Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2021-2022 - KNTT - Trường THCS Trần Hưng Đạo

15/04/2022 - Lượt xem: 23
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 6658

Khu vực nào sau đây có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm trong một năm?

  • A. Vòng cực.
  • B. Chí tuyến.
  • C. Xích đạo.
  • D. Cực.
Câu 2
Mã câu hỏi: 6659

Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục không tạo ra hiện tượng nào dưới đây?

  • A. Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác.
  • B. Hiện tượng mùa trong năm.
  • C. Ngày đêm nối tiếp nhau.
  • D. Sự lệch hướng chuyển động.
Câu 3
Mã câu hỏi: 6660

Lược đồ trí nhớ của hai người về một địa điểm có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Khác nhau hoàn toàn.
  • B. Giống nhau hoàn toàn.
  • C. Khó xác định được.
  • D. Không so sánh được.
Câu 4
Mã câu hỏi: 6661

Chúng ta có thể xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ nhờ đâu?

  • A. vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu.
  • B. đặc điểm phương hướng các đối tượng địa lí trên bản đồ.
  • C. số lượng các đối tượng địa lí được sắp xếp trên bản đồ.
  • D. mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Câu 5
Mã câu hỏi: 6662

Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu nào?

  • A. Hình học.
  • B. Điểm.
  • C. Diện tích.
  • D. Đường.
Câu 6
Mã câu hỏi: 6663

Người ta chia bản đồ ra làm hai nhóm nào sau đây?

  • A. Bản đồ địa lí chung và bản đồ địa lí chuyên đề.
  • B. Bản đồ địa lí thế giới và bản đồ địa lí các khu vực.
  • C. Bản đồ địa lí giáo khoa và tập bản đồ Atlat địa lí.
  • D. Bản đồ địa lí chuyên đề và bản đồ địa lí Việt Nam.
Câu 7
Mã câu hỏi: 6664

Thiết bị học địa lí nào sau đây thuộc thiết bị điện tử?

  • A. Bản đồ.
  • B. Biểu đồ.
  • C. Tranh, ảnh.
  • D. GPS.
Câu 8
Mã câu hỏi: 6665

Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nào?

  • A. Nhà Hạ.
  • B. Nhà Thương.
  • C. Nhà Chu.
  • D. Nhà Tần.
Câu 9
Mã câu hỏi: 6666

Một điểm Y nằm trên kinh tuyến 1000 thuộc nửa cầu Đông và vĩ tuyến 100 ở phía trên đường xích đạo, cách viết toạ độ của điểm đó là gì?

  • A. 1000B và 100T.
  • B. 100N và 1000Đ.
  • C. 1000T và 100N.
  • D. 100B và 1000Đ.
Câu 10
Mã câu hỏi: 6667

Con sông có tác động đến sự hình thành nền văn minh Ai Cập là con sông nào?

  • A. sông Ti-grơ. 
  • B. sông Hằng.
  • C. Trường Giang.
  • D. sông Nin.
Câu 11
Mã câu hỏi: 6668

Xã hội nguyên thuỷ tan rã là do nguyên nhân gì?

  • A. tư hữu xuất hiện.
  • B. xã hội chưa phân hoá giàu nghèo.
  • C. con người có mối quan hệ bình đẳng.
  • D. công cụ lao động bằng đá được sử dụng phổ biến.
Câu 12
Mã câu hỏi: 6669

Công cụ lao động bằng kim loại đã giúp con người thời nguyên thuỷ ..............

  • A. thu hẹp diện tích đất canh tác để làm nhà ở.
  • B. sống quây quần gắn bó với nhau.
  • C. chống lại các cuộc xung đột từ bên ngoài.
  • D. tăng năng suất lao động, tạo ra sản phẩm dư thừa.
Câu 13
Mã câu hỏi: 6670

Công cụ lao động của Người tối cổ chủ yếu được chế tác từ gì?

  • A. đá.
  • B. sắt.
  • C. chì.
  • D. đồng thau. 
Câu 14
Mã câu hỏi: 6671

Xã hội nguyên thuỷ đã trải qua những giai đoạn phát triển nào?

  • A. Bầy người nguyên thuỷ, công xã thị tộc, bộ lạc.
  • B. Bầy người nguyên thuỷ, Người tinh khôn.
  • C. Bầy người nguyên thuỷ, Người tối cổ.
  • D. Bầy người nguyên thuỷ, công xã thị tộc.
Câu 15
Mã câu hỏi: 6672

Người tinh khôn xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

  • A. Khoảng 60 vạn năm trước.
  • B. Khoảng 15 vạn năm trước.
  • C. Khoảng 4 vạn năm trước.
  • D. Khoảng 10 vạn năm trước.
Câu 16
Mã câu hỏi: 6673

Một thiên niên kỉ tương ứng với bao nhiêu năm?

  • A. 10 năm.
  • B. 100 năm.
  • C. 1000 năm.
  • D. 10000 năm.
Câu 17
Mã câu hỏi: 6674

Những tấm Bia ghi tên Tiến sĩ thời xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) thuộc loại tư liệu nào dưới đây?

  • A. tư liệu truyền miệng.
  • B. tư liệu chữ viết và truyền miệng.
  • C. tư liệu hiện vật.
  • D. tư liệu hiện vật và chữ viết.
Câu 18
Mã câu hỏi: 6675

Chúng ta có thể xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ là nhờ đâu?

  • A. vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu.
  • B. đặc điểm phương hướng các đối tượng địa lí trên bản đồ.
  • C. số lượng các đối tượng địa lí được sắp xếp trên bản đồ.
  • D. mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Câu 19
Mã câu hỏi: 6676

Phân môn Lịch sử mà chúng ta được học là môn học tìm hiểu về nội dung nào?

  • A. lịch sử thay đổi của Trái Đất dưới sự tác động của con người.
  • B. quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người.
  • C. tất cả những gì đã và đaang xảy ra trong quá khứ và hiện tại.
  • D. những chuyện cổ tích, truyền thuyết... do người xưa kể lại.
Câu 20
Mã câu hỏi: 6677

Tư liệu gốc là gì?

  • A. những câu truyện được truyền lại từ đời này sang đời khác.
  • B. những lời mô tả về các hiện vật của người xưa được lưu truyền lại.
  • C. tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện lịch sử.
  • D. những câu ca dao, dân ca có nội dung phản ánh về hiện thức lịch sử.
Câu 21
Mã câu hỏi: 6678

Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn thuộc loại hình tư liệu nào dưới đây?

  • A. Tư liệu chữ viết.
  • B. Tư liệu truyền miệng.
  • C. Tư liệu chữ viết và truyền miệng.
  • D. Tư liệu hiện vật.
Câu 22
Mã câu hỏi: 6679

Phát minh quan trọng nhất của Người tối cổ là gì?

  • A. chế tác công cụ lao động.
  • B. tạo ra cung tên.
  • C. tạo ra đồ gốm.
  • D. chế tác đồ gỗ, đồ gốm.
Câu 23
Mã câu hỏi: 6680

Việc phát hiện ra công cụ và đồ trang sức trong các mộ táng đã chứng tỏ điều gì về đời sống tinh thần của người nguyên thủy?

  • A. Công cụ lao động và đồ trang sức làm ra ngày càng nhiều.
  • B. Quan niệm về đời sống tín ngưỡng xuất hiện.
  • C. Đã có sự phân chia tài sản giữa các thành viên trong gia đình.
  • D. Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thuỷ đã có sự phát triển.
Câu 24
Mã câu hỏi: 6681

Con người đã biết chế tác công cụ lao động theo thứ tự nào?

  • A. đá => đồng đỏ => đồng thau => sắt.
  • B. đá => đồng thau => đồng đỏ => sắt.
  • C. sắt => đồng đỏ => đồng thau => đá.
  • D. đồng thau => đồng đỏ => đá => sắt. 
Câu 25
Mã câu hỏi: 6682

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những chuyển biến trong đời sống kinh tế - xã hội của người ở Việt Nam vào cuối thời nguyên thủy?

  • A. Địa bàn cư trú của con người được mở rộng.
  • B. Con người sống định cư lâu dài ven các con sông lớn.
  • C. Xã hội có sự phân hóa giàu – nghèo.
  • D. Công cụ lao động bằng đá được sử dụng phổ biến.
Câu 26
Mã câu hỏi: 6683

Người Ai Cập đã phát triển hệ đếm lấy số nào làm cơ sở?

  • A. Số 10.
  • B. Số 20.
  • C. Số 30.
  • D. Số 40.
Câu 27
Mã câu hỏi: 6684

Bộ luật thành văn quan trọng của người Lưỡng Hà là gì?

  • A. bộ luật La Mã.
  • B. bộ luật 12 bảng.
  • C. bộ luật Ha-mu-ra-bi.
  • D. bộ luật Ha-la-kha.
Câu 28
Mã câu hỏi: 6685

Ở Trung Quốc (thời cổ đại đến thế kỉ VII), người đứng đầu nhà nước được gọi là gì?

  • A. En-xi.
  • B. Hoàng đế.
  • C. Pha-ra-ông.
  • D. Đấng tối cao.
Câu 29
Mã câu hỏi: 6686

Kinh độ của một điểm bất kì được tính bằng độ và là ..........

  • A. khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó cho tới cực Bắc.
  • B. khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó cho tới cực Nam.
  • C. khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó cho tới kinh tuyến gốc.
  • D. khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó cho tới vĩ tuyến gốc.
Câu 30
Mã câu hỏi: 6687

Có bản đồ không thể hiện các đường kinh tuyến và vĩ tuyến thì chúng ta dựa vào hướng nào sau đây?

  • A. Hướng Nam.
  • B. Hướng Bắc.
  • C. Hướng Đông.
  • D. Hướng Tây.
Câu 31
Mã câu hỏi: 6688

Bản đồ nào thể hiện các đối tượng địa lí có độ chi tiết cao, có độ chính xác và đầy đủ nhất?

  • A. bản đồ có tỉ lệ 1: 50.000.
  • B. bản đồ có tỉ lệ 1: 150.000.
  • C. bản đồ có tỉ lệ 1: 250.000.
  • D. bản đồ có tỉ lệ 1: 5.000.000.
Câu 32
Mã câu hỏi: 6689

Kí hiệu đường thể hiện điều gì?

  • A. cảng biển.
  • B. ngọn núi.
  • C. ranh giới.
  • D. sân bay.
Câu 33
Mã câu hỏi: 6690

Lược đồ trí nhớ có vai trò thế nào đối với con người?

  • A. Xác định đường đi, cải thiện trí nhớ.
  • B. Tìm đường đi, xác định thời gian đi.
  • C. Công cụ hỗ trợ đường đi, xác định hướng.
  • D. Định hướng không gian, tìm đường đi.
Câu 34
Mã câu hỏi: 6691

Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể là hệ quả của chuyển động nào sau đây?

  • A. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
  • B. Chuyển động xung quanh các hành tinh của Trái Đất.
  • C. Sự chuyển động tịnh tiến của Trái Đất.
  • D. Chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
Câu 35
Mã câu hỏi: 6692

Vào ngày 22/6 có độ dài ngày đêm ở Nam Mĩ có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Ngày - đêm bằng nhau.
  • B. Ngày dài - đêm ngắn.
  • C. Ngày ngắn - đêm dài.
  • D. Ngày dài suốt 24 giờ.
Câu 36
Mã câu hỏi: 6693

Dạng địa hình nào sau đây được hình thành do quá trình ngoại lực?

  • A. Hang động caxtơ.
  • B. Các đỉnh núi cao.
  • C. Núi lửa, động đất.
  • D. Vực thẳm, hẻm vực.
Câu 37
Mã câu hỏi: 6694

Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Hai lực giống nhau và tác động đồng thời nhau.
  • B. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau.
  • C. Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau.
  • D. Hai lực giống nhau, không tác động đồng thời nhau.
Câu 38
Mã câu hỏi: 6695

Vận động kiến tạo không có biểu hiện nào sau đây?

  • A. Nâng lên, hạ xuống.
  • B. Uốn nét, đứt gãy.
  • C. Động đất, núi lửa.
  • D. Mài mòn, bồi tụ.
Câu 39
Mã câu hỏi: 6696

Quốc gia Đông Nam Á nào sau đây chịu ảnh hưởng nhiều nhất của động đất và núi lửa?

  • A. Thái Lan.
  • B. Mianma.
  • C. Indonexia.
  • D. Việt Nam.
Câu 40
Mã câu hỏi: 6697

Mô hình thu nhỏ của Trái Đất được gọi là gì?

  • A. bản đồ.
  • B. lược đồ.
  • C. quả Địa Cầu.
  • D. quả Đất.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ