014
Câu 10
Mã câu hỏi: 81201

Cho tập hợp A = {m; n; p; q}. Tập hợp A có bao nhiêu tập con?

  • A. 15
  • B. 16
  • C. 17
  • D. 18
Câu 11
Mã câu hỏi: 81202

Có bao nhiêu tập hợp X thỏa mãn điều kiện {c; d; e} ⊂ X ⊂ {a; b; c; d; e; f}?

  • A. 11
  • B. 10
  • C. 9
  • D. 8
Câu 12
Mã câu hỏi: 81203

Cho mệnh đề chứa biến P(x): "x ∈ R: x + 8 ≤ x2". Mệnh đề nào dưới đây là đúng?

  • A. P(-2)
  • B. P(0)
  • C. P(3)
  • D.  P(5)
Câu 13
Mã câu hỏi: 81204

Cho A = {a, b, c}. Cách viết nào sau đây là sai?

  • A. ∅ ⊂ A
  • B. b ⊂ A
  • C. c ∈ A
  • D. {a; c} ⊂ A
Câu 14
Mã câu hỏi: 81205

Gọi T là tập hợp các học sinh của lớp 10A; N là tập hợp các học sinh nam và G là tập hợp các học sinh nữ của lớp 10A. Xét các mệnh đề sau:

(I) N ∪ G = T

(II) N ∪ T = G

(III) N ∩ G = ∅

(IV) T ∩ G = N

(V) T \ N = G

(VI) N \ G = N .

Trong các mệnh đề trên, có bao nhiêu mệnh đề đúng?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
Câu 15
Mã câu hỏi: 81206

Cho hai tập hợp A = [a; a + 2], B = (-∞; -1) ∪ (1; +∞).

Tìm tập hợp các giá trị của tham số a để A ⊂ B.

  • A. (-∞; -3) ∪ (1; +∞)
  • B. (-∞; -1) ∪ (1; +∞)
  • C. [-3; 1]
  • D. (-3, 1)
Câu 16
Mã câu hỏi: 81207

Tìm tập xác định của hàm số \(y = \dfrac{{3x - 1}}{{x - 2}} + 4\sqrt {2 - x}\).

  • A. \(\left( { - \infty ;2} \right)\)
  • B. \(\left( { - \infty ;2} \right]\)
  • C. \(\left[ {2; + \infty } \right)\)
  • D. \(\left( {2; + \infty } \right)\)
Câu 17
Mã câu hỏi: 81208

Xét tính chẵn, lẻ của hai hàm số f(x) = -|x| và g(x) = |x + 1| - |x - 1|.

  • A.  f(x) là hàm số chẵn, g(x) là hàm số chẵn;
  • B. f(x) là hàm số lẻ, g(x) là hàm số chẵn;
  • C. f(x) là hàm số lẻ, g(x) là hàm số lẻ;
  • D. f(x) là hàm số chẵn, g(x) là hàm số lẻ.
Câu 18
Mã câu hỏi: 81209

Xét tính đồng biến và nghịch biến của hàm số y = f(x) = -x2 + 4x - 2 trên các khoảng (-∞; 2) và (2; +∞) .

  • A.  f(x) đồng biến trên khoảng (-∞; 2) và nghịch biến trên khoảng (2; +∞);
  • B. f(x) đồng biến trên cả hai khoảng (-∞; 2) và (2; +∞);
  • C. f(x) nghịch biến trên khoảng (-∞; 2) và đồng biến trên khoảng (2; +∞);
  • D.  f(x) nghịch biến trên cả hai khoảng (-∞ 2) và (2; +∞).
Câu 19
Mã câu hỏi: 81210

Cho hàm số \(y = f(x) = \left\{ \begin{gathered} 3x \hfill \\ {x^2} + 2 \hfill \\ \end{gathered} \right.\begin{array}{*{20}{c}} {,x < 0} \\ {,x \geqslant 0} \end{array}\). Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. f(-1) = 3
  • B. f(-2) = -6
  • C. f(2) = 6
  • D. f(0) = 0
Câu 20
Mã câu hỏi: 81211

Trong các điểm M(-1; 5); N(1; 4); P(2; 0); Q(3; 1), điểm nào thuộc đồ thị hàm số y = x2 - 2x + 5?

  • A. Điểm M
  • B. Điểm N
  • C. Điểm P
  • D. Điểm Q
Câu 21
Mã câu hỏi: 81212

 Đường thẳng y = 2x – 4 cắt hai trục Ox, Oy lần lượt tại A và B. Tính diện tích tam giác OAB.

  • A. 2
  • B. 4
  • C. 6
  • D. 8
Câu 22
Mã câu hỏi: 81213

Cho hai đường thẳng y = 2x + 6 và y = -x + m + 2. Khi đó, giá trị nào của tham số m để hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm trên trục tung là?

  • A. m = 4
  • B. m = 3
  • C. m = 2
  • D. m = 1
Câu 23
Mã câu hỏi: 81214

Cho ba đường thẳng (d1): y = 2x - 3; (d2): y = -x + 3 ; (d3): y = -2x + 1. Lập phương trình đường thẳng d4 song song với d1 và ba đường thẳng d2, d3, d4 đồng quy.

  • A. y = 2x - 7 
  • B. y = 2x + 9
  • C. y = -2x + 9
  • D. y = -x + 9
Câu 24
Mã câu hỏi: 81215

Parabol y = x2 + x + c cắt đường phân giác của góc phần tư thứ nhất tại điểm có hoành độ x = 1. Khi đó c bằng bao nhiêu?

  • A. 0.5
  • B. -2
  • C. 2
  • D. -1
Câu 25
Mã câu hỏi: 81216

Đường thẳng nào trong các đường thẳng sau đây song song với đường thẳng y = -2x?

  • A. y + 2x -1 = 0
  • B. y = 2x - 1
  • C. y - 4x +1 =0
  • D. y = 2x
Câu 26
Mã câu hỏi: 81217

Phương trình của đường thẳng đi qua hai điểm A(-3; 4) và B(4; -3) là phương trình nào dưới đây?

  • A. y = -x
  • B. y = -x + 1
  • C. y = x + 7
  • D. y = -x - 7
Câu 27
Mã câu hỏi: 81218

Parabol nào sau đây có đỉnh trùng với đỉnh của parabol (P): y = x2 + 4x?

  • A. y = 2x2 + 8x
  • B. y = -x2 + 4x +1
  • C. y = x2 + 4x + 1
  • D. y = 2x2 + 8x + 4
Câu 28
Mã câu hỏi: 81219

Gọi (P) là đồ thị hàm số y = ax2 + c. Để đỉnh của (P) có tọa độ (0; -3) và một trong hai giao điểm của (P) với trục hoành là điểm có hoành độ bằng -5 thì giá trị của a và c phải bằng bao nhiêu?

  • A. \(a = \frac{3}{{25}}\), c = 3
  • B. \(a =- \frac{3}{{25}}\); c = -3
  • C. \(a = -\frac{3}{{25}}\), c = 3
  • D. \(a = \frac{3}{{25}}\), c = -3
Câu 29
Mã câu hỏi: 81220

Đồ thị hàm số y = |x2 - 4| cắt đường thẳng y = 2 tại mấy điểm?

  • A. một điểm
  • B. hai điểm
  • C. ba điểm
  • D. bốn điểm
Câu 30
Mã câu hỏi: 81221

Parabol có đỉnh I(0; -1) và đi qua điểm M(2; 3) có phương trình là phương trình nào sau đây?

  • A. y = x2 - 4x - 1  
  • B. y = (x - 1)2 + 2
  • C. y = (x + 1)2 - 1
  • D. y = x2 - 1

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ