Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK1 môn Sinh 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Lê Xoay

15/04/2022 - Lượt xem: 26
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 97222

Vai trò của nước là gì?

  • A. Giữ nhiệt độ trong cơ thể ổn định
  • B. Là môi trường của các phản ứng hóa sinh
  • C. Làm mặt tế bào căng mịn
  • D. A và B đúng
Câu 2
Mã câu hỏi: 97223

Thiếu một lượng nhỏ Iốt chúng ta có thể bị mắc bệnh gì?

  • A. Da vàng
  • B. Bướu cổ
  • C. Giảm thị lực
  • D. Còi xương
Câu 3
Mã câu hỏi: 97224

Thiếu máu do thiếu nguyên tố Fe (sắt) thường dẫn đến triệu chứng gì?

  • A. Chóng mặt, mệt mỏi
  • B. Da chuyển sang màu trắng
  • C. Tóc chuyển sang màu bạc
  • D. Mắt đỏ, giảm thị lực
Câu 4
Mã câu hỏi: 97225

Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào?

  • A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sóng của cơ thể
  • B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng
  • C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào
  • D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên
Câu 5
Mã câu hỏi: 97226

Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là?

  • A. Liên kết cộng hóa trị
  • B. Liên kết hidro
  • C. Liên kết peptit
  • D. Liên kết photphodieste
Câu 6
Mã câu hỏi: 97227

Liên kết hóa học giữa các phân tử nước là gì?

  • A. Liên kết cộng hóa trị
  • B. Liên kết hidro
  • C. Liên kết ion
  • D. Liên kết photphodieste
Câu 7
Mã câu hỏi: 97228

Cho các ý sau:

(1) Các nguyên tố trong tế bào tồn tại dưới 2 dạng: anion và cation.

(2) Cacbon là các nguyên tố đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ.

(3) Có 2 loại nguyên tố: nguyến tố đại lượng và nguyên tố vi lượng.

(4) Các nguyên tố chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học.

(5) Có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống.

Trong các ý trên, có mấy ý đúng về nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
Câu 8
Mã câu hỏi: 97229

Cho các nhận định sau:

(1) Glicogen là chất dự trữ trong cơ thể động vật và nấm

(2) Tinh bột là chất dự trữ trong cây

(3) Glicogen do nhiều phân tử glucozo liên kết với nhau dưới dạng mạch thẳng

(4) Tinh bột do nhiều phân tử glucozo liên kết với nhau dưới dạng phân nhánh và không phân nhánh

(5) Glicogen và tinh bột đều được tạo ra bằng phản ứng trùng ngưng và loại nước

Trong các nhận định trên có mấy nhận định đúng?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
Câu 9
Mã câu hỏi: 97230

Loại đường nào sau đây không phải là đường 6 cacbon?

  • A. Glucozo
  • B. Fructozo
  • C. Galactozo
  • D. Đêôxiribozo
Câu 10
Mã câu hỏi: 97231

Saccarozo là loại đường có trong loại thực phẩm nào?

  • A. Cây mía
  • B. Sữa động vật
  • C. Mạch nha
  • D. Tinh bột
Câu 11
Mã câu hỏi: 97232

Cacbohidrat không có chức năng nào sau đây?

  • A. Nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể
  • B. Cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể
  • C. Vật liệu cấu trúc xây dựng tế bào và cơ thể
  • D. Điều hòa sinh trưởng cho tế bào và cơ thể
Câu 12
Mã câu hỏi: 97233

Cho các nhận định sau:

(1) Tinh bột là chất dự trữ trong cây

(2) Glicogen là chất dự trữ trong cơ thể động vật và nấm

(3) Glucozo là nguyên liệu chủ yếu cho hô hấp tế bào

(4) Pentozo tham gia vào cấu tạo của AND và ARN

(5) Xenlulozo tham gia cấu tạo màng tế bào

Trong các nhận định trên có mấy nhận định đúng với vai trò của cacbohidrat trong tế bào và cơ thể?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
Câu 13
Mã câu hỏi: 97234

Lipit không có đặc điểm nào?

  • A. Cấu trúc đa phân
  • B. Không tan trong nước
  • C. Được cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O
  • D. Cung cấp năng lượng cho tế bào
Câu 14
Mã câu hỏi: 97235

Cho các ý sau:

(1) Dự trữ năng lượng trong tế bào

(2) Tham gia cấu trúc màng sinh chất

(3) Tham gia vào cấu trúc của hoocmon

(4) Tham gia vào chức năng vận động của tế bào

(5) Xúc tác cho các phản ứng sinh học

Trong các ý trên có mấy ý đúng với vai trò của lipit trong tế bào và cơ thể?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
Câu 15
Mã câu hỏi: 97236

Tính đa dạng của phân tử protein được quy định bởi yếu tố nào?

  • A. Số lượng, thành phần, trình tự các axit amin trong phân tử protein
  • B. Nhóm amin của các axit amin trong phân tử protein
  • C. Số lượng liên kết peptit trong phân tử protein
  • D. Số chuỗi pôlipeptit trong phân tử protein
Câu 16
Mã câu hỏi: 97237

Protein bị biến tính chỉ cần bậc cấu trúc nào sau đây bị phá vỡ?

  • A. Cấu trúc bậc 1 của protein
  • B. Cấu trúc bậc 2 của protein
  • C. Cấu trúc bậc 4 của protein
  • D. Cấu trúc không gian ba chiều của protein
Câu 17
Mã câu hỏi: 97238

Cho các hiện tượng sau:

(1) Lòng trắng trứng đông lại sau khi luộc

(2) Thịt cua vón cục và nổi lên từng mảng khi đun nước lọc cua

(3) Sợi tóc duỗi thẳng khi được ép mỏng

(4) Sữa tươi để lâu ngày bị vón cục

Có mấy hiện tưởng thể hiện sự biến tính của protein?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 18
Mã câu hỏi: 97239

Protein không có chức năng nào sau đây?

  • A. Cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng tế bào
  • B. Cấu trúc nên enzim, hoocmon, kháng thể
  • C. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền
  • D. Thực hiện việc vận chuyển các chất, co cơ, thu nhận thông tin
Câu 19
Mã câu hỏi: 97240

Chất nào sau đây được cấu tạo từ các axit amin?

  • A. Colesteron - tham gia cấu tạo nên màng sinh học
  • B. Pentozo - tham gia cấu tạo nên axit nucleic trong nhân tế bào
  • C. Ơstrogen - hoocmon do buồng trứng ở nữ giới tiết ra
  • D. Insulin - hoocmon do tuyến tụy ở người tiết ra
Câu 20
Mã câu hỏi: 97241

Trong các bậc cấu trúc của protein sau đây, bậc nào có cấu trúc khác với các bậc còn lại về số lượng chuỗi polipeptit?

  • A. Bậc 1
  • B. Bậc 2
  • C. Bậc 3
  • D. Bậc 4
Câu 21
Mã câu hỏi: 97242

Ở cấu trúc không gian bậc 2 của protein được giữ vững vì sao?

  • A. Liên kết glicozit
  • B. Liên kết ion
  • C. Liên kết peptit
  • D. Liên kết hidro
Câu 22
Mã câu hỏi: 97243

Một gen ở sinh vật nhân chuẩn có khối lượng 900.000 đ.v.C chiều dài của gen sẽ là bao nhiêu (Tính theo A0)?

  • A. 5100
  • B. 10200
  • C. 5096,6
  • D. 10196
Câu 23
Mã câu hỏi: 97244

Một gen có chiều dài L, đâu là công thức thể hiện liên hệ giữa chiều dài gen và tổng số nuclêôtit của gen?

  • A. L = N × 2
  • B. L=N/3,4 × 2
  • C. L = N × 3,4 × 2
  • D. L=N/2× 3,4
Câu 24
Mã câu hỏi: 97245

Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = T = 600 và G = X = 300. Tổng số liên kết hiđrô của gen này là gì?

  • A. 1500
  • B. 2100
  • C. 1200
  • D. 1800
Câu 25
Mã câu hỏi: 97246

Một gen có số nuclêôtit N, đâu là công thức thể hiện tính khối lượng trung bình của gen từ tổng số nuclêôtit của gen là bao nhiêu?

  • A. N = M × 300
  • B. M = N/2 × 300
  • C. M = N × 300
  • D. M = N/300
Câu 26
Mã câu hỏi: 97247

Một gen có chiều dài 5100 Å có tổng số nuclêôtit là bao nhiêu?

  • A. 3000
  • B. 3600
  • C. 2400
  • D. 4200
Câu 27
Mã câu hỏi: 97248

Khi nhuôm màu bằng phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn gram âm có màu gì?

  • A. Màu vàng
  • B. Màu đỏ
  • C. Màu hồng
  • D. Màu tím
Câu 28
Mã câu hỏi: 97249

Yếu tố nào sau đây không phải là thành phần chính của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?

  • A. Màng sinh chất
  • B. Nhân tế bào/vùng nhân
  • C. Tế bào chất
  • D. Riboxom
Câu 29
Mã câu hỏi: 97250

Ở một số loài vi khuẩn còn có các cấu trúc tiên mao và nhung mao. Vậy tiên mao có chức năng gì?

  • A. Bảo vệ cơ thể vi khuẩn
  • B. Giúp vi khuẩn di chuyển
  • C. Giúp bám vào bề mặt của tế bào vật chủ
  • D. Tìm kiếm thức ăn
Câu 30
Mã câu hỏi: 97251

Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là gì?

  • A. Giúp vi khuẩn di chuyển
  • B. Tham gia vào quá trình nhân bào
  • C. Duy trì hình dạng của tế bào
  • D. Trao đổi chất với môi trường
Câu 31
Mã câu hỏi: 97252

Tế bào vi khuẩn có các hạt riboxom làm nhiệm vụ gì?

  • A. Bảo vệ cho tế bào
  • B. Chứa chất dự trữ cho tế bào
  • C. Tham gia vào quá trình phân bào
  • D. Tổng hợp protein cho tế bào
Câu 32
Mã câu hỏi: 97253

Lưới nội chất hạt trong tế bào nhân thực có chức năng nào sau đây?

  • A. Bao gói các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào
  • B. Tổng hợp protein tiết ra ngoài và protein cấu tạo nên màng tế bào
  • C. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit
  • D. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể
Câu 33
Mã câu hỏi: 97254

Mạng lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây?

  • A. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit
  • B. Chuyển hóa đường trong tế bào
  • C. Phân hủy các chất độc hại trong tế bào
  • D. Sinh tổng hợp protein
Câu 34
Mã câu hỏi: 97255

Bào quản riboxom không có đặc điểm gì?

  • A. Làm nhiệm vụ tổng hợp protein
  • B. Được cấu tạo bởi hai thành phần chính là rARN và protein
  • C. Có cấu tạo gồm một tiểu phần lớn và một tiểu phần bé
  • D. Được bao bọc bởi màng kép phôtpholipit
Câu 35
Mã câu hỏi: 97256

Trên màng nhân có rất nhiều các lỗ nhỏ, chúng được gọi là “lỗ nhân”. Đâu là phát biểu sai về lỗ nhân?

  • A. Lỗ nhân có kích thước nhỏ từ 50 – 80nm
  • B. Lỗ nhân chỉ được hình thành khi lớp màng nhân trong và lớp màng nhân ngoài áp sát với nhau theo quy tắc “đồng khớp”
  • C. Protein và ARN là 2 phân tử được cho phép ra vào tại lỗ nhân
  • D. Protein là phân tử chỉ đi ra, không thể đi vào còn ARN là phân tử chỉ đi vào, không thể đi ra
Câu 36
Mã câu hỏi: 97257

Tế bào nào sau đây có lưới nội chất trơn phát triển?

  • A. Tế bào biểu bì
  • B. Tế bào gan
  • C. Tế bào hồng cầu
  • D. Tế bào cơ
Câu 37
Mã câu hỏi: 97258

Cho các nhận định sau về việc vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào sai?

  • A. CO2 và O2 khuếch tán vào trong tế bào qua lớp kép photpholipit
  • B. Các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào nhờ kênh protein đặc biệt là “aquaporin”
  • C. Các ion Na+, Ca+ vào trong tế bào bằng cách biến dạng của màng sinh chất
  • D. Glucozo khuếch tán vào trong tế bào nhờ kênh protein xuyên màng
Câu 38
Mã câu hỏi: 97259

Hiện tượng thẩm thấu là gì?

  • A. Sự khuếch tán của các chất qua màng
  • B. Sự khuếch tán của các ion qua màng
  • C. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng
  • D. Sự khuếch tán của chất tan qua màng
Câu 39
Mã câu hỏi: 97260

Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan như thế nào?

  • A. Cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào
  • B. Bằng nồng độ chất tan trong tế bào
  • C. Thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào
  • D. Luôn ổn định
Câu 40
Mã câu hỏi: 97261

Trong cấu trúc của màng sinh chất, loại protein giữ chức năng nào dưới đây chiếm số lượng nhiều nhất?

  • A. Cấu tạo
  • B. Kháng thể
  • C. Dự trữ
  • D. Vận chuyển

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ