Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi giữa HK1 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2021-2022 - CD - Trường THCS Nguyễn Văn Thăng

15/04/2022 - Lượt xem: 20
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 6938

Cung đình Huế được xếp vào loại hình tư liệu nào?

  • A. Tư liệu truyền miệng 
  • B. Tư liệu chữ viết
  • C. Tư liệu hiện vật
  • D. Không được coi là tư liệu lịch sử
Câu 2
Mã câu hỏi: 6939

Truyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh” thuộc loại tư liệu gì? 

  • A. Tư liệu hiện vật 
  • B. Truyền thuyết
  • C. Các lời mô tả của nhân chứng lịch sử
  • D. Ca dao, dân ca
Câu 3
Mã câu hỏi: 6940

Lịch sử loài người mà chúng ta nghiên cứu, học tập có nội dung gì?

  • A.  Là quá khứ của loài người
  • B. Là toàn bộ hoạt động của loài người từ khi xuất hiện đến nay
  • C.  Là những gì đã xảy ra và đang xảy ra của loài người
  • D. Là những gì xảy ra và sẽ xảy ra của loài người
Câu 4
Mã câu hỏi: 6941

Cho sự kiện sau:

- Bính Thìn- Thuận Thiên năm thứ 7 (1016): nhà Tống phong cho vua Lý Thái Tổ làm Nam Bình Vương

Hãy tính khoảng cách thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của các sự kiện trên so với năm nay (2018).

  • A. 1002 năm, 10 thế kỉ.
  • B. 1003 năm, 11 thế kỉ.
  • C. 1001 năm, 10 thế kỉ.
  • D. 1003 năm, 10 thế kỉ.
Câu 5
Mã câu hỏi: 6942

Các dân tộc trên thế giới có mấy cách làm lịch chính?

  • A. một cách
  • B. hai cách
  • C. ba cách
  • D. bốn cách
Câu 6
Mã câu hỏi: 6943

Tính chất nổi bật của quan hệ trong thị tộc cụ thể được cho là?

  • A. phụ thuộc vào thiên nhiên.
  • B. sống theo bầy đàn.
  • C. tính cộng đồng cao.
  • D. hưởng thụ bằng nhau.
Câu 7
Mã câu hỏi: 6944

Tổ chức xã hội đầu tiên của xã hội loài người cụ thể được cho là gì?

  • A. Công xã
  • B. Bầy người
  • C. Thị tộc và bộ lạc
  • D. Cộng đồng
Câu 8
Mã câu hỏi: 6945

Hãy sắp xếp các dữ liệu cụ thể sau theo trình tự thời gian xuất hiện đúng nhất:

1) Trồng trọt và chăn nuôi 

2) Sản phẩm dư thừa 

3) Đồ đồng 

4) Đồ sắt 

5) Gia đình phụ hệ 

6) Tư hữu 

7) Xã hội cổ đại

  • A. 1,2,3,4,5,6,7.
  • B. 1,3,4,2,6,5,7.
  • C. 1,3,5,4,2,6,7.
  • D. 1,3,4,5,2,6,7.
Câu 9
Mã câu hỏi: 6946

Trong xã hội nguyên thủy, sự công bằng và bình đẳng là “nguyên tắc vàng” nhưng con người không muốn xã hội đó tồn tại vĩnh viễn cụ thể được cho là do?

  • A. đại đồng trong văn minh.
  • B. đại đồng nhưng mông muội.
  • C. không kích thích con người vươn lên trong cuộc sống.
  • D. không giải phóng được sức lao động của con người.
Câu 10
Mã câu hỏi: 6947

Ý nào sau đây cụ thể được cho đã không phản ánh đúng sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy khi tư hữu xuất hiện?

  • A. Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.
  • B. Gia đình phụ hệ xuất hiện thay thế cho gia đình mẫu hệ.
  • C. Xã hội phân hóa kẻ giàu – người nghèo.
  • D. Xã hội phân chia thành 2 giai cấp: thống trị và bị trị.
Câu 11
Mã câu hỏi: 6948

Ý nào sau đây cụ thể được cho không phải là nguyên nhân của sự “chung lưng đấu cật”, hợp tác lao động và hưởng thụ lao động bằng nhau trong xã hội nguyên thủy?

  • A. Do của cải làm ra chỉ đủ ăn, chưa dư thừa.
  • B. Do công cụ lao động quá thô sơ.
  • C. Do sử dụng chung tư liệu sản xuất.
  • D. Do quan hệ huyết tộc.
Câu 12
Mã câu hỏi: 6949

Lý do chính nào sau đây cụ thể được cho đã khiến con người thời nguyên thủy phải hợp tác với nhau trong lao động?

  • A. Quan hệ huyết thống đã gắn bó các thành viên trong cuộc sống thường ngày cũng như trong lao động.
  • B. Yêu cầu công việc và trình độ lao động.
  • C. Đời sống còn thấp kém nên phải “chung lưng đấu cật” để kiếm sống.
  • D. Tất cả mọi người đều được hưởng thụ bằng nhau.
Câu 13
Mã câu hỏi: 6950

Đọc đoạn tư liệu sau về nội dung trong luật Hammurabi (Lưỡng Hà): 

“Nếu ai lười biếng không chịu củng cố đập chắn nước trên đồng ruộng của mình và vì thế cái đập không được vững chắc, trong đập phát sinh lỗ hổng và nước làm ngập lụt ruộng đất đã cày cấy của công xã, thì người có cái đập có lỗ hổng đó phải bồi thường số hoa màu bị thiệt hại”. 

Hãy cho biết đoạn tư liệu trên cụ thể được cho là đang nói lên điều gì?

  • A. Vấn đề lĩnh canh ruộng đất.
  • B. Vấn đề bảo vệ công trình thủy lợi.
  • C. Vấn đề trồng vườn.
  • D. Vấn đề bồi thường thiệt hại trong sản xuất.
Câu 14
Mã câu hỏi: 6951

Đọc đoạn tư liệu sau về nội dung trong luật Hammurabi (Lưỡng Hà):

“Trẫm, một vị vua quang minh và ngoan đạo, phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ kẻ gian ác, không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu, làm cho Trẫm giống như thần Samat, soi đến dân đen, tỏa ánh sáng khắp mặt đất” 

Hãy cho biết đoạn tư liệu trên cụ thể được cho là đang nói lên điều gì?

  • A. Nhà nước hình thành để cai quản xã hội theo luật pháp.
  • B. Nhà nước hình thành trên cơ sở nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi.
  • C. Nhà nước do vua đứng đầu và có toàn quyền.
  • D. Nhà vua cai trị đất nước theo luật pháp tiến bộ.
Câu 15
Mã câu hỏi: 6952

Điểm hạn chế trong chữ viết của người phương Đông cụ thể được cho là

  • A. Chữ có quá nhiều hình, nét, kí hiệu nên khả năng phổ biến bị hạn chế.
  • B. Chất liệu để viết chữ rất khó tìm.
  • C. Các kí hiệu, hình nét không ổn định mà luôn thay đổi.
  • D. Chỉ để biên soạn các bộ kinh, không có khả năng ứng dụng trong thực tế.
Câu 16
Mã câu hỏi: 6953

Đối tượng nào sau đây cụ thể được cho không thuộc giai cấp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông?

  • A. Quý tộc, quan lại.
  • B. Tăng lữ.
  • C.  Chủ ruộng đất.
  • D. Thương nhân
Câu 17
Mã câu hỏi: 6954

Vì sao nông nghiệp cụ thể được cho lại phát triển sớm nhất và có hiệu quả nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông?

  • A. Nhờ làm thủy lợi tốt.
  • B. Nhờ sử dụng công cụ bằng sắt sớm.
  • C. Nhờ nhân dân cần cù lao động.
  • D. Nhờ các dòng sông mang phù sa bồi đắp.
Câu 18
Mã câu hỏi: 6955

Tại sao các công trình kiến trúc ở các quốc gia cổ đại Phương Đông cụ thể được cho là thường đồ sộ?

  • A. Thể hiện sức mạnh của đất nước
  • B. Thể hiện sức mạnh của thần thánh
  • C. Thể hiện sức mạnh và uy quyền của nhà vua
  • D. Thể hiện tình đoàn kết dân tộc
Câu 19
Mã câu hỏi: 6956

Những hiểu biết về Toán học của cư dân phương Đông cổ đại cụ thể được cho là có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Để lại nhiều kinh nghiệm quý, chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở thời kì sau.
  • B. Tác động tích cực đến các lĩnh vực văn học, chính trị, kiến trúc và nghệ thuật.
  • C. Là tiền đề quan trọng cho các ngành khoa học cơ bản cho đến thời kì hiện đại.
  • D. Thể hiện sự sáng tạo và nâng cao mức sống cho con người.
Câu 20
Mã câu hỏi: 6957

Nguồn gốc của những người nô lệ trong xã hội cổ đại phương Đông cụ thể được cho xuất thân từ đâu?

  • A. Tù binh chiến tranh, nông dân nghèo không trả được nợ.
  • B. Nông dân nghèo trả được nợ.
  • C. Người buôn bán từ các nước khác đến.
  • D. Những người vay nợ.
Câu 21
Mã câu hỏi: 6958

Kí hiệu bản đồ có bao nhiêu loại?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 22
Mã câu hỏi: 6959

Cho biết kí hiệu diện tích dùng để thể hiện?

  • A. Ranh giới của một tỉnh
  • B. Lãnh thổ của một nước
  • C. Các sân bay, bến cảng
  • D. Các mỏ khoáng sản
Câu 23
Mã câu hỏi: 6960

Theo em đặc điểm nào sau đây không phải của đường đồng mức?

  • A. Các đường đồng mức không song song nhưng cũng không cắt nhau.
  • B. Các điểm nằm trên cùng một đường đồng mức thì có độ cùng độ cao.
  • C. Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc.
  • D. Các đường đồng mức kề nhau thường có độ cao bằng nhau.
Câu 24
Mã câu hỏi: 6961

Theo em đặc điểm nào sau đây không phải của đường đồng mức?

  • A. Các đường đồng mức không song song nhưng cũng không cắt nhau.
  • B. Các điểm nằm trên cùng một đường đồng mức thì có độ cùng độ cao.
  • C. Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc.
  • D. Các đường đồng mức kề nhau thường có độ cao bằng nhau.
Câu 25
Mã câu hỏi: 6962

Theo em để nắm được đầy đủ ý nghĩa của các kí hiệu sử dụng trên bản đồ, trước hết cần phải

  • A. đọc tên bản đồ.
  • B. đọc tỉ lệ bản đồ.
  • C. đọc bảng chú giải.
  • D. đọc tên các địa danh trên bản đồ.
Câu 26
Mã câu hỏi: 6963

Em hãy cho biết khi biểu hiện các vùng trồng trọt và chăn nuôi thường dùng loại ký hiệu:

  • A. Tượng hình
  • B. Hình học
  • C. Diện tích
  • D. Điểm
Câu 27
Mã câu hỏi: 6964

 Đầu trên kinh tuyến chỉ hướng nào?

  • A. Bắc
  • B. Đông
  • C. Nam
  • D. Tây
Câu 28
Mã câu hỏi: 6965

Hướng nằm giữa hướng bắc và hướng đông là hướng?

  • A. đông nam.
  • B. tây nam.
  • C. đông.
  • D. đông bắc.
Câu 29
Mã câu hỏi: 6966

Em hãy cho biết vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc quả địa cầu) được xác định:

  • A. Theo đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc.
  • B. Là chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua nó.
  • C. Theo phương hướng trên bản đồ.
  • D. Theo hướng mũi tên trên bản đồ.
Câu 30
Mã câu hỏi: 6967

Em hãy cho biết theo quy ước đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng nào?

  • A. Tây
  • B. Đông
  • C. Nam
  • D. Bắc
Câu 31
Mã câu hỏi: 6968

Em hãy cho biết nước ta nằm ở khu vực giờ số mấy?

  • A. Khu vực giờ thứ 7.
  • B. Khu vực giờ thứ 8.
  • C. Khu vực giờ thứ 9.
  • D. Khu vực giờ thứ 12.
Câu 32
Mã câu hỏi: 6969

Em hãy cho biết đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) làm thành 1 góc:

  • A. 66o33’
  • B. 33o66’
  • C. 23o27’
  • D. 27o23’
Câu 33
Mã câu hỏi: 6970

Nếu múi giờ số 10 đang là 20 giờ ngày 17 – 5 thì cùng lúc đó Việt Nam (múi giờ số 7) đang là mấy giờ, ngày bao nhiêu?

  • A. 17 giờ ngày 16 – 5
  • B. 17 giờ ngày 17 - 5
  • C. 19 giờ ngày 16 - 5
  • D. 19 giờ ngày 17 – 5
Câu 34
Mã câu hỏi: 6971

Theo em ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Côriôlít, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành

  • A. gió Đông Nam (hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam).
  • B. gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam).
  • C. gió Đông Bắc (hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc).
  • D. gió Tây Bắc (hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc).
Câu 35
Mã câu hỏi: 6972

Theo em do tác động của lực Côriôlit nên bán cầu Bắc các vật chuyển động từ cực về xích đạo sẽ bị lệch hướng nào dưới đây?

  • A. Về phía bên phải theo hướng chuyển động.
  • B. Về phía bên trái theo hướng chuyển động.
  • C. Về phía bên trên theo hướng chuyển động.
  • D. Về phía bên dưới theo hướng chuyển động.
Câu 36
Mã câu hỏi: 6973

Em hãy cho biết vào ngày nào trong năm ở cả hai nửa cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?

  • A. Ngày 22 tháng 6 và ngày 22 tháng 12.
  • B. Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9.
  • C. Ngày 22 tháng 3 và ngày 22 tháng 9.
  • D. Ngày 21 tháng 6 và ngày 23 tháng 12.
Câu 37
Mã câu hỏi: 6974

Theo em tại sao trong khoảng thời gian từ 21 – 3 đến 23 – 9 ở bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm?

  • A. Bán cầu Bắc là mùa xuân và mùa hạ.
  • B. Vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời giảm đi.
  • C. Bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời.
  • D. Bán cầu Bắc chếch xa Mặt Trời.
Câu 38
Mã câu hỏi: 6975

Do Trái Đất hình khối cầu nên:

  • A. hiện tượng mùa lần lượt xảy ra theo thứ tự: xuân, hạ, thu, đông ở tất cả các địa điểm.
  • B. một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm.
  • C. một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là đêm và một nửa không được chiếu sáng là ngày.
  • D. tất cả các địa điểm trên Trái Đất đều nhận được lựng nhiệt và ánh sáng như nhau.
Câu 39
Mã câu hỏi: 6976

Theo em trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả

  • A. Sự luân phiên ngày đêm.
  • B. Giờ trên Trái Đất.
  • C. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
  • D. Đường chuyển ngày quốc tế.
Câu 40
Mã câu hỏi: 6977

Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về Hệ Mặt Trời?

  • A. Mặt Trời có thể tự phát sáng.
  • B. Trái Đất là hành tinh có sự sống.
  • C. Mặt Trăng là hành tinh của Trái Đất.
  • D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ